Hôm nay,  

Ý Nghĩa Pháp Luân

08/05/199900:00:00(Xem: 15046)
Biểu tượng của Phật học là một cái bánh xe, chỉ rõ một nhận định căn bản là con người trầm luân trong biển khổ. Sinh lão bệnh tử là khổ, chết rồi chưa hết, linh hồn lại đầu thai sang kiếp khác để tiếp tục, cứ thế mãi như cái bánh xe quay tròn. Muốn ra khỏi kiếp luân hồi đó, con người phải tu theo Phật pháp. Tôi đã dùng vài chữ ngắn gọn và thô thiển nhất để nói đến một cái học cao như Hy Mã Lạp Sơn, mênh mông như biển Thái Bình, mức thâm sâu không cách nào dò cho thấu, chỉ vì tôi muốn đề cập đến một biến chuyển thời sự. Đó là sự phát triển của môn “Pháp luân công” do võ sư Lý Hồng Chí khai sáng.
Lý Hồng Chí sang thăm Mỹ năm 1996 và nhân dịp có cuộc nhật thực từng phần năm đó, ông đã mở cuộc diễn giảng về môn học của ông tại Houston, Texas. Về sau khi ông sang cư ngụ ở New York ông đã mở rộng môn phái của ông không chỉ ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay các võ đường của Pháp luân công đã có đến 80 websites trên Internet để truyền bá môn học này. Báo chí Mỹ cũng đã nói đến “Falun Gong” và cho rằng phương pháp tập luyện này bắt nguồn từ những triết học của đạo Phật và đạo Lão. Điều này rất đúng, vì đạo Phật của Thích Ca Mầu Ni và đạo Vô Vi của Lão Tử đều dùng phương pháp tọa thiền để tu luyện. Nhưng đạo Phật từ Bắc Ấn truyền qua Trung Quốc đã có công hệ thống hóa thiền định và rồi võ học Trung Quốc cũng theo phương pháp này để luyện khí công.
Vì một sự tình cờ, theo lời yêu cầu của Việt võ đạo, hồi dầu năm nay tôi đã viết về mối liên hệ của môn khí công Thiếu lâm và phép thiền định của Phật học trong số Xuân của tạp chí Vovinam News. Đó là phương pháp dùng ý lực tập trung để sử dụng những năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể thường được gọi là “chân khí”. Đạt đến “chân thiện mỹ” chỉ là một lý tưởng, nhưng ít ra nó cũng làm cho cơ thể lành mạnh, trí óc sáng suốt hơn. Đó là căn bản và cũng là nhu cầu của mọi con người bình thường. Tôi nghĩ môn công phu của Lý Hồng Chí gần gũi với Phật học hơn bởi vì hai chữ Pháp luân.
“Pháp” có nghĩa là cái phép phải theo, chung quy chỉ là những lời dậy. Vì thế gia pháp có nghĩa là lời răn dậy con cái trong nhà. Khi phép được san định và hệ thống hóa, đó là luật. Đạo Phật có luật “Quy y Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng”, tin theo ba điều quý giá. Thứ nhất là Đức Phật, thứ hai Pháp là lời Phật dậy, tức kinh điển và ba là Tăng, những vị tu hành đem đạo của Ngài truyền bá trong dân gian. Còn “luân” không những có nghĩa là bánh xe của luật luân hồi, mà nói chung là sự vận chuyển. Như vậy chỉ trong hai chữ pháp luân đã có ý nghĩa rất rộng.

Đạo Phật là đạo lấy con người làm căn bản. Phật tại tâm có nghĩa là trong tâm của mỗi người đều có Phật, chỉ cần đi theo tám con đường chính (bát chánh đạo) mà tu luyện là mỗi con người đều có thể thành Phật. Như vậy đạo Phật lấy nhân bản làm trụ và khi đã nói đến nhân bản không thể nào không nói đến nhân quyền. Pháp luân chuyển vận ý niệm đó cùng khắp chúng sinh là hoằng đạo vậy. Thế nhưng truyền đạo ở những nước cộng sản là khó, chỉ có truyền bá cách tập luyện dưỡng sinh là dễ. Vì nó hợp nhãn mấy ông cộng sản, khi họ không lo nổi y tế cho dân.
Trung Quốc vẫn muốn khuyến khích dân chúng tập thể dục và đã có một cơ quan nhà nước gọi là Cuộc Thể Dục lo làm việc này. Thế nhưng khi phong trào Pháp luân công phổ biến đến cả trăm triệu người, đó là mối hăm dọa cho chế độ. Khi một cá nhân cường tráng thì không sao, nó chỉ làm cho nhà nước đỡ tốn thuốc men để chữa bệnh. Nhưng khi Pháp luân công đề cao ý niệm nhân bản, và phát triển có tổ chức và có hệ thống, chế độ thấy sợ.
Thật ra bất cứ chế độ cộng sản độc tài đảng trị nào cũng sợ “tổ chức”. Ở Việt Nam ông Nguyễn Thanh Giang bị bắt là để dằn mặt, có thể chỉ lãnh án nhẹ. Ông Trần Độ không bị bắt vì ông chưa có tổ chức. Nhưng khi đến khám nhà ông Hà Sĩ Phu ở Đà Lạt, công an tịch thu cả cái printer nhỏ kèm theo cái computer dùng trong nhà. Tại sao vậy" Bởi vì đó là những phương tiện để kết hợp, để tổ chức. Một cá nhân chỉ trích đảng thì không sao, nhưng khi những cá nhân đó có phương tiện nối kết, đó là mối họa cho chế độ độc tài đảng trị.
Pháp luân công của Lý Hồng Chí là phương tiện nối kết đáng sợ nhất. Bởi vì nó không chủ trương bạo động, nó ngọt sớt, hiền lành, dựa theo xu hướng tập thể dục của quần chúng, lại đặt nền tảng theo những truyền thống cổ kính nhất của Trung Quốc về tín ngưỡng và niềm tự hào về võ học đã lừng danh thế giới qua những phim ảnh phổ biến “kungfu” (võ công) mà chính nhà cầm quyền cộng sản cũng đã lợi dụng, phần để quảng cáo phần vì kinh tế. Còn phương pháp nào hoàn hảo hơn Pháp luân công để kết hợp quần chúng"
Theo chúng tôi nghĩ, đánh chế độ độc tài đảng trị là phải nhằm vào chỗ yếu nhất của nó mà đánh. Tố cáo, lên án, vạch trần những tội ác của nó, nó vẫn trơ ra đó. Cả thế giới và cả người dân trong nước đều biết chủ nghĩa cộng sản đã bị vứt vào thùng rác của lịch sử nhân loại, nhưng áp lực quốc tế quốc nội không làm nó đổ. Bởi vì nó đã nắm được tài sản cả nước trong tay, và nó có súng có xe tăng. Đánh cộng sản là phải đánh bằng trí tuệ chớ không phải bằng bạo lực. Chỗ nào cộng sản sợ nhất là chỗ yếu của nó.
Pháp luân công chính là nối kết, là kết ước vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.