Hôm nay,  

Tâm Lý Chiến Tranh

07/09/200600:00:00(Xem: 2512)

 Tuần tới đến ngày kỷ niệm khủng bố đánh sập hai tòa nhà ở New York và một góc nhỏ của Ngũ giác đài ở Thủ đô Mỹ. Năm năm trôi qua, thiết tưởng lúc này cũng nên xét đến ý nghĩa cuộc chiến tranh chống khủng bố khác với những cuộc chiến lớn trong quá khứ như thế nào. Thế giới đã biết hai cuộc đại chiến trong thế kỷ 20 và cả một thời kỳ gọi là chiến tranh lạnh sau Thế chiến II. Hậu quả thảm khốc của ba cuộc chiến đó đã tạo ra một dư âm đặc biệt trong tâm lý quần chúng. Đó là tâm lý sợ chiến tranh, sợ chết chóc và tàn phá, lo bảo toàn an ninh cho chính mình. Ít người nghĩ đến trạng thái tâm lý quá thông thường này, nhưng các tổ chức khủng bố xuất phát từ các phe Hồi giáo quá khích đã lợi dụng đến tối đa khía cạnh tâm lý đó.

Khủng bố có ý nghĩa đơn giản là reo rắc sự sợ hãi. Nạn khủng bố manh nha từ cỡ nhỏ trong cuộc chiến của nhóm Hồi giáo cực đoan chống Israel ở Palestine. Nó đã được Osama bin Laden phát động thành một cuộc chiến quốc tế đầu thập niên 90 thế kỷ 20 và đến đầu thế kỷ 21, thế giới đã thấy một hình thức chiến tranh quái đản chưa từng có trong lịch sử loài người. Sau vụ khủng bố ngày 9-11, một cá nhân không có tổ quốc là bin Laden đã tuyên chiến với cả một nước mạnh nhất thế giới là Mỹ. Bọn khủng bố do bin Laden cầm đầu dùng các loại vũ khí như cướp phi cơ, bom tự sát, xe chở bom đánh vào nơi đông người, Nhưng đó chỉ là mặt nổi, mặt chìm của chiến lược khủng bố có mục tiêu tối hậu là gây hãi hùng với những hậu quả thật lâu dài về kinh tế cũng như về tâm lý ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu. Nó đã có hiệu quả.

Vậy tâm lý chiến tranh của Mỹ như thế nào" Ngay từ đầu Tổng Thống George W. Bush đã nhắc nhở đến "trục" Tam Ác Iran, Iraq, Bắc Hàn. Chữ "trục" dùng ở đây rất có ý nghĩa. Nó gợi nhớ đến "trục" Đức, Ý, Nhật thời Thế chiến II, và người ta không quên thời đó Mỹ đã lãnh đạo đồng minh đánh tan khối "trục" để tạo hòa bình cho thế giới. Vũ khí của Mỹ thời đó hiển nhiên là sức mạnh quân sự. Thời nay TT Bush có ý muốn nói nếu có nhiều đồng minh hợp tác với Mỹ, nạn khủng bố sẽ sớm bị tiêu diệt. Mấy tháng gần đây, sau khi nạn khủng bố tái phát ở Afghanistan và nạn bạo động khủng bố đẫm máu gia tăng mạnh ở Iraq, các giới chức Mỹ bỗng nhắc đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản quốc tế do Nga cầm đầu. Cố nhiên người ta hiểu cộng sản sụp đổ không phải do vũ khí hay quân đội Mỹ mà do sự bao vây của các nước đồng minh, nhất là sự phong tỏa kinh tế và các hình thức chiến tranh lạnh khác. Do đó cuộc chiến chống khủng bố, hay Tam Ác còn lại ngày nay là Bắc Hàn và Iran, cũng không nhất thiết cần phải dùng đến vũ lực.

