Hôm nay,  

Bs Trần Xuân Ninh & Đồng Hương Nsw Hội Thảo Hiện Tình Đất Nước (phần 3)

10/07/200600:00:00(Xem: 1319)

LTS của Saigon Times Úc Châu: Trong 2 số báo trước, SGT đã tường thuật nguyên văn phần tâm tình của BS Trần Xuân Ninh và phần đầu của buổi thảo luận giữa chủ tọa đoàn và cử tọa, trong buổi Hội Thảo Hiện Tình Đất Nước tại Sydney vào chiều Chủ Nhật, 18 tháng 6 vừa qua. Trong số báo tuần này, SGT xin tường thuật tiếp phần cuối của buổi thảo luận, trong đó cử tọa và chủ tọa đoàn đã đồng thuận một số điểm vô cùng quan trọng: Thứ nhất, trước hiện tượng hàng loạt các nhà "đấu tranh dân chủ" xuất hiện trong nước, chúng ta không nên vội vã kính phục một cách hoàn toàn và máy móc những người gọi là "đấu tranh dân chủ", mà phải nhìn cho kỹ, cho tỉnh táo để không phí công, phí sức ủng hộ những người gọi là "đấu tranh" nhưng không thực sự đấu tranh. Thứ hai, chúng ta thừa nhận những người thực sự lên tiếng đấu tranh ở trong nước là những người can đảm. Nhưng sự can đảm của một người không có nghĩa việc làm của người đó đúng. Một người can đảm có thể rất can đảm, nhưng người đó có thể làm những việc không có lợi cho chính mình, không có lợi cho đại cuộc. Vì vậy, thận trọng, sáng suốt và tích cực đóng góp là điều vô cùng cần thiết, thay vì chỉ vội vã hoan hô, công kênh một cách thiếu suy nghĩ. Thứ ba, đối với việc tiếp cận và tuyên truyền tư tưởng dân chủ cho du sinh, vấn đề quan trọng cần được đặt ra là phải chọn lựa những người thực sự có khả năng, thực sự có lập trường chính trị minh bạch, để làm việc, và phải làm một cách bí mật. Bằng không, không những không làm được, mà còn bị du sinh lôi kéo. BS Trần Xuân Ninh cũng thừa nhận, trong suốt thời gian dài vừa qua, với những người chuyên môn, có khả năng đấu tranh của VNCTCMĐ, tham gia việc tiếp cận du sinh, nhưng số du sinh thực sự có thể ảnh hưởng được, chỉ  đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt, BS TXN cũng khẳng định, việc tiếp cận du sinh một cách bí mật thì gọi là "địch vận", và là việc nên làm; còn cái chuyện công khai kêu gọi đồng bào tiếp cận du sinh thì đó là Nghị Quyết 36 chúng ta cần cảnh giác và tránh xa. BS TXN cũng nhấn mạnh, cái xập xí xập ngầu là ở chỗ, có những kẻ núp dưới chiêu bài địch vận tuyên truyền tự do dân chủ cho du sinh, để kêu gọi toàn thể đồng bào ở đây quyên góp giúp đỡ du sinh, thực hiện Nghị Quyết 36 của CS. (…snip…)
Điểm quan trọng thứ tư, buổi thảo luận đã  minh bạch, khi nào CSVN còn tồn tại, thì làm từ thiện không thể nào cải tổ xã hội. Chỉ có đấu tranh cách mạng, mới giải quyết tận gốc rễ những vấn đề của xã hội VN. Và bất cứ ai bảo dùng từ thiện để đấu tranh, thì về một mặt nào đó, nó cũng chẳng khác gì lối thi hành Nghị Quyết 36 của CS. Điểm quan trọng thứ năm, mọi người cùng đồng thuận, muốn xét đoán đúng sai, tốt xấu của một tổ chức, không riêng gì tổ chức VNCTCMĐ, mà bất cứ tổ chức nào, nên nhìn vào những việc làm của tổ chức đó, trải qua thời gian dài. Điểm quan trọng thứ sáu, tất cả cử tọa và chủ tọa đoàn đều đồng ý, lập trường chính thống gồm hai bước theo trình tự thời gian của VNCTCMĐ, lật đổ chế độ CSVN trước, để rồi sau đó, mới canh tân Việt Nam, là hoàn toàn sáng suốt, phù hợp với hoàn cảnh VN cũng như hiện tình thế giới, trong giai đoạn hiện nay.Hiển nhiên, qua nội dung của buổi Hội Thảo, đặc biệt là qua phần thảo luận, ai ai cũng thừa nhận, trình độ dân trí, lập trường chính trị, quan điểm đấu tranh, và lý tưởng yêu nước, của người Việt hải ngoại nói chung, và tại NSW nói riêng, đều trưởng thành vững vàng. Sự trưởng thành vững vàng đó đã được thể  hiện qua những ý kiến sáng suốt, quan điểm minh bạch của mọi người, cũng như thái độ bao dung, tôn trọng những ý kiến dị biệt, cho dù không đồng ý. Hy vọng, qua bài tường thuật chi tiết đăng liên tục trong 3 số báo, quý độc giả có được những bằng chứng cụ thể, rõ ràng, và cơ hội quý báu để đánh giá đường lối chính thống của VNCTCMĐ một cách đúng đắn và chính xác hơn, trong bối cảnh đấu tranh giành tự do dân chủ cho VN hiện nay. Được như vậy là một đóng góp quan trọng cho tương lai VN; là niềm an ủi lớn lao cho anh linh của những anh hùng vị quốc vong thân, trong đó có Cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh; đồng thời cũng là niềm tự hào chung cho tất cả những ai đang theo đuổi lý tưởng trên con đường chính đạo. Sau đây, trân trọng kính mời quý độc giả theo dõi phần cuối của buổi Hội Thảo. (LTS của Việt Báo: Sau bài này, trong đó có nhiều điểm không đồng quan điểm với VB, Việt Báo sẽ không đăng tất cả những tranh cãi về sự chia rẽ của Việt Tân nữa, trừ phi khi nào được xét như cực kỳ cần thiết. Vì chia rẽ là chuyện thường tình ở bất kỳ đảng phái, hội đoàn nào tại hải ngoại. Và VB xem sự chia rẽ của Việt Tân cũng y hệt như trường hợp các đảng khác, hay các cộng đồng hải ngoại. VB hỗ trợ cho mọi người đang chiến đấu cho một VN tự do, dân chủ, đa nguyên và đa đảng. Không ai có quyền nói rằng mình độc quyền chân lý, và là người duy nhất ‘đúng hướng’. Do vậy, VB tôn trọng tất cả những người cùng ước mơ, và hoạt động cho quê hương đa nguyên đa đảng, bất kể người đó thuộc thành phần nào, hay quá khứ ra sao. VB thấy rằng cuộc tranh luận về Việt Tân bây giờ chỉ là chuyện nội bộ của 1 nhóm người, không còn ảnh hưởng gì tới cuộc chiến dân chủ nữa. Trân trọng chúc lành cho mọi người hoạt động dân chủ.)

