Hôm nay,  

Paul Wolfowitz – Khổng Minh Tái Thế

08/04/200300:00:00(Xem: 4439)
LTS: Ngay khi Mỹ tuyên bố đơn phương tấn công Iraq, cả Hội Đồng Bảo An LHQ rúng động, cả thế giới bàng hoàng, và một loạt chính phủ độc tài như CSVN, Bắc Hàn, Cuba, Ba Tư... đều thảng thốt giật mình. Quyết định tấn công Iraq của Mỹ, bất chấp sự phản đối của LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới, đã đặt nhân loại trước một bước ngoặt quan trọng: Phải chăng, sau thời gian hơn nửa thế kỷ vươn tới nền văn minh dân chủ pháp trị qua vai trò của LHQ, bỗng dưng nay thế giới lại quay trở lại thời đại luật rừng, để chứng kiến trong lo sợ, lẽ phải luôn luôn nằm trong tay kẻ mạnh" Nhưng xét đi đã vậy, xét lại, nhiều người cũng có lý khi cho rằng, nếu LHQ là tập hợp của một đàn bò, còn Hoa Kỳ, trong vai trò siêu cường duy nhất của thế giới, xứng đáng là một chàng cao bồi thiện xạ, thì tại sao Hoa Kỳ lại phải vâng lời LHQ chấp nhận bị trói chân trói tay, nhìn bom đạn của quân khủng bố tưới vô nước Mỹ" Dĩ nhiên, quan điểm này càng có lý sau khi nước Mỹ trải qua cuộc khủng bố kinh thiên động địa ngày 11 tháng 9/2001.... Nhưng có điều ít ai ngờ được, cách đây 10 năm, có một người Mỹ thông minh xuất chúng, tên là Paul Wolfowitz, với tầm nhìn xa trông rộng thấy được hết bối cảnh giao thương quyền lực của thế giới thời hậu Chiến Tranh Lạnh, đã đóng cửa âm thầm soạn thảo một kế hoạch phòng thủ chiến lược mệnh danh "Tiên hạ thủ Vi Cường" cho nước Mỹ. Ngay từ thời điểm cách đây 10 năm đó, tiến sĩ Paul Wolfowitz đã đề cập đến 3 điểm thay đổi có giá trị chiến lược lịch sử đối với Hoa Kỳ và thế giới. Thứ nhất, ông cho rằng, Hoa Kỳ phải duy trì vị thế siêu cường số một của mình bằng mọi giá, để nếu cần Hoa Kỳ sẵn sàng dùng mọi biện pháp ngăn cản không cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới trở thành siêu cường ngang ngửa với Hoa Kỳ. Thứ hai, Hoa Kỳ sẵn sàng chủ động tấn công bất cứ quốc gia thù nghịch nào của Hoa Kỳ, một khi quốc gia đó tiến hành việc thủ đắc các loại vũ khí phi quy ước, bao gồm vũ khí hóa học, vi trùng và nguyên tử. Thứ ba, trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh và quyền lợi của quốc gia, cho dù không được sự chấp thuận của LHQ, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng đơn phương hành động. Như vậy là cách đây 10 năm, trong vai trò phụ tá thứ trưởng quốc phòng Mỹ, tiến sĩ Paul Wolfowitz đã vạch ra con đường "tiên hạ thủ vi cường" cho nước Mỹ, để rồi đúng 10 năm sau, nước Mỹ hành động đúng như những gì tiến sĩ Paul Wolfowitz đã vạch.

Để có thể hiểu được tài năng của tiến sĩ Paul Wolfowitz cùng chặng đường tiến hóa của đường lối chiến lược "tiên hạ thủ vi cường", trong số báo tuần này, Sàigòn Times sẽ trình bầy những diễn tiến trong 10 năm qua của chiến lược “tiên hạ thủ vi cường”; và trong số báo tuần tới, sẽ giới thiệu bài phỏng vấn phóng viên Barton Gellman của tờ Washington Post, người đã tiết lộ chiến lược của tiến sĩ Paul Wolfowitz cách đây 10 năm.

