Hôm nay,  

Nhân Chuyện Lễ Độc Lập Mỹ Năm 2002

05/07/200200:00:00(Xem: 4225)
Năm nay 2002, gần đến ngày Lễ Độc Lập Mùng 4 Tháng 7 của nước Mỹ, dân Mỹ đang lo âu vì chuyện quân khủng bố Al Qaeda cứ đe dọa sẽ tấn công nước Mỹ, về chuyện các đại công ty cứ nối đuôi nhau lộ ra các hành vi gian lận kế toán, về chuyện thị trường chứng khoán xuống dốc vùn vụt. Bỗng đâu xuất hiện một tin khá buồn cười.

Đó là chuyện một vị chánh án ở miền Tây nước Mỹ đã tuyên án rằng LờI Nguyện Trung Thành (Pledge of Allegiance) đã vi phạm hiến pháp vì có chữ Thượng Đe á(God) trong đó.

Đầu tiên, ta hãy thử tìm hiểu một chút về nộI dung của LờI Nguyện Trung Thành(Pledge of Allegiance). Hiện nay, trước các buổI lễ hay trước các trận thi đãu thể thao lớn, bên cạnh việc làm lễ chào quốc kỳ, ngườI dân Mỹ còn đọc LờI Nguyện Trung Thành (Pledge of Allegiance). Các em học sinh trung, tiểu học cũng đọc LờI Nguyện này hàng ngày trong lớp học. NộI dung của LờI Nguyện như sau:

“Tôi nguyện trung thành vớI ngọn cờ của Liên Bang Mỹ và nước cộng hòa mà ngọn cờ đó tượng trưng: một quốc gia dướI quyền Thượng Đế, không thể bị chia cắt, vớI tự do và công lý cho mọI ngườI.”

Nguyên văn tiếng Anh là:
I pledge allegiance to the flag of the United States of America, and to the republic for which it stands: one nation under God, indivisible, with liberty and justice for all.

Theo tự điển bách khoa Encarta thì LờI Nguyện đã được Tổng Thống Benjamin Harrison ủng hộ cho dùng trong các dịp lễ công cộng từ năm 1892. Tuy nhiên, vào thờI đó, LờI Nguyện không có câu 'dướI quyền Thượng Đế' (under God). Đến năm 1954, Quốc HộI Mỹ mớI cho vào thêm câu 'dướI quyền Thượng Đế'.

Mục đích của việc thêm câu 'dướI quyền Thượng Đế' này là nhằm tỏ rỏ rằng nước Mỹ là nước tin vào Thượng Đế, đang lãnh đạo những ngườI có tín ngưỡng để đối đầu lại vớI khối Cộng Sản quốc tế là bọn vô thần.

Thế mà cách đây không lâu, có một anh chàng Mỹ tên là Michael Newdow ở Sacramento, California đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ về việc đã cho dùng câu 'dướI quyền Thượng Đế' trong LờI Nguyện Trung Thành. Newdow lập luận rằng luật pháp Mỹ luôn tách rờI chính quyền và tôn giáo. Thế thì tại sao lại dùng câu 'dướI quyền Thượng Đế' trong LờI Nguyện vốn được dùng bởI các cơ quan chính quyền và các trường học công lập. Vốn là một ngườI không tin vào Thượng Đế, Newdow cho rằng khi đọc LờI Nguyện Trung Thành, anh ta đã bị áp đặt một đức tin mà anh ta không chấp nhận.

Khi kiện ở toà dướI, vụ kiện của Newdow bị chánh án bác bỏ. Newdow bèn kiện lên Tòa Chống Án ở San Francisco. Lần này, vị chánh án là Alfred Goodwin ủng hộ Newdow và tuyên án rằng LờI Nguyện Trung Thành đã vi phạm hiến pháp Mỹ vì thiên vị tôn giáo. Lời Tuyên Án này làm chấn động khắp dư luận Mỹ nên sau đó vài ngày chính vị chánh án này phải tự mình rút lại lờI nghị án.