*

Nữ cử tọa [không rõ tên]: Tôi là một người tỵ nạn. Hiện giờ chưa đứng trong tổ chức nào. Chỉ là một người tỵ nạn hội viên của cộng đồng người Việt tại Úc mà thôi. Dĩ nhiên, theo nhận xét của riêng tôi, tổ chức nào lo cho dân lo cho nước và đấu tranh thực sự cho tự do dân chủ của Việt Nam thì cá nhân chúng tôi sẵn sàng ủng hộ. Còn nói đến chuyện đảng VT bị chia rẽ, thì thực tế có chia rẽ. Nhưng tôi ví sự chia rẽ đó cũng giống như chúng ta là con trong một gia đình cha mẹ đã ly dị. Nghĩa là hai người [cha, mẹ] hai quan niệm khác nhau, nhưng ai thực sự lo cho mình thì mình hậu thuẫn. Vẫn biết là cả hai người, ai cũng nói là lo cho dân cho nước, nhưng qua thời gian, mình sẽ biết rõ ai thực sự làm như lời họ nói, và khi đó mình sẽ ủng hộ người đó. Thứ hai, câu hỏi của riêng cá nhân tôi, quý vị có việc làm nào cụ thể ủng hộ cho phong trào đòi hỏi tự do, dân chủ cho VN"

LS Hoàng Cơ Long: Xin cảm ơn người bạn trẻ đã đóng góp ý kiến rất chân tình, và chúng tôi sẽ cố gắng nghe theo những đóng góp đó. Như chiến hữu Trần Xuân Ninh đã trình bầy, trong suốt bao nhiêu năm nay, chúng tôi đã theo đuổi con đường đấu tranh. Và chúng tôi sẽ thủy chung đi theo mục tiêu đã vạch ra từ đầu. Và chúng tôi tin tưởng đó là con đường duy nhất, chấm dứt chế độ CS để mà canh tân đất nước. Điều thứ hai, nói về việc làm cụ thể hỗ trợ phong trào tự do dân chủ trong nước. Tôi xin thưa, trong tất cả các phong trào tự do dân chủ trong nước mà chúng ta đã nghe thấy, thì tôi trông thấy rõ, bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ do LM Nguyễn Văn Lý đưa ra, hiện có 4 người đại diện là LM Nguyễn Văn Lý, ông Hoàng Minh Chính, ông Đỗ Nam Hải và ông Trần Anh Thư. Mà số người tham gia, hiện giờ là 1400 người, toàn là người trong nước, và 4000 gia đình, cũng là ở trong nước. Bây giờ chúng ta cần làm gì" Theo tôi, đương nhiên, cái tinh thần trong sáng, cho đến bây giờ, của bản Tuyên Ngôn này, là chấm dứt chế độ CS, đòi hỏi tự do ngôn luận, đòi hỏi tự do lập đảng. Ở ngoài này, chúng ta đã có bản Tuyên Bố Yểm Trợ bản Tuyên Ngôn đó và chúng tôi đã ký bản Tuyên Bố đó. Sau khi bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ được công bố ngày 18 tháng 4 năm 2006, thì là ngày 23 tháng 4 năm 2006, Cha Lý và Cha Lợi đã ra một bản Tuyên Bố quyết liệt hơn, khẳng định nếu bạo quyền VC bắt bớ, khám xét, tờ báo Tự Do Ngôn Luận hay một trong số những người ký tên bản Tuyên Ngôn, hay cả những người về sau này sẽ ký, các Cha sẽ tuyệt thực cho đến chết. Thì ở ngoài này, chúng tôi cũng biết là chúng ta chỉ yểm trợ được thôi, cho nên chúng tôi cũng đã cùng một số vị thân hào nhân sĩ, như cụ Phan Vỹ, nguyên Chủ tịch CĐVN tại Washington DC, Maryland, Virginia; ông Đỗ Minh Đức, Chủ tịch CĐVN tại Boston và vùng phụ cận; cụ Nguyễn Kim Như, Hội Trưởng Hội Truyền Thống VN, là bào đệ của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền; và chúng tôi, [đã đồng ý] tin cho các Cha Lý, Cha Lợi, là khi các Cha đã không sợ hãi, quyết tâm tuyệt thực cho đến chết, thì chúng tôi cũng sẽ xin được tiếp tay cùng quý ngài, cùng tuyệt thực tại hải ngoại. Đó là điều chúng tôi có thể hỗ trợ được. Thì xin kính báo cùng quý vị như vậy.