*

Ngày 5 tháng 2 năm 2001, TT Bush chính thức công bố ý định đề cử tiến sĩ Paul Wolfowitz vô chức vụ thứ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. Ngày 28 tháng 2, toàn bộ thượng viện Hoa Kỳ chính thức chấp thuận sự đề cử của TT Bush, và ngày 2 tháng 3 năm 2001, tiến sĩ Paul Wolfowitz tham dự lễ tuyên thệ trở thành vị thứ trưởng quốc phòng 28 của nước Mỹ.
Trước đó, trong thời gian 7 năm, tiến sĩ Paul Wolfowitz là giáo sư kiêm khoa trưởng khoa bang giao quốc tế tại viện Paul H.Nitze School of Advanced International Studies (SAIS) thuộc Viện Đại Học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. SAIS là một trong những trường đào tạo nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực bang giao quốc tế, với khoảng 750 sinh viên theo học tại 3 địa điểm Washinton DC (Mỹ), Nanjing (Trung Hoa), và Bologna (Ý). Là khoa trưởng, tiến sĩ Paul Wolfowitz đã sử dụng uy tín của mình quyên góp được $75 triệu Mỹ kim cho nhà trường, đồng thời hiện đại hóa chương trình giảng dậy của trường, chuyển hướng kịp thời nội dung giảng dậy của trường từ giai đoạn Chiến Tranh Lạnh sang thời đại toàn cầu hóa.
Từ năm 1989 đến 1993, tiến sĩ Paul Wolfowitz là phụ tá tổng trưởng quốc phòng Dick Cheney, đặc trách việc điều hành một trung tâm gồm 700 nhà khoa bảng hạng nhất Hoa Kỳ, chuyên soạn thảo các chính sách, kế hoạch chiến lược cho nước Mỹ thời hậu Chiến Tranh Lạnh. Dưới sự lãnh đạo của tiến sĩ Paul Wolfowitz , thời chiến tranh vùng vịnh Gulf War, Mỹ đã quyên góp được $50 tỷ đô la hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh và ngăn cản kịp thời không cho Iraq mở mặt trận thứ 2 với Do Thái. Ngoài ra, trong giai đoạn này, tiến sĩ Paul Wolfowitz cũng đã có sáng kiến về giải trừ vũ khí nguyên tử, dẫn đến việc hủy bỏ hàng chục ngàn đầu đạn nguyên tử của 2 nước Nga Mỹ.
Dưới triều đại TT Reagan, tiến sĩ Paul Wolfowitz cũng từng làm đại sứ Mỹ tại Nam Dương trong 3 năm, và được coi là vị đại sứ Mỹ tài ba nhất, đáng mến nhất trong lịch sử ngoại giao với Mỹ tại quốc gia này. Trong những năm trước đó, tiến sĩ Paul Wolfowitz còn được bổ nhiệm phụ tá tổng trưởng ngoại giao, đặc trách vùng Đông Á và Thái Bình Dương. Ngoài ra, trong suốt thời gian từ năm 1966, tiến sĩ Paul Wolfowitz còn đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong các chính phủ liên bang Hoa Kỳ, và được tưởng thưởng nhiều huân chương, huy chương cao qúy các loại.
Trong lĩnh vực giáo dục, tiến sĩ Paul Wolfowitz đã từng giảng dậy tại đại học Yale (1970-73), Johns Hopkins (1981). Năm 1993, tiến sĩ Paul Wolfowitz được bổ nhiệm làm giáo sư về an ninh quốc gia tại viện cao đẳng quân sự National War College.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT TIÊN HẠ THỦ VI CƯỜNG

Có thể nói cuộc chiến tranh giải phóng Iraq hiện nay là một cuộc thử nghiệm đầu tiên cho chiến lược tiên hạ thủ vi cường của tiến sĩ Paul Wolfwitz và TT Bush. Sau đây là một diễn tiến tiêu biểu đi đến việc hình thành học thuyết tiên hạ thủ vi cường.