Tuy nhiên phép ẩn dụ ở đây cũng có điều không đúng lắm. Chiến lược bao vây và phong tỏa chỉ có hiệu quả khi Mỹ đứng "ở ngoài" các nước Cộng sản. Bây giờ Mỹ đã đứng "ở trong" hai nước Iraq và Afghanistan, làm sao bao vây kinh tế" Đó là kế vô thi. Ngược lại Mỹ còn phải nhồi hàng trăm tỷ đô-la vào hai nước này cho chiến phí, xây dựng quân đội, cảnh sát chính quyền dân cử và cấp cứu đói khổ thương vong cho dân chúng nạn nhân của các vụ tàn sát bạo ngược giữa các hệ phái và sắc tộc. Bao vây kinh tế chỉ có thể thi hành đối với những nước có kẻ thù cầm đầu, như các chế độ công sản năm xưa. Và cũng phải nói thêm một hiệu ứng bên lề của phép ẩn dụ. Mỹ đã thắng Cộng sản quốc tế, Liên Xô tan vỡ, nhưng ngày nay vẫn còn tồn tại những chế độ Cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam. Đối với những nước này, thay vì những từ ngữ như bao vây hay phong tỏa, người ta đã nói đến giao thương và mở cửa thị trường nhiều hơn bao giờ hết. Hiển nhiên tâm lý chiến tranh cũ không còn được áp dụng nữa, nên dù có những đấng anh hùng tâm lý của thời chiến tranh lạnh được nấu lại như nấu nhựa dẻo cũng bằng vô ích.

Vậy làm thế nào chống khủng bố" Trước hết phải nhìn nhận một sự thật phũ phàng: không thể tận diệt nạn khủng bố, nếu loài người không dứt bỏ được con quỷ khủng khiếp là sự tự sát vẫn núp kín trong tâm thức con người từ thời tiền sử. Nói diệt hết nạn khủng bố cũng tựa như nói đã diệt được hết cái nghiệp tự sát của loài người. Bởi vậy cần phải nhìn nạn khủng bố theo một góc cạnh khác hẳn và đây cũng là đặc điểm của loại chiến tranh mới thời nay. Chống khủng bố trước hết và trên hết vẫn là tăng cường tối đa sự đề phòng mọi hình thức khủng bố, kể cả hơi độc hay "bom bẩn", áp dụng triệt để các biện pháp an toàn trong các đám đông. Nhưng nếu rồi đây ở Mỹ hay ở bất cứ nơi đâu, có một quả bom tự sát nổ, điều đó không có nghĩa là cuộc chiến chống khủng bố đã thất bại. Đó chỉ là điều không thể tránh, vì hãy hỏi mỗi ngày có bao nhiêu vụ tự sát trên thế giới.

Chống khủng bố cũng không có nghĩa là chỉ cần giết được hay bắt được các tay cầm đầu khủng bố. Bởi vì Osama bin Laden đã tạo được một mầm mống vô cùng độc hại, tiêu biểu cho hình thức chiến tranh thế kỷ 21. Đó là tư tưởng Thánh chiến Hồi giáo duy căn đang nẩy nở trong nếp sống của giới trẻ ở nhiều nước tân tiến. Và lạ lùng làm sao, phần lớn những người mới đây bỏ đạo cũ để theo Hồi giáo lại là những kẻ hăng say nhất, sẵn sàng nhập cuộc Thánh chiến (Jihad) để nhận lấy cái chết vì đạo. Bởi vậy cuộc chiến chống khủng bố sẽ là cuộc chiến lâu dài, như TT Bush tuyên bố tuần này trước ngày kỷ niệm 9/11. Nhưng phải chăng khủng bố đã xuống cấp" 5 năm đã qua, khủng bố không đánh một đòn nào vào nước Mỹ, đó không phải khủng bố đã xuống cấp, mà vì khủng bố đã chọn được một địa bàn khác thuận lợi hơn để đánh Mỹ. Đó là mặt trận Iraq và Afghanistan, nơi quân Mỹ đã có mặt. Chiến lược của Jihad là đánh nơi nào Mỹ khó đề phòng nhất và dễ đạt mục tiêu nhất. Quân Mỹ đã có mặt ở hai mặt trận trên bộ nên khủng bố đánh vào đó, để làm Mỹ chảy máu người và chảy máu kinh tế.

Rút cuộc về chiến lược, Mỹ đã tự đi vào một địa hình do khủng bố lựa chọn, nên đã mất thế chủ động. Tình trạng này rất nguy hiểm, Mỹ không thể rút quân ra khỏi Iraq với bất cứ lý do nào. Vì nếu thất bại ở Iraq, Mỹ sẽ bị coi như đã thua trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Đã đâm lao phải theo lao, biết làm thế nào" Trừ phi giới lãnh đạo Mỹ có được một tâm lý chiến tranh thích hợp hơn với thời thế mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.