Hôm nay,  

Mời Gọi Làm Từ Thiện: Trái Tim Từ Hạnh

19/09/200300:00:00(Xem: 4524)
LTS: Bài này do bác sĩ Hồ Đắc Duy chuyển tới, sau khi biết hoàn cảnh một trại mồ côi rất mực thiếu thốn. Bài viết của ông Nguyễn Văn Sa, mời gọi giúp cho trại mồ côi của chùa Từ Hạnh. Bài như sau.
Để miêu tả sự đói nghèo cùng cực của đại bộ phận người dân nông thôn thời Pháp thuộc, nhà văn Thạch Lam đã chưng ra hình ảnh một gia đình - "nhà mẹ Lê"â với cái ổ rơm - trong đó "chó mẹ chó con lúc nhúc" !
Ngỡ đấy chỉ là những thước phim quay chậm về một quá khứ vốn đã xa xôi và ngậm ngùi. Nhưng không, giữa lòng một thành phố lớn bậc nhất đất nước mà hơn một thập niên gần đây mọi cư dân hầu như đều được ăn ngon mặc đẹp này - đâu đấy vẫn còn có những con người đành phải sống dưới mức thậm khổ. Xót thay, những con người ấy lại là đám trẻ con hoặc vừa rời vú mẹ hoặc từ lâu không rõ bố mẹ là ai. Một số có bố mẹ song đưa đón đi về không chừng không đổi… nói gì chuyện cơm áo thất thường bữa đói bữa no.
Tựa những cây non, lũ trẻ hiếu động luôn vươn tới nơi đâu giúp chúng nẩy nở. Than ôi, trên năm chục đứa trẻ con nhà nghèo bằng cách này hay cách khác được quy tụ về đây - ngôi chùa Từ Hạnh đang xây dang dở, mỗi ngày đều có thói quen… cúi lom khom trên sân chùa nhặt nhạnh từng thứ có thể chơi hoặc giúp các cháu hình dung ra đấy là thứ đồ chơi dành riêng cho trẻ: vài ba viên sỏi óng ánh hay con búp bê cụt tay rụng tóc nào đấy… Nào có nề hà gì đối với chúng bởi "trẻ vốn có khả năng nghe những điều vô thanh và thấy những điều vô hình" nên chỉ bấy nhiêu thứ nhặt nhạnh kia cộng hưởng với trí tưởng tượng, chúng sẽ hội đủ một thế giới để đùa vui…
Nhưng với chúng ta liệu có tránh khỏi chạnh lòng và tự hỏi - "các cháu thực sự được sinh ra để sống hay ngẫu nhiên có mặt trên đời chỉ do bố mẹ sau một cơn vui ""… Bằng không, sự tồn tại triền miên và vô vọng trong cảnh đói ăn đói mặc, đói cả niềm vui nho nhỏ của chúng làm sao có thể giải thích được "
Mọi sự có là duyên khởi chăng " Tiếc thay, sư cô Như Diệu lại quá tiết kiệm lời - "Có ngon cho ăn ngon, có dở cho ăn dở… nhiều ít không biết tính sao nữa" ! Thế việc cứu khổ sẽ kéo dài được bao lâu, thưa sư cô " - "Không, không biết sao nữa" !
Vâng - "không biết sao nữa" !
Vẻ nhẫn nại qua ánh mắt, sự trung thực trong câu nói khiến chúng tôi chỉ biết lặng người. Một phụ nữ dáng vẻ chân quê mà cuộc đời qua một số người thân quen cho biết… chỉ toàn những ngày khổ nhọc - sư cô Như Diệu, khởi đầu sự nghiệp như một "bà mẹ Lê" của lũ con trên năm mươi đứa không do mình đẻ ra hơn mười năm trước, ở tuổi 45…
"Nếu chờ đủ sức đủ lực mới đứng ra làm thì biết bao giờ và sao gọi là… cứu khổ" sư cô ngập ngừng " …vả lại, có chi đâu" .Và sư cô lần lượt "hạ sinh" không biết bao nhiêu cô cậu đủ mọi trang lứa, ban đầu do lòng trắc ẩn nhận giữ không công một vài trẻ trong thời kỳ sài đẹn mọc răng… Thêm dăm ba cháu đang tuổi ăn cháo đái dầm bị cha mẹ bỏ lăn bỏ lóc để chạy cơm từng bữa, quanh chùa. Dần dần, sư cô "bấm bụng" nuôi ăn một số lớn tuổi hơn…"lên chín lên mười nhưng trông chúng tội nghiệp quá, nhận nuôi không thì quá liều mà làm ngơ cũng không được". Ai chẳng thương con song thân phận tứ xứ đến thành phố ngụ cư, tiêu chuẩn vài ngàn tiền ăn mỗi ngày vượt quá khả năng nên bố mẹ chúng thường xuyên… phó mặc !
Tiếng lành đồn xa,"địa chỉ nuôi trẻ" nghiệp dư của sư cô trở thành điểm hẹn cho từng cặp vợ chồng thuộc giới lao động chân tay mang con đến, vô tình mấy ai thấu hiểu "trái tim vàng" từ lâu đã… quá tải. "Khách không mời" mỗi ngày mỗi tăng, nhưng theo lời nói vui mang tính cảm kích của một "chuyên viên" thiện nguyện - bác sĩ Hồ đắc Duy - "sự vụng về trong khâu tổ chức của con người đầy hĩ xả ấy (tức sư cô) thì… vẫn vậy" !
Việc tắm rửa, giặt rũ cho các cháu nếu thiếu sự trợ giúp của quý lão bà neo đơn tá túc quanh đấy, ắt chẳng biết công tác từ thiện của sư cô sẽ đi về đâu. Chất lượng khẩu phần không thể định trước bởi tùy thuộc vào sự hảo tâm của các chủ quán cơm trong khu vực, các bà bán hàng rong, các sạp chợ sáng chiều đắc hay ế… Gạo nhận từ bá tánh, soong chảo thiếu thì nấu làm nhiều xuất. Rau cải, gia vị, thịt cá thặng dư xin từ các nhà hàng bất kể ươn héo hay tươi ngon… nhận về lúc nào và bao nhiêu… sư cô thường tính toán nhẩm và xác suất nhầm lẫn lại rất cao… cũng "không biết sao nữa" !

Aáy thế, nhà trẻ của sư cô Như Diệu vẫn tồn tại theo năm tháng, phải chăng "thánh nhân vốn đãi ngộ.. kẻ giàu từ tâm" !
Riêng đồ chơi cho các cháu là một vấn đề vô cùng nan giải