28.12.1991: Sau khi hiệp ước ngưng bắn cho cuộc chiến vùng vịnh (Gulf War) được công bố, TT Bush I (cha), tổng trưởng quốc phòng Dick Cheney và tham mưu trưởng hội đồng liên quân Mỹ, Colin Powell, tin tưởng, nếu Saddam Hussein còn nắm quyền Iraq ngày nào, thế giới, nhất là Hoa Kỳ, còn nguy hiểm ngày đó. Vì vậy, chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi dân chúng Iraq nổi dậy lật đổ Saddam Hussein. Tuy nhiên, khi dân chúng ở miền nam Iraq hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ nổi dậy khởi nghĩa và bị Saddam Hussein đàn áp thì Mỹ án binh bất động. Trước thái độ đó của Mỹ, Paul Wolfowitz và một số chiến lược gia then chốt thuộc trường phái tân bảo thủ (neo-conservatives) của Mỹ đã lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, chính phủ Bush vẫn cố gắng duy trì chiến lược thụ động là kiềm chế và giám sát Iraq.
1992: Trong vai trò thứ trưởng quốc phòng (nhân vật dân sự quan trọng đứng hàng thứ 3 tại Ngũ Giác Đài) đặc trách chính sách quốc phòng của Mỹ, tiến sĩ Paul Wolfowitz được lệnh soạn thảo một dự án mệnh danh “Defense Planning Guidance”. Thông thường, việc soạn thảo kế hoạch này được bộ quốc phòng Mỹ tiến hành vài năm một lần. Nhưng khác với tất cả những kế hoạch trước đó, chỉ có tính chiến lược khu vực, lần này, Paul Wolfowitz đã tạo ra một cuộc cách mạng về chiến lược, từ phòng thủ chủ động sang tấn công chiến lược. Nói cách khác, Paul Wolfowitz đã đưa hành động tiên hạ thủ vi cường từ một chiến thuật trở thành chiến lược then chốt trong chính sách phòng thủ của Mỹ thời hậu chiến tranh lạnh.
Theo Paul Wolfowitz , chiến lược kiềm chế và giám sát là tàn dư của thời chiến tranh lạnh, khi thế giới còn 2 siêu cường hiện diện. Nay chiến tranh lạnh đã kết thúc, thế giới chỉ còn có một siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ có quyền, hay nói đúng hơn, phải có bổn phận duy trì hòa bình và trật tự thế giới bằng chính sức mạnh của mình. Và nếu cần, Hoa Kỳ phải sẵn sàng hành động một cách đơn phương (If necessary, the United States must be prepared to take unilateral action). Cũng trong bản dự thảo kế hoạch này, Paul Wolfowitz còn đưa ra một quan điểm táo bạo: Mục tiêu số một của đường lối chiến lược quân sự và chính trị Hoa Kỳ thời hậu Chiến Tranh Lạnh là bằng mọi giá, phải ngăn cản không cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới có thể trở thành siêu cường đối thủ của Hoa Kỳ (The number one objective of U.S. post-Cold War political and military strategy should be preventing the emergence of a rival superpower).
Đây là một tài liệu mật có những quan điểm táo bạo chưa từng có trong lịch sử quốc phòng của Mỹ. Vì vậy, khi tài liệu mật này bị tiết lộ, được báo chí đăng tải, cả thế giới xôn xao, nhiều cường quốc đồng minh của Mỹ đã công khai bầy tỏ sự tức giận. Kết quả, tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho tổng trưởng quốc phòng Cheney soạn thảo lại bản kế hoạch, trong đó, những điều khoản táo bạo nêu trên đều bị cắt bỏ.
20.1.1993: Bill Clinton trở thành tổng thống Hoa Kỳ, và chính sách kiềm chế và giám sát Iraq vẫn được chính phủ Clinton theo đuổi. Đột nhiên, năm 1995, con rể Saddam Hussein, nguyên trưởng phòng kế hoạch chế tạo vũ khí phi quy ước của Iraq, đào tẩu và cho quốc tế biết những chi tiết liên quan đến kỹ nghệ chế tạo vũ khí hóa học, vi trùng và bom nguyên tử của Iraq. Sau đó, dưới áp lực quốc tế, nhiều vật liệu, dụng cụ chế tạo vũ khí phi quy ước của Iraq bị phá hủy. Tuy nhiên, những nhà máy chế tạo các vật liệu, dụng cụ đó ở đâu thì vẫn còn trong vòng bí mật. Thực tế này báo hiệu nguy cơ, trong tương lai không xa, Iraq sẽ thủ đắc vũ khí nguyên tử. Khi đó, những thế lực khủng bố quốc tế nuôi dưỡng lòng thù hận Hoa Kỳ sẽ có đủ khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí nguyên tử.


