Hôm nay,  

Mỹ Chia Rẽ Vì Di Dân?

29/04/200600:00:00(Xem: 1752)

Theo sưu khảo của Liên Hiệp Quốc, phong trào di dân đang chậm lại trên thế giới. Nhưng các nước đã kỹ nghệ hóa vùng Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc châu vẫn là những nơi di dân đổ dồn vào. Mỹ quốc là nơi nhiều di dân đến nhứt, tỷ lệ tăng 53% so với thập niên 1990.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Vấn đề di dân, đặc biệt là di dân nhập cư lậu trở thành một vấn đề lớn cho xã hội Mỹ. Quốc Hội là con tim và khối óc của dân Mỹ, tự nhiên vấn đề đó trở thành vấn đề lớn như ở ngoài xã hội. Nhiều dự luật được đệ nạp để Quốc Hội thảo luận và biểu quyết, tìm hướng tương nhượng, thỏa hiệp, giải quyết vấn đề gai góc này.

 

Tháng 12 năm rồi, Hạ Viện Mỹ thông qua một dự thảo luật qui định việc nhập cư lậu là tội hình, trừng trị những ai giúp đỡ những người này. Biểu quyết của Hạ Viện Mỹ dấy động mạnh cộng luận và các tổ chức đấu tranh. Các hội đoàn nổi lên binh và chống việc nhập cư đến đổi Giáo hội Công giáo ở Mỹ cũng dự sự, tỏ ra ủng hộ di dân lậu đại đa số là giáo dân Công giáo La Mã. Rồi đến Thượng Viện Mỹ đặt vấn đề cụ thể, gây cấn hơn trong tranh luận. Nên hay không nên làm hàng rào biên giới Mỹ - Mể, và sử dụng máy lượn tuần tra biên giới. Cho hay không cho thêm người lao động nói tiếng Tây Ban Nha vào Mỹ, cấp hay không cấp chiếu khán nhập cho người nhập cư lậu làm việc 3 năm và tái tục hay không. TT Bush dường như không kiểm soát nổi tình hình hàng ngũ Cộng Hòa ở Quốc Hội trong vấn đề này vì vấn đề liên quan quá sâu sắc với lá phiếu và quyền lợi địa phương của các đại diện dân cử Cộng Hòa.

 

Ngoài xã hội còn nhiêu khê, rắc rối lớn hơn. Lâu nay vấn đề người nhập cư lậu quá cần cho nền kinh tế Mỹ ở lãnh vực sơ cấp. Không người nhập cư lậu từ Mễ và các nước Châu Mỹ La tinh, ở Mỹ ai làm những lao động phổ thông, như rửa chén ở nhà hàng, hái trái cây ở nông trại, nuôi gà, nuôi bò ở trang trại, làm công nhân tay chân ở công trường, v.v. Có người đóng thuế lợi tức hẳn hòi. Các tiểu bang biết nên cấp bằng lái xe để họ làm cần câu cơm, cho con họ vào học trung tiểu học để họ không bỏ về xứ. Chánh quyền và báo chí tế nhị gọi họ là di dân "nhập cư không có giấy tờ" (undocumented). Nhưng chánh quyền Mỹ không công nhận qui chế di dân cho họ, trừ lúc quá gay cấn hợp thức hóa một số gọi là "ân xá" như thời TT Reagn đã làm và TT Bush muốn làm bây giờ. Và cứ như thế kéo dài tình trạng tranh tối tranh sáng ấy.

 

Cho đến khi Hạ Viện vì lý do chống khủng bố, củng cố an ninh biên giới,  đưa vấn đề di dân ra. Một làn sóng ngầm nổi lên, phong trào đấu tranh nổi dậy. Tình hình trở nên phức tạp thêm khi vấn đề di dân được quần chúng hóa, có thể làm chia rẻ nước Mỹ. Dự luật được Hạ Viện thông qua vì thế đưa đến vùng chông gai, khô cằn lúc nào cũng có thể bốc lửa như sa mạc Arizona giáp giới với nước Mể. Con Voi Cộng Hòa muốn thoát ra khỏi lãnh địa kỹ nghệ sang giàu của mình, để cùng sống với dân nghèo, dân thiểu số là lãnh địa của Đảng Dân Chủ trên phương diện lý thuyết và chủ nghĩa.