BS TXN: Cảm ơn cô bạn trẻ đã nêu lên một ví dụ tương đối tình cảm, nhưng nó cũng phản ảnh một tinh thần là chúng ta cũng cần phải nhìn vào sự thực. Tức là cha mẹ đã ly dị, thì con cái phải nhìn xem ai là người thực sự lo cho mình. Đó là một ví dụ đơn giản về cái việc mà tôi đã nói, là quý vị phải nhìn vào hành động để quý vị xét đoán, và chẳng riêng gì tổ chức Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, mà quý vị cũng nên nhìn vào hành động của các tổ chức khác, các cộng đồng khác. Cái thứ hai về kế hoạch cụ thể thì LS Hoàng Cơ Long đã nói. Tôi chỉ xin thưa thế này. Muốn nói gì thì nói, bất cứ một tổ chức nào, bất cứ đoàn thể nào ở hải ngoại này, đều ở trong cái khung cảnh của cộng đồng. Và chúng tôi cũng đã bàn về những phương hướng sinh hoạt trong những ngày tháng sắp tới của đảng VNCTCMĐ ra sao. Chúng tôi sẽ hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong nhiều mặt sinh hoạt khác nhau của cộng đồng, qua những hành động cụ thể, và trong tinh thần, nếu chúng tôi thấy đúng, thì chúng tôi làm theo, chúng tôi sẽ hỗ trợ. Còn nếu đứng trước một sự kiện thời sự mà nó chưa có rõ ràng gì cả, thì chúng tôi sẽ đóng góp qua những trao đổi với cơ quan truyềnthông, các vị đại diện, lãnh đạo cộng đồng, để cùng nhau hoạt động dưới dạng cộng đồng. Tại vì, trong giai đoạn hiện nay, thì hình thái sinh hoạt cộng đồng dưới những dạng khác nhau là hình thái ưu việt nhất trong đấu tranh tại hải ngoại.

Ông Vũ Trọng Khải: Không ai trong chúng ta có thể chối cãi được, công cuộc đấu tranh chính trị nào cũng vậy, là phải tranh đoạt cho được quyền lực. Nếu không có quyền lực ở trong tay thì đừng nói đến việc gì khác, cho dù quý vị có những sách lược, đường lối xây dựng đất nước. Tất cả những sách lược, đường lối, lý thuyết để xây dựng đất nước, sẽ chỉ là một lý thuyết trên giấy mà thôi. Cho nên, chúng tôi rất đồng quan điểm với BS TXN là chúng ta phải giành cho được quyền lực từ tay đảng CSVN, trả quyền lực đó trở về với dân tộc VN. Nói như thế, lằn ranh đấu tranh trong cuộc chiến này là lằn ranh đã được xác định giữa dân tộc và đảng CSVN. Đây không phải cuộc đấu tranh riêng lẻ của bất kỳ một đoàn thể nào, hay bất kỳ cá nhân nào. Xong phần trình bầy của BS TXN cũng có những điểm, chúng tôi không thể đồng ý. BS TXN luôn luôn kêu gọi sự đoàn kết một cách khéo léo. BS TXN đã cho chúng ta thấy, phải đề cao cảnh giác, sự lặn sâu leo cao, của những thành phần nằm vùng, có thể vào phá đi những công trình đấu tranh của dân tộc. Kính thưa BS! Khi BS đề cập đến một số nhà đấu tranh dân chủ trong quốc nội, riêng cá nhân tôi, hết sức đem lòng kính trọng, từ những người trẻ, cho đến những người già. Vẫn biết, chúng ta phải cẩn thận [vì CS] có thể lặn sâu, leo cao. Tôi xin đơn cử thẳng mà không e ngại, như trường hợp của Trần Khuê. Trần Khuê cùng với một số người đã cố tình bôi nhọ 8406. Quan điểm của tôi nhìn vào Trần Khuê là lặn sâu, giấu cái tông tích cộng sản của mình, leo cho cao trong thời kỳ đấu tranh, để giờ phút này có những lời nói và hành động tác hại cho sự đoàn kết của công cuộc đấu tranh tại quốc nội. Tiếp theo đến phần phát biểu của BS TXN, ông đã cho chúng ta thấy, liên tục 3 nhân vật điển hình. Thứ nhất, anh Đỗ Nam Hải. Kế đến, anh Nguyễn Văn Đài. Ông Trần Mạnh Hảo thì chúng tôi không có ý kiến. Nhưng đến người cuối cùng, BS TXN cũng nêu lên rằng, LM Nguyễn Văn Lý, người có thành tích đấu tranh không ai trong chúng ta trối cãi được, sau khi ở tù về, LM Nguyễn Văn Lý cũng im lìm một thời gian, và bây giờ đã trở lại công cuộc đấu tranh. BS TXN đã đặt ra cho cộng đồng người Việt hải ngoại những nghi vấn về các nhà đấu tranh dân chủ trong quốc nội. Tôi xin xác nhận lại một lần nữa, cá nhân tôi chưa thuộc bất kỳ một tổ chức chính trị nào ở hải ngoại cũng như trong quốc nội. Xong nói như thế không có nghĩa là tôi không dấn thân vào công cuộc đấu tranh của toàn dân. Là một thành phần ở trong dân tộc, dù ở hải ngoại hay trong quốc nội, chúng tôi chỉ xin với BS TXN, trong những lần kế tiếp, nếu BS có đi du thuyết ở nơi nào đó, xin BS đừng làm mất đi niềm tin của chúng tôi trong các nhà đấu tranh dân chủ ở trong quốc nội. Vì chính cá nhân tôi đang sắp đặt một chiến dịch rất mạnh, dù khả năng của tôi không cao lắm, là tạo sự đoàn kết ở hải ngoại để hỗ trợ công cuộc đấu tranh trong quốc nội. Và xin thưa lại một lần nữa, lằn ranh đấu tranh này là lằn ranh đấu tranh giữa dân tộc và đảng CSVN, giành lại quyền lực chính trị của dân tộc đã bị đảng CS tước đoạt. Và không thể nào chúng ta có thể có những sự phân định để rồi từ đó, chỉ nhìn thấy người lãnh đạo là tôi. Thưa quý vị, cuộc đấu tranh nào cũng cần phải có lãnh đạo. Nhưng đừng bao giờ quan niệm rằng, cuộc lãnh đạo này là chỉ có tôi. Chúng tôi e ngại, sẽ còn nhiều người tự đứng lên để xác định, cuộc cách mạng này chỉ có thể thành công, khi có tôi. Còn không có tôi thì không thành công. Xin loại bỏ quan niệm đó. Tôi xin tha thiết kêu gọi toàn thể quý vị đang hiện diện trong hội trường này, hãy giữ vững niềm tin đối với các nhà đấu tranh dân chủ ở trong quốc nội. Tuy nhiên, chúng ta có những sự cẩn thận, chứ không e dè. Cẩn thận trong hỗ trợ, chứ không nên e dè trong hỗ trợ. Bởi lẽ, nếu đến giới phút này, mà chúng ta vẫn còn e dè nữa, tức là chúng ta đã tạo cơ hội cho cộng sản có thuận lợi để củng cố nội bộ.