26.1.1998: Trước nguy cơ bị khủng bố bằng vũ khí nguyên tử, một số lý thuyết gia chiến lược của Mỹ, trong đó có Paul Wolfowitz , đã đứng ra thành lập Dự Án Hoa Kỳ Thế Kỷ 21 (The Project for a New American Century) với mục tiêu, Hoa Kỳ phải đóng vai trò lãnh đạo thế giới trên căn bản sức mạnh tuyệt đối trong quân sự và tiên phong trong việc bảo vệ những giá trị luân lý của thế giới.
Ngày 26 tháng 1 năm 1998, các nhà lý thuyết gia chiến lược đã đồng thuận gửi một lá thư ngỏ cho tổng thống Clinton, yêu cầu chính phủ Mỹ bằng mọi giá phải hóa giải nguy cơ thủ đắc vũ khí nguyên tử của Iraq. Phần lớn những chiến lược gia ký tên trong lá thư đều là những người hiện giữ vai trò then chốt trong chính phủ TT Bush, như Donald Rumsfeld (hiện tổng trưởng quốc phòng), Paul Wolfowitz (hiện thứ trưởng quốc phòng), Richard Armitage (hiện thứ trưởng ngoại giao), John Bolton (hiện thứ trưởng ngoại giao đặc trách giải trừ binh bị), Richard Perle (hiện chủ tịch Hội Đồng Chính Sách Quốc Phòng), William Kristol (hiện chủ tịch The Project for the New American Century)...
3.1999: Nhận thức được một lá thư ngỏ không đủ xoay chuyển được đường lối ngoại giao và quốc phòng của Hoa Kỳ, nên các chiến lược gia quyết định hậu thuẫn George W. Bush II (con) ra tranh cử tổng thống. Hai nhân vật có tầm nhìn chiến lược quốc tế đồng thời cũng có đầu óc thực tiễn là Colin Powell và Condoleezza Rice cũng rủ nhau đứng dưới trướng của Bush trong cuộc vận động tranh cử.
20.1.2001: Bush thắng cử, trở thành tổng thống Hoa Kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách lấy công làm thủ của các chiến lược gia, trong đó có Paul Wolfowitz . Một loạt các nhân vật được mô tả là “hiếu chiến” đã nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong nội các chính phủ Bush, trong đó có Donald Rumsfeld nắm tổng trưởng quốc phòng, Paul Wolfowitz nắm thứ trưởng quốc phòng. Tuy nhiên, trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, chính phủ của TT Bush vẫn chưa đi đến quyết định giải quyết nguy cơ Iraq bằng biện pháp quân sự.
11.9.2001: Quân khủng bố dùng phi cơ làm bom tấn công World Trade Center và Ngũ Giác Đài tạo nên sự thiệt hại khủng khiếp về nhân mạng và vật chất cho nước Mỹ. Nhưng thiệt hại nghiêm trọng hơn cả chính là sự khủng hoảng tâm lý của dân chúng Mỹ trước một nguy cơ mới: Sức mạnh nghiêng trời lệch đất của Hoa Kỳ chỉ có thể làm kinh sợ những kẻ sợ chết. Còn với những kẻ khủng bố sẵn sàng cảm tử thì quả thực, khả năng răn đe bằng sức mạnh của Hoa Kỳ gần như vô hiệu!
Nhận thức được điều đó nên ngay buổi tối 11 tháng 9, trong diễn văn gửi quốc dân và đồng bào, TT Bush tuyên bố: Kể từ giờ phút này, chính phủ Mỹ sẽ không hề phân biệt giữa quân khủng bố và những thế lực hậu thuẫn quân khủng bố. Lời tuyên bố của TT Bush đã chính thức bật đèn xanh cho chính sách “tiên hạ thủ vi cường”, mà kết quả của chính sách này là việc Mỹ tung quân tấn công A Phú Hãn, và đặc biệt, tấn công Iraq, bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc.