Nhìn qua phản ứng của dư luận Mỹ trên các báo chí, ta thấy có 3 khuynh hướng chính sau đây:

- Những ngườI Ki-Tô giáo tin đạo: dĩ nhiên là chống đối kịch liệt lờI nghị án này. NgườI Ki-Tô giáo từ trước đến nay vẫn luôn tìm cách đưa tôn giáo vào chính quyền. Cụ thể là ở Mỹ thì các giáo hộI Ki-Tô vẫn luôn vận động cho cầu nguyện trong các trường công lập, cho chính quyền ra luật cấm phá thai. Gần đây, Đức Giáo Hoàng đã vận động chính phủ Pháp để đưa các giá trị Ki-Tô giáo vào Hiến Pháp của Liên Âu.

- Những ngườI đứng giữa: cho rằng đây là một vụ án 'ruồi bu'. Nếu có đề cập đến Thượng Đế chút chút và đề cập một cách chung chung thì có sao đâu" Cần gì phải làm to chuyện như vậy" Trong nước còn thiếu gì chuyện phải lo như khủng bố, cháy rừng, tộI ác, kinh tế bấp bênh,...

- Những ngườI không tin Thượng Đế nhưng không cực đoan: cho rằng lờI tuyên án này quá cực đoan và làm xấu đi hình ảnh của chủ nghĩa vô thần. Ta cũng nên biết rằng chủ nghĩa vô thần ở Mỹ khác vớI chủ nghĩa vô thần của Cộng Sản. Cộng Sản vô thần chủ trương không có thế giớI tâm linh, rằng tôn giáo là một hiện tượng lạc hậu, đe dọa việc xây dựng thiên đường Cộng Sản nên cần phải bị tiêu diệt.

Chủ nghĩa vô thần (atheism) ở Mỹ không có liên quan gì đến chủ nghĩa Cộng Sản. Họ chỉ không tin vào hình ảnh Thiên Chúa do Do-Thái giáo, Ki-Tô giáo, và Hồi giáo vẽ ra. Họ cho rằng Kinh Thánh của ba đạo này thực chất chỉ là những truyền thuyết dân gian và Thiên Chúa của ba đạo này thực ra cũng chỉ là một nhân vật cổ tích như Zeus và Jupiter trong thần thoại La Mã, Hi-Lạp.

Đối vớI ngườI Á Đông chúng ta, từ ngàn xưa văn hóa Á Đông đã đề cập đến TrờI và Thiên. Nào là 'Ý Dân Là Ý TrờI', 'Mưu Sự Tại Nhân Thành Sự Tại Thiên'. Rồi có những câu nói mộc mạc như 'Của TrờI Cho', 'Bị TrờI Phạt', 'Lạy Trờí', 'TrờI Phật Phù Hộ', 'TrờI Tru Đất Diệt', v.v... Ngày xưa ngườI Á Đông thường ít thắc mắc cãi cọ vớI nhau về chuyện TrờI. Tuy là có tin vào TrờI đó, nhưng không ai dành độc quyền định nghĩa TrờI là như thế nào. Không ai áp đặt rằng TrờI của mình là đúng và TrờI của ngườI khác là sai. Các Hoàng Đế Á Đông xưng mình là 'Con TrờI' nhưng trong bụng ai cũng biết đó chỉ là mỹ từ mà thôi chứ chẳng có ý nghĩa gì cả. Vua bê bối thì vẫn bị lật đổ như thường.

Khi qua định cư tại Tây Phương, ngườI Á Đông thường vẫn mang theo tinh thần này. Đối vớI họ, chữ God có nghĩa là TrờI, là Thượng Đế một cách chung chung, theo cách nhìn của Á Đông đối vớI TrờI từ xưa đến nay. Vì vậy ngườI Á Đông dù là theo tôn giáo nào hầu như ít có vấn đề khi đề cập đến God. Có nhiều vị còn hay nói 'I pray to God and Buddha' để diễn tả ý muốn 'Cầu TrờI Khẩn Phật'.

Ngược lại, thế giớI Tây Phương từ xưa đến nay đã có truyền thống chém giết nhau vì Thượng Đế. Chỉ một chữõ God mà thôi, phe Ki-Tô giáo muốn ngườI ta phải hiểu rằng God đó là Thiên Chúa của Ki-Tô giáo chứ không phải chỉ chung chung về Trời. Phe Do-Thái giáo và Hồi giáo ở Mỹ thì muốn phải hiểu rộng ra rằng God đó là Thiên Chúa của cả ba đạo. Đó là ở Mỹ, chứ nếu ở Trung Đông thì phe Hồi giáo sẽ định rằng chỉ có Thiên Chúa của đạo Hồi (đấng Allah) mớI là Thiên Chúa đúng nhất. NgườI Ấn Độ giáo thì muốn gồm cả Phạm Thiên của Ấn giáo vào chữ God đó.