BS TXN: Tôi xin rất cám ơn lời phát biểu của quý vị quan khách vừa rồi. Thực sự ra, nếu tôi đã phát biểu như thế nào để có sự suy nghĩ là tôi đã tạo sự nghi vấn về những nhà đấu tranh ở trong nước, thì tôi xin lỗi là tôi đã phát biểu quá dở. Tôi không có ý định tạo sự nghi vấn đối với những nhà đấu tranh ở trong nước. Tôi xin khẳng định lại điều đó. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, điều tôi muốn nói là tôi muốn trình bầy với quý vị, không phải riêng về những nhà đấu tranh, những nhà dân chủ, mà tôi còn muốn trình bầy là chúng ta cần phải nhìn vấn đề một cách sâu sắc hơn, nếu chúng ta thực sự muốn đấu tranh có hiệu quả. Nói vậy để nhấn mạnh một điểm là trong tình hình đấu tranh hiện nay là một cái tình hình vô cùng phức tạp. Điểm thứ ba, tôi không đồng ý lắm quan niệm ủng hộ hoàn toàn những nhà đấu tranh ở trong nước. Tôi không ủng hộ một cách hoàn toàn và máy móc. Tôi cũng không kêu gọi như vậy. Mà cái quan điểm và những điều tôi muốn trình bầy hôm nay là, công cuộc đấu tranh hiện nay, nó rất là phức tạp, và chúng ta phải nhìn cho kỹ, để không phí công, phí sức; và chúng ta không để những thành kiến, định kiến làm cho chúng ta sai lầm. Nghĩa là, thí dụ, chúng ta không bảo, vì những người này ở trong nước đã từng là đảng viên CS, nên họ là đối lập cuội. Chúng ta sẽ không nghĩ máy móc như vậy. Ngược lại, chúng ta cũng không bảo, vì người này ở hải ngoại, người này đã chống cộng, người này đã lãnh đạo VNCH, mà những người này bây giờ chống cộng. Đó là những điểm chúng ta phải nhìn. Và đó là cái điểm tôi vừa đồng ý với cô bạn nhỏ kia, là chúng ta phải nhìn vào hành động và lời nói để phán xét, chứ chúng ta không thể nào phán xét từ trên định kiến. Thành ra, tôi xin thưa thế này, tôi kính phục những nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước, với điều kiện, là tôi nhìn rõ những người đấu tranh này là đấu tranh thực. Cho nên tôi không kính phục toàn bộ những người gọi là "đấu tranh", bởi vị có những người gọi là "đấu tranh" nhưng không thực sự đấu tranh. Chúng ta phải hiểu cái đó. Nếu không chúng ta sẽ đi vào những ngộ nhận rất là sai lầm. Điều kế tiếp chúng tôi xin thưa, là những người lên tiếng nói đấu tranh ở trong nước là những người can đảm. Nhưng sự can đảm của một người không có nghĩa người đó đúng. Sự can đảm khác với sự sáng suốt. Không nhất thiết là đồng nghĩa. Một người can đảm có thể rất can đảm, nhưng người đó có thể làm những việc không có lợi cho chính mình, không có lợi cho đại cuộc. Thành ra tôi đề nghị, và tôi nghĩ rằng, các quý vị sẽ đồng ý với tôi, xét đoán một người không phải chỉ trên thái độ can đảm của họ, qua cảm tính của mình, mà khi đấu tranh, chúng ta phải xét đoán, từng lời nói, từng việc làm, từng quan điểm, để chúng ta có thể ủng hộ, hay không thể ủng hộ, hay chúng ta có thể khuyến cáo những người đó có những biện pháp tốt hơn. Khi mà chúng ta đưa cho người đó một ý niệm, một nhận định về người đó, điều đó không có nghĩa là chúng ta chống đối người đó, mà chính là giúp đỡ người đó. Nếu chúng ta chỉ vì người này can đảm, mà để cho người ta làm, người ta đi vào chỗ chết, thì không thể gọi thái độ của chúng ta là thái độ tốt được. Thành ra tôi xin thưa, chúng ta phải phân biệt, sự can đảm và sự sáng suốt. Người can đảm không nhất thiết lúc nào cũng đúng. Sau chót, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của vị quan khách, ở thời buổi này, không ai có thể tự cho mình là người lãnh đạo độc nhất, không có tôi thì mọi sự sụp đổ. Ngay cả ông De Gaulle là người lãnh đạo nước Pháp, đã thành công, đã thất bại. Khi thành công, ông đã từng tuyên bố, "Après moi c'est le déluge", "Sau tôi là nạn hồng thủy", mà cũng chẳng bao giờ có nạn hồng thủy xảy ra trên đất Pháp. Thì thưa quý vị, tôi hiểu câu đó. Và tôi cũng hoàn toàn chia sẻ với vị quan khách vừa rồi là ở đây, không bao giờ có người nào có thể nói rằng, ai độc quyền đấu tranh, ai độc quyền lẽ phải. Tất cả vấn đề chúng tôi trình bầy cho quý vị ở đây ngày hôm nay, là làm sao để mà nhìn vấn đề một cách bình thản, bình tĩnh cho nó rõ. Để từ đó, mỗi người chúng ta chọn lựa cho cái đích của mình. Đó là tinh thần dân chủ, và đó là tinh thần chúng ta xây dựng để sau này, may ra mà chúng ta có dịp đóng góp cho đất nước, thì bằng những hành động, bằng những lời nói của mình, và bằng những công việc của mình,... nó sẽ biểu hiện ra tính dân chủ, tinh thần tự do.