13.9.2001: Hai ngày sau cuộc khủng bố, trong một cuộc họp tại Ngũ Giác Đài, bài diễn văn của TT Bush đã được Paul Wolfowitz , thứ trưởng quốc phòng, diễn giải qua viễn ảnh chống lại quân khủng bố bao gồm cả Iraq: “Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng, vấn đề [chống khủng bố] không chỉ đơn giản bắt giữ quân khủng bố, xét xử tội ác của họ, mà còn tảy chay, hóa giải những cơ cấu quyền lực hậu thuẫn quân khủng bố, kể cả việc xóa bỏ các chế độ đỡ đầu cho quân khủng bố.”
Lời tuyên bố đầy “hiếu chiến” của Paul Wolfowitz không những làm rúng động thế giới, mà còn làm bàng hoàng ngay cả những nhân vật trọng yếu trong nội các chính phủ Mỹ. Ngay sau đó, trong một cuộc họp báo, ngoại trưởng Colin Powell đã vội vã tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi là chấm dứt khủng bố. Vì vậy, nếu có quốc gia nào, có chế độ nào hậu thuẫn cho quân khủng bố, chúng tôi hy vọng sẽ thuyết phục họ để họ thấy vì quyền lợi của chính họ, họ nên chấm dứt sự ủng hộ đó. Đó là quan điểm của tôi, còn quan điểm của Paul Wolfowitz thì tốt nhất nên để chính ông ta nói”.
15.9.2001: Bốn ngày sau ngày bị khủng bố, TT Bush cùng các nhân vật then chốt trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đáp máy bay đi Camp David, để không chính thức, lập một hội đồng chiến tranh thu nhỏ. Tại Camp David, mọi người đều tranh luận quanh câu hỏi then chốt: Làm cách nào để có thể bảo vệ được nước Mỹ trước sự khủng bố của những kẻ không sợ chết"
Trả lời câu hỏi này, thứ trưởng quốc phòng Paul Wolfowitz cho rằng, tốt nhất là tấn công Iraq, và hiện tại là thời điểm thuận lợi nhất để làm điều này. Tuy nhiên, ngoại trưởng Colin Powell thì cương quyết cho rằng, hiện quốc tế chỉ có thể hậu thuẫn cho việc Mỹ đánh quân khủng bố Al Qaeda và Taliban tại A Phú Hãn. Còn nếu Mỹ tấn công Iraq, chắc chắn sẽ bị thế giới lên án.
Sau đó, mọi người bỏ phiếu, đồng ý với Colin Powell. Riêng tổng trưởng quốc phòng Rumsfeld bỏ phiếu trắng. Trước kết quả cuộc bỏ phiếu, TT Bush quyết định, giai đoạn một sẽ tấn công A Phú Hãn. Còn việc tấn công Iraq tạm thời để lại để nghiên cứu sau.
20.9.2001: Trong bài diễn văn đọc tại lưỡng viện quốc hội, tổng thống Bush phác họa viễn ảnh phòng thủ chiến lược của Hoa Kỳ: “Kể từ nay, những quốc gia nào hậu thuẫn hay cung cấp nơi ẩn nấp cho quân khủng bố, chúng ta sẽ coi những quốc gia đó là thù nghịch. Vì vậy, tất cả các quốc gia, ở bất cứ đâu trên thế giới hãy tự quyết định cho chính mình: Đồng minh của Hoa Kỳ, hay cùng phe với quân khủng bố.”