DướI thờI Trung Cổ, Ki-Tô giáo thống trị Âu Châu và Hồi giáo thống trị Trung Đông. Điều này không phải là xấu vì cả Ki-Tô giáo và Hồi giáo đều là động lực tạo ra những di sản văn hóa và đạo đức tuyệt vờI ở Âu Châu và ở Trung Đông. Thế nhưng, những bất đồng giáo kiến thường đưa đến xung đột hoặc đàn áp đẫm máu. Lớn thì có đại chiến viễn chinh giữa Ki-Tô giáo và Hồi giáo qua mấy lần Thập Tự Chinh. Nhỏ hơn thì có bạo động giữa giáo hộI Ki-Tô giáo phương Đông (Chính Thống giáo) và phương Tây (Công giáo La Mã), giữa Công giáo La-Mã và các giáo phái Ki-Tô Phản Thệ (Protestant), giưa Anh giáo (Anglican) và Thanh giáo (Puritan), giữa ngườI Hồi Sunni và ngườI Hồi Shia, giữa người Ki-Tô giáo và người Do Thái.

Vì vậy, sau các cuộc cách mạng dân chủ ở châu Âu, các nhà cách mạng dân quyền đã nhận thức ra rằng cần phải:

- Đặt ra dân luật qui định quyền tự do tín ngưỡng. Không ai được nhân danh một đức tin nào để trấn áp đức tin của ngườI khác.

- Tách tôn giáo ra khỏi chính quyền. Điều này nhằm tránh không cho chính quyền dân cử được thiên vị bất kỳ một tôn giáo hoặc giáo phái nào.

Ở Mỹ cũng vậy, các nhà lập quốc ban đầu cũng đã nhận thức ra sự đa dạng về đức tin trong xã hộI Mỹ. Tuy rằng vào thờI đó chỉ có Ki-Tô giáo, nhưng lại có nhiều hệ phái Ki-Tô giáo khác nhau, nhiều khi bất đồng giáo lý vớI nhau khá sâu sắc. Vì vậy nên phải có dân luật bảo vệ quyền tự do về đức tin cho mọI người và tách rờI nhà thờ ra khỏi nhà nước.

Ngày nay, các tôn giáo và chủ nghĩa ở các nước dân chủ thường xung đột vớI nhau trên giấy tờ và truyền thông chứ ít còn dùng vũ lực chém giết nhau như ngày xưa. Thế nhưng, sự nghi kỵ lẫn nhau vẫn còn sôi sùng sục. Phe Tin Lành bảo thủ vẫn luôn chủ trương chính quyền phải đứng hẳn về phía Thiên Chúa của Ki-Tô giáo và phải đề ra các chính sách theo tinh thần Ki-Tô giáo để giúp đất nước sống nếp sống đạo đức theo ý Chúa. Thế nhưng ngay giữa các hệ phái Ki-Tô giáo vớI nhau vẫn có nhiều bất đồng và va chạm lắm khi gay gắt.

Thậm chí chuyện giáo hộI này chỉ trích giáo hộI khác không xứng đáng hoặc không phải là Ki-Tô giáo vẫn xảy ra khá phổ biến. NgườI dân theo 'chủ nghĩa thế tục' (secularism) thì sợ tôn giáo lộng quyền sẽ biến nước Mỹ thành giống như Iran hay Afghanistan và làm mất đi quyền tự do của ngườI dân, nhất là tự do tư tưởng. Nhừng ngườI theo chủ nghĩa vô thần (atheism) thì vẫn còn mang nặng thành kiến về những hành vi tiêu cực của Do-Thái giáo, Ki-Tô giáo, và Hồi giáo từ xưa đến nay nên sẳn sàng nhảy lên đãu tranh ồn ào mỗI khi thấy các tôn giáo này đang mon men tính ra gây ảnh hưởng chính quyền.

Và đó là thực tế của một xã hội dân chủ. Trong xã hộI dân chủ, không bao giờ có chuyện triệu ngườI đồng lòng như một. Thế nhưng mỗI ngườI phải nhún nhường một chút vì cái lợI chung của mọi người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.