Bà Phiến Đan: Phiến Đan vừa nghe anh Vũ Trọng Khải phát biểu về quan điểm của một người có tinh thần xây dựng và đấu tranh trong cộng đồng hải ngoại. Có một số quan điểm của anh, Phiến Đan rất trân trọng, nhưng có một số quan điểm, Phiến Đan không đồng ý. Bởi vì trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay, chúng ta thấy ai sai, ai đúng, chúng ta phải phân biệt và phân tích. Quần chúng của chúng ta là một lực lượng họ chỉ nghe nhiều hơn họ thấy. Nếu chúng ta thấy mà chúng ta không nói ra, thì cuộc đấu tranh của chúng ta không thể nào đi vào một giai đoạn đứng đắn. Cho nên nếu anh Khải cho rằng BS Ninh vạch ra cái người này đúng, cái người kia sai là đã nghi ngờ người ta, thì PĐ nghĩ như vậy là chủ quan. Đó là quan niệm của PĐ. Bây giờ PĐ xin đi vào câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất, trong Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng có một giai đoạn, mà các bạn vừa qua đã nói tới là "xóa ngăn cách". Và BS Ninh cũng vừa mới đưa ra là cái sự "xóa ngăn cách" đó có thể làm cho cái cộng đồng hải ngoại này có thể bị ngộ nhận và hòa tan với cái lằn ranh quốc cộng [bị xóa]. Nếu PĐ không lầm thì quan điểm [của quý vị] là như vậy. Và PĐ cũng đồng ý với quan điểm đó. Tuy nhiên, PĐ thấy hiện tại bây giờ trong cộng đồng hải ngoại của chúng ta, vấn đề chúng ta nhìn vào là lực lượng du sinh. Chúng ta muốn đẩy mạnh dân chủ vào VN mà CS đưa du sinh ra hải ngoại, thì vấn đề tiếp cận với du sinh để đưa vào VN những tư tưởng dân chủ đó, thì [... ...] chúng tôi cũng muốn tiếp cận du sinh, để trao đổi để nói lên những vấn đề dân chủ, và mình thuyết phục, giúp đỡ họ nhìn thấy rõ ràng những vấn đề của hải ngoại. Nhưng chúng tôi luôn xác định, tập thể của chúng tôi không hòa hợp, hoà giải với CS. Cho nên chúng tôi cũng ủng hộ quan điểm với BS Ninh là phải diệt trừ cộng sản, trước khi nói chuyện canh tân. Như vậy thưa BS, hiện trong cộng đồng hải ngoại có rất nhiều xu hướng, tại sao phải tiếp cận với du sinh" Tiếp cận với du sinh như thế thì chúng ta có xóa lằn ranh quốc cộng, xoá ngăn cách [quốc cộng] hay không" Một vấn đề khác mới xảy ra trong cộng đồng hải ngoại đây là vấn đề ủng hộ và giúp đỡ cho thương phế binh VNCH. Từ xưa đến giờ, chúng ta không ủng hộ những chương trình từ thiện. Bởi vì nếu ủng hộ những chương trình từ thiện là chúng ta đi vào Nghị Quyết 36 của CS. Tuy nhiên, cái lằn ranh quốc cộng chúng ta hiện nhìn thấy bây giờ ở trong nước, một số các anh các chú thương phế binh VNCH nhận được những viện trợ của chúng ta gửi về, thì đã bị CS vùi dập. Như thế xác định một điều là chúng ta nhìn thấy CS không có lương tâm. Và chúng ta không thể nào đứng với CS trong những chương trình từ thiện. Vậy, xin BS cho biết, làm thế nào để chúng ta có thể tiếp cận với du sinh mà không bị mang tiếng là chúng ta đã xóa ngăn cách" Và làm sao chúng ta có thể giúp thương phế binh VNHC, mà không để cho CS có cơ hội vùi dập; và chúng ta không bị mang tiếng là làm từ thiện để giúp đỡ cho CSVN" PĐ cũng hoàn toàn không đồng ý những chương trình từ thiện tại cộng đồng hải ngoại. Vì muốn cho con hổ nó chết thì phải để nó đói, không thể nào tiếp sức cho nó mạnh. Nhưng với những người thương phế binh VNCH của chúng ta, thì phải thế nào"