Cũng trong bài diễn văn, TT Bush xác nhận vai trò lãnh đạo thế giới và sứ mạng của Hoa Kỳ: “Chiến tranh mang đến sự sợ hãi nhưng đồng thời chiến tranh cũng mang đến sự tự do. Sự tiến bộ của tự do nhân loại - thành quả vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta, và là hy vọng cao cả nhất của mọi thời đại – hiện đang tùy thuộc vào chúng ta. Tổ quốc chúng ta – thế hệ của những người Mỹ hôm nay – sẽ có bổn phận xua tan khỏi nhân loại, khỏi thế giới, bóng tối thù nghịch của những hiểm họa xuất phát từ bạo lực. Chúng ta sẽ lãnh đạo thế giới theo đuổi lý tưởng cao cả này bằng nỗ lực của chúng ta, bằng sự dũng cảm của nước Mỹ. Chúng ta sẽ theo đuổi mục tiêu đó một cách kiên quyết, không mệt mỏi, cho đến khi tự do toàn thắng trên thế giới”.
6.2002: Trong diễn văn đọc tại buổi lễ tốt nghiệp ở West Point, TT Bush đề cập đến những thực tế mới Hoa Kỳ phải đối diện trong thời đại hậu Chiến Tranh Lạnh, và nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia đã chuyển từ chiến lược kiềm chế và giám sát sang chiến lược tiên hạ thủ chế nhân. TT Bush cũng kêu gọi nước Mỹ bằng mọi giá, phải duy trì sức mạnh quân sự và chính trị để tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo thế giới.
Như vậy là sau thời gian 10 năm trời, những sách lược táo bạo được Paul Wolfowitz nêu trong kế hoạch “Defense Planning Guidance” thời TT Bush I nhưng bị bác bỏ, nay được TT Bush II chính thức công bố.
8.2002: TT Bush và nội các bắt đầu bàn đến kế hoạch tấn công Iraq và được Colin Powell cho biết, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đồng minh hậu thuẫn Mỹ đánh Iraq. Trong bữa ăn tối ngày 5 tháng 8, Colin Powell lưu ý tổng thống Bush, Mỹ không thể nào đơn phương đánh Iraq, và Mỹ phải nghiên cứu tường tận mọi hậu quả về kinh tế, chính trị tại Trung Đông, một khi tấn công Iraq.
Quan điểm của Colin Powell được Brent Scowcroft, cựu cố vấn an ninh quốc gia của TT Bush I hậu thuẫn. Trong một bài viết đăng trên The Wall Street Journal ngày 15 tháng 8, Brent Scowcroft cho rằng, TT Bush đã có những giải pháp quá nhanh về Iraq, và theo ông, giải pháp tốt nhất đối với vấn đề Iraq là cho thanh tra LHQ trở lại Iraq, hơn là tấn công Iraq.
Ngay sau đó, phó tổng thống Cheney lên tiếng hậu thuẫn cho việc tấn công Iraq. Theo phó tổng thống Cheney, một khi Mỹ tấn công Iraq, khiến chế độ độc tài tại Iraq bị sụp đổ, chắc chắn dân chúng Iraq sẽ vui mừng; những thành phần Hồi giáo cực đoan bắt buộc phải tái xét đường lối khủng bố của họ; và sự hậu thuẫn của Mỹ cho giải pháp hòa bình giữa Do Thái và Palestine sẽ có cơ hội thành tựu hơn.
17.9.2002: Sau thời gian 20 tháng trong cương vị tổng thống, TT Bush chính thức cho công bố kế hoạch Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (National Security Strategy – NSS). Đây là lần đầu tiên những quan điểm rời rạc được mệnh danh là “Bush Doctrine” được tập hợp một cách hệ thống trong một tài liệu dầy 33 trang. Kế hoạch NSS đã phác họa sức mạnh cùng nhu cầu an ninh của Hoa Kỳ đòi hỏi Hoa Kỳ phải chủ động tấn công bất cứ quốc gia nào hậu thuẫn cho quân khủng bố gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ. Kế hoạch cũng khẳng định, Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng tất cả sức mạnh quân sự và kinh tế để khuyến khích sự phát triển của tự do dân chủ trên toàn thế giới. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao của Mỹ, kế hoạch NSS khẳng định, Hoa Kỳ sẽ bằng mọi giá, không chấp nhận bất cứ quốc gia nào thách đố sức mạnh quân sự tối thượng của Hoa Kỳ. Và kế hoạch NSS xác nhận, một khi quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa, Hoa Kỳ sẽ phải hành động, ngay cả hành động đơn phương, nếu thấy cần thiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.