 

Nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở các thành phố lớn vùng Tây Nam nước Mỹ. Tiêu biểu tại thành phố Los Angeles có khoảng 2 triệu di dân lao động lậu nói tiếng Tây Ban Nha, đa số theo Công giáo La Mã. Nhà thờ Công giáo La Mã ở Los, Đức Hồng y đích thân làm lễ cầu nguyện cho di dân lậu được hợp thức hóa, được quyền làm việc. Ngày 25 tháng 3, nửa triệu di dân biểu tình, lớn nhứt từ hồi đó tới giờ, kể cả các cuộc biểu tình phản chiến thời Chiến tranh Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam. Thị Trưởng là một người di dân gốc Mễ tuyên bố chưa bao giờ được chào đón một cuộc meeting bày tỏ và ủng hộ niềm tin của Mỹ như vậy. Dù sao quốc ca Mỹ vẫn tuyên xưng Mỹ là đất nước của người di dân mà. Học sinh trung tiểu học xuống đường ủng hộ. Các thành phố lân cận cũng có biểu tình tương tự. Các tố chức ủng hộ di dân tiếp viện. Trong cuộc biểu tình nhiều người nói, chúng tôi đã đóng góp nhân tài vật lực cho đất nước này, chúng tôi muốn sống như một người Mỹ.

 

Không phải biểu tình không có lý do.  Lý do về phía di dân, và phe binh, trên 11 triệu người đang sống và làm việc ở đất Mỹ như công dân hạng hai. Sinh viên già hay trẻ di dân không giấy tờ phải đóng học phí đại học cao gấp 3 lần (khoảng 8.000 Đô một năm học đại học cộng đồng-trung tiểu học được miễn phí) hơn di dân hợp lệ và du học sinh có chiếu khán. Lý do về phía công dân Mỹ, và phe chống, thăm dò của Tạp Chí Time cho biết  68% người được hỏi cho vấn đề nhập cư bất hợp lệ là vấn đề nghiêm trọng, 72% cho chánh quyền Mỹ chưa làm đủ để ngăn chận ở biên giới.

 

Cánh Cộng Hòa Bảo Thủ cứng rắn kiên quyết chống di dân lậu. Kẹt cho TT Bush không ít, vì đó là lá thăm gốc của phe Ong. TNS Bill Frist, Trưởng Khối Đa số đang tìm một thỏa hiệp cho dự luật của Hạ Viên đưa lên, nhưng tin những cuộc biểu tình sẽ không chấm dứt dù một vài thượng nghị sĩ Dân Chủ như TNS Kennedy cũng tuyên bố tìm thỏa hiệp. Nhưng ở New Yorkvẫn biểu tình hàng chục ngàn người; bích chương trương lên nói ‘chúng tôi không phải là quân khủng bố, chúng tôi là người dọn dẹp Ground Zero.’ Và nhiều cuộc vận động, tại nhiều nơi biểu tình sắp xảy ra. Khó ngưng. Thỏa hiệp của hai đảng bất thành trước khi nghị sĩ trở về nhà ăn lễ Phục Sinh. TT Bush đổ tội cho Trưởng Khối Dân Chủ ở Mỹ.

 

Nhưng nhiều nhà xã hội học nhìn đây là một sự thức tĩnh của tinh thần tập thể của một cộng đồng sắc tộc. Có lẽ giờ phút thay đổi khối thiểu số trở thành đa số ở các tiểu bang Tây Namvà các thành phố lớn của Mỹ đã bắt đầu. Nhưng thông thường sự chuyển dịch dân số đòi hỏi phải hàng chục năm sau mới có chuyển dịch chánh trị, mới thay đổi tương quan lực lượng chánh trị trong xã hội.

 

Xã hội tự do nào cũng có mâu thuẩn. Chánh quyền dân chủ nào cũng có đối lập. Mâu thuẩn có thể phát triển theo hướng tương sinh hay tự hủy, tùy theo dân trí và tinh thần của chánh quyền vì mình hay vì mọi người.  Lịch sử Mỹ đã từng trải qua và đã từng chứng tỏ luôn luôn vượt khỏi những xung đột vì chủng tộc, vì quan điểm lập trường chánh trị, vì ý thức hệ của một giai đoạn lịch sử nào đó làm chia rẻ đất nước và nhân dân Mỹ. Nhưng ngay sau đó cùng cố gắng hàn gắn một cách hài hòa. Nội Chiến chết chóc nhiều như vậy nhưng sau đó Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ là một, mạnh hơn, đoàn kết, găn bó với nhau hơn để trở thành đệ nhứt siêu cường sau Thế Chiến 1 và 2./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.