BS TXN: Về nguyên tắc và quan điểm, thì chuyện một tổ chức đấu tranh hay là một cá nhân đấu tranh đi làm cái việc gọi là "địch vận", thì không thể bị kết tội. Cái chuyện địch vận đã có từ xưa đến nay, không phải chỉ VNCH mới có. Ngày xưa, CS nó cũng địch vận VNCH, và VNCH cũng địch vận CS. Ai thắng, ai bại là do ở khả năng địch vận. Thành ra, tự bản chất, việc tiếp cận du sinh, chẳng qua gọi là chuyện địch vận, nếu ta coi những du sinh là cộng sản, mặc dù thực chất du sinh không nhất thiết là những người CS. Xin nói rõ, du sinh có nhiều thành phần. Du sinh trong giai đoạn đầu tiên là những cán bộ cấp cao CS ra du học tại các trường đại học danh tiếng như Harvard. Vì Mỹ muốn chinh phục những người đó và chia rẽ những người đó. Rồi du sinh còn là con cháu của những người lãnh đạo CS. Tiếp đó đến thành phần con em của những người giầu sang, do hợp tác với CS mà được đi du học. Sau nữa là những học sinh học giỏi được đi du học, hay do đút lót mà được đi du học. Và cuối cùng là những người chỉ núp danh du sinh để kiếm bạc. Chuyện đó có rất nhiều ở Úc, và những nơi khác. Thì ta thấy ngay, trong những thành phần phức tạp như thế, chuyện mình tiếp xúc với họ, vận dụng họ, là chuyện tổ chức nào cũng có thể làm, những nhà đấu tranh nào mà biết cũng có thể làm. Vấn đề chính là có khả năng làm chuyện đó hay không" Có nhiều khi, làm thì không được, mà mình lại bị du sinh lôi kéo. Mình không phải là du sinh, mà lại có quan điểm của du sinh. Cái đó mới là vấn đề, và vấn đề đó tôi đã nhìn thấy. Điều kế tiếp mà mình phải xem kết quả như thế nào. Chính tôi là những người biết công việc tiếp cận tranh thủ những người du sinh, và trong Đại Hội Đồng Tâm của chúng tôi có lượng giá hết tất cả công tác tiếp cận du sinh từ trước đến nay mà chúng tôi đã biết và đã làm, thì thấy chúng tôi có thể mua chuộc được một số cảm tình. Và với những người chuyên môn, có khả năng đấu tranh và có quan điểm đấu tranh rất rõ, thì nhận thấy trong thời gian rất dài, với con số rất nhiều người tiếp cận như thế, cái số người thực sự mình tranh thủ được, nó đếm trên đầu ngón tay, nó rất ít. Thành ra, tiếp cận du sinh, dưới cái hình thức, hay dưới cái bản chất của cái gọi là "địch vận", thì là việc tranh thủ những thành phần ở trong những chiến tuyến khác. Cái việc địch vận này khác với cái chuyện công khai kêu gọi đồng bào đi tiếp cận du sinh. Khi mà công khai kêu gọi hải ngoại giúp đỡ du sinh, thì đó là Nghị Quyết 36. Cái đó là Nghị Quyết 36 đấy. Đọc lại [Nghị Quyết 36] thử coi. Cho nên, cái mà kêu gọi toàn thể đồng bào ở đây quyên góp giúp đỡ du sinh, đó là Nghị Quyết 36. Nó chỉ khác nhau cái đó thôi. Và cái xập xí xập ngầu là ở chỗ đó. Đó là vấn đề du sinh, cần phải nhìn cho nó rõ. Cái kế tiếp là những công việc từ thiện. Về bản chất, tôi và những đảng viên VNCTCMĐ, không ai chống công việc từ thiện. Việc từ thiện mà sao chống. Tôi là một bác sĩ, khi ra trường, việc đầu tiên là lời thề Hippocrates, tất cả những người nào đau yếu, đều phải được giúp đỡ, kẻ thù cũng như không kẻ thù. Vì vậy, về nguyên tắc, một người bác sĩ như tôi không thể nào chống đối lại việc làm từ thiện. Nhưng điều sai lầm căn bản là thế này. Có nhiều người tưởng rằng, có thể dùng từ thiện để cải tổ xã hội. Khó lắm! Chuyện từ thiện kéo dài từ mấy ngàn năm nay, chẳng bao giờ giải quyết được những vấn đề xã hội. Mà chỉ có những công cuộc đấu tranh cách mạng, mới giải quyết tận gốc rễ những vấn đề của xã hội. Tôi cần trình bầy với những người ngộ nhận về tính cách của từ thiện như vậy. Thành ra chuyện làm từ thiện như thế nào để giúp đỡ thương phế binh VNCH là chuyện chi tiết, quý vị nào làm chuyện đó, quý vị đó sẽ lo. Tôi không có kinh nghiệm về vấn đề đó, nên không thể giúp được. Tóm lại, về phương diện từ thiện, tôi khẳng định, một, về nguyên tắc không chống từ thiện. Hai, quý vị nào quan tâm đến chuyện đó thì làm. Ba, chúng tôi quan niệm rằng một đảng đấu tranh, dù to đến mấy, dù mạnh đến mấy, cũng không thể nào có phương tiện, nhân sự và tài chánh để mà thi hành việc từ thiện. Đặc biệt, ai quan niệm dùng từ thiện để đấu tranh, thì tôi nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm, vô cùng sai lầm. Và nếu bảo dùng từ thiện để đấu tranh, thì về một mặt nào đó, nó cũng chẳng khác gì lối thi hành Nghị Quyết 36 của CS. Đó là quan niệm rất rõ ràng của chúng tôi về từ thiện. Tôi cũng xin mở ngoặc lần nữa, trong giai đoạn khi chế độ CS còn trong thời toàn trị, thì cái việc làm từ thiện, nó có một hệ quả về chính trị. Vì làm từ thiện phải qua cái chế độ đó, nó gián tiếp công nhận chế độ đó. Vì thế, một mặt nào, đó về căn bản, ý nghĩa thì chúng tôi không chống, nhưng mà cũng không có vui.

Quý Ông (không rõ tên): BS TXN đã trình bầy trong cuộc đấu tranh hiện nay chúng ta cần vận dụng sức mạnh của toàn dân, mà không dựa vào sức mạnh của ngoạiquốc, thì tôi có sự phân vân là chúng ta đã xây dựng những cộng đồng người Úc gốc Việt, người Mỹ gốc Việt, người Pháp gốc Việt.... Và ngay cả nhiều người Việt sinh sống tại các quốc gia tự do trên thế giới đã dấn thân vào sinh hoạt chính trị của quốc gia bản xứ như tham gia đảng phái, quốc hội, chính quyền... Như vậy có phải hơi phí phạm nếu chúng ta không dựa vào sự tranh thủ các chính quyền, các đảng phái gần gũi với cuộc đấu tranh lý tưởng của chúng ta. Nhất là tổng thống Bush, tổng thống của đảng cộng hòa, là một đảng thân thiết và ủng hộ chúng ta trong thời kỳ chiến tranh trước đây; Thủ tướng Howard của Úc, thuộc đảng Liberal Party là một đảng đã tham gia chiến tranh chống CSVN trước đây, cũng đã có những chương trình gần gũi giúp đỡ người tỵ nạn; Tại Pháp, tổng thống Jacques Chirac đại diện một đảng có khuynh hướng hữu khuynh và tự do; Ngay cả nước Anh hiện tại, thủ tướng Tony Blair là thủ tướng Lao Động cũng đi sát với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Iraq, và cũng có những suy nghĩ rất phù hợp với chúng ta. Vậy BS nghĩ sao về sự vận động các chính khác và chính đảng" Dù sao đi nữa họ cũng là những nhà cầm quyền của các chế độ  tự do, mà một phần lý tưởng của họ cũng là một phần lý tưởng chúng ta đang theo đuổi" Xin cám ơn Bác sĩ.

BS TXN: Dạ thưa anh, có lẽ tôi trình bầy chưa rõ nên tạo sự ngộ nhận thôi. Tôi chưa bao giờ nói là không vận dụng, hay là không nương vào những thế lực ở ngoài. Tôi chỉ nói là trong công cuộc đấu tranh này, một chính quyền VN, những chính khách VN, những nhà chính trị VN, lãnh đạo VN tương lai,... phải dựa vào sức mạnh của dân tộc VN làm căn bản. Tôi chưa bao giờ bảo là không sử dụng đến sức mạnh của thế lực ngoại quốc. Tôi chỉ xin nhắc lại một điều, việc dựa vào thế lực ngoại quốc không có dễ. Ngoại vận là vấn đề vô cùng phức tạp. Khi tôi nói cộng đồng Mỹ gốc DoThái, cộng đồng Úc gốc Do Thái, cộng đồng Tây gốc Do Thái,.... là có một sự suy nghĩ rất kỹ. Những người Do Thái ở Tây, ở Mỹ, ở Úc, là những công dân của quốc gia bản xứ, họ hành xử như công dân bảnxứ, nhưng đồng thời trong lòng họ có tâm thức Do Thái. Và trông tinh thần vì dân tộc Do Thái như vậy, họ đã đóng góp rất ích lợi cho sức mạnh của cộng đồng Do Thái và cho nước Do Thái. Thành ra tôi nói đến ví dụ cộng đồng Mỹ, Úc... gốc DoThái để chúng ta tìm hiểu, học hỏi, chứ không phải có ý bỏ vấn đề ngoại vận.
Quý Ông (không rõ tên): Nãy giờ tôi thấy có rất nhiều ý kiến, và tôi thấy ý kiến nào cũng đóng góp cho việc giải trừ CS. Riêng bản thân tôi, tôi thấy rằng, lật đổ chế độ CS đã, rồi mọi chuyện tính sau. Chưa lật đổ được CS thì chúng ta chưa thể canh tân, chưa thể nói đến cái gì hết. Nó giống như căn nhà đang cháy, chúng ta chưa lo dập tắt đám cháy đi, chúng ta lại tính đến chuyện đào móng, mua tôn... thật là những chuyện phí thì giờ. Điểm thứ hai, tôi phản đối vấn đề quyên góp từ thiện cho VN. Bản thân tôi, tôi chưa hề đóng góp, nhưng tôi có đóng góp cho nạn nhân sóng thần Tsunami ở Nam Dương. Rồi thí dụ như xây dựng chùa, nhà thờ, tôi đóng góp. Còn cái chuyện từ thiện thì tôi thấy chúng ta đóng góp nó vô ích quá. Thay vì bây giờ nếu có tổ chức phục quốc nào ở VN nói cần 10 ngàn cây súng, 5000 trái lựu đạn, mỗi trái trị giá bao nhiêu, yêu cầu đồng bào đóng góp để mua súng đạn về đánh [quân khủng bố] VC, cần $5,000, $100, $200 gì đó, tôi sẵn sàng đóng góp. Còn bây giờ chúng ta quyên góp từ thiện để làm gì. [CS] Chúng nó tham nhũng, nhà nọ nhà kia, thằng Bùi Tiến Dũng đánh cá độ 5, 7 triệu Mỹ kim, cha con chúng nó ăn hết mọi thứ, trong khi đó mình người 3 đồng, người 5 đồng, gửi về cho chúng, rồi để mổ mắt cườm... Tôi thấy vấn đề đó kỳ cục quá. Bản thân tôi, bố mẹ già của tôi, 8, 9 chục tuổi, 3, 4 tháng tôi gửi về vài ba trăm, mà tôi còn thấy lòng áy náy. Tiền của chúng ta là tiền thiệt, tiền mồ hôi nước mắt, gửi về đổi ra cái tiền VC, để chúng nó lấy tiền đó đánh bài, đút bóp bỏ túi, gửi con chúng nó sang đây du học. Còn vấn đề tiếp cận du sinh viên, tôi thấy chúng nó là thứ không thể cải tạo được. Tôi thử hỏi, tiền ở đâu mà chúng nó sang" Nếu bố chúng nó là Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh, lương chỉ có 200 đô Mỹ một tháng, thử hỏi tiền đâu mà chúng có thể gửi con em du học"

Quý Ông (không rõ tên): Vì có một vấn đề liên quan đến từ thiện, nên tôi xin có ý kiến để xác nhận thế này. Chúng ta không thể nào làm một bộ xã hội cho CS. Thành ra cái vấn đề quyên góp cho từ thiện, thì tôi cũng như quý vị là không đồng ý lắm. Nhưng nói đến từ thiện thì nó cũng hơi khó. Ở đây, tôi xin nói là vấn đề giúp đỡ cho thương phế binh ở VN không phải là từ thiện.

Ông Nguyễn Văn Trị: Tôi xin xác định thế này, mình hiện giờ cần phải nhắm mục tiêu chính là chế độ CS. Do đó, chúng ta phải làm cái vấn đề đó trước cái đã, giống như BS Ninh đã nói. Còn những công tác khác, như tôi đã đề nghị hồi nãy, chúng ta phải có một cơ quan chuyên môn, đấu tranh về chính trị, tư tưởng hết sức sắc bén, thực hiện, để đối phó với CS, vì CS chúng rất qủy quyệt, gian ngoan....

BS Nguyễn Đỗ Thanh Phong: Sau hai tiếng đồng hồ nghe sự đóng góp ý kiến của tất cả mọi người cũng như chủ tọa đoàn, thì tôi mong rằng, cái điều đó là điều tích cực cho sinh hoạt của chúng ta. Mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, có một nhận định khác nhau, điều quan trọng, là làm sao, trong tinh thần liên kết, đừng đánh nhau, mà hãy nhìn ra phía trước, làm sao đánh gục thằng CS. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý cái quan điểm, giải phóng đất nước, sau đó rồi mới canh tân Việt Nam. Điểm đó là đương nhiên, và không chối bỏ được. Phương thức đấu tranh có thể khác nhau, nhưng đó là sự đa dạng và dân chủ của cộng đồng và tất cả mọi người chúng ta phải chấp nhận. Điểm thứ hai, xin được ngắn gọn, là quý vị ở đây có ai tham dự Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên vừa qua không ạ" Có tham dự đủ 3 ngày không ạ" Cá nhân tôi tham dự đầy đủ 3 ngày. Và hồi nãy thì có một số quý vị đã có một số phát biểu mà có lẽ hơi ám chỉ oan ức cho một số anh em. Xin quý vị đừng nghĩ là các em đó có đầu óc hòa hợp, hòa giải, hay xóa bỏ ngăn cách. Không phải như vậy! Trong buổi họp báo ngày cuối cùng, anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm đã khẳng định rõ ràng, sau câu hỏi của một vị truyền thông, rằng lằn ranh Quốc Cộng nó phải được rõ ràng và luôn luôn được giữ vững. Cái đề tài "xóa bỏ ngăn cách" [của Đại Hội TNSV], là làm sao gặp gỡ để mà xóa đi những dị biệt, để tìm về điểm chung. Tôi không nói thay cho thay cho anh em đó, nhưng tôi nói trong tư cách người tham dự. Tất cả chúng ta vì mục tiêu chung, địch vận hay không địch vận, tất cả đều vì muốn ảnh hưởng để thay đổi chế độ. Đó là điều quan trọng. Thành thật cảm ơn quý vị.

BS TXN: Kết thúc buổi Hội Thảo, tôi xin được có mấy lời. Tôi phải hết sức cám ơn sự có mặt của quý vị ngày hôm nay. Tôi sẽ thông báo cho quý anh em của chúng tôi ở bên Mỹ, rằng đây là một buổi hội thảo vô cùng thành công. Thành công này, tôi không sẽ không mang hình để mà khoe ở đây có 150, 200, hay thổi lên thành 500 người. Cái chuyện thành công của ngày hôm nay không phải là số người. Nhưng nếu tôi nói rằng, hội nghị này thành công vì nó có đông đảo quý vị quan tâm đến vấn đề đất nước, đã đến tham dự một buổi hội thảo khô khan về chính trị. Thành ra cái quan trọng là, chúng tôi đến cộng đồng Sydney, nơi chúng tôi biết tiếng là có bao nhiêu chục ngàn người đi biểu tình chống CS, thì ngày hôm nay, tinh thần của cộng đồng này đã được lộ rõ. Điểm thứ hai, chúng tôi xin nói rõ, trong những ngày tháng tới, các cán bộ của Đảng VNCTCM sẽ sinh hoạt trong cộng đồng, trong hoàn cảnh thực tế của mình, và hết sức chia sẻ những quan điểm của mình với các quý vị trong cộng đồng quan tâm đến đất nước, đặc biệt là các quý vị trong truyền thông, để có được những sự thông cảm, để làm sao, chúng ta có môt trận thế đấu tranh chống chế độ CSVN, chấm dứt nó, để có điều kiện căn bản, canh tân đất nước, đưa đất nước đi lên. Đấy là những lời sau chót của tôi. Tôi xin cám ơn tất cả quý vị. Nếu tôi có nói điều gì hơi thô lỗ, hay điều gì tạo cho quý vị ngộ nhận, mà tôi đã xin lỗi, hay đã phải trình bày lại, thì một lần nữa tôi cũng xin lỗi quý vị. Xin cám ơn tất cả quý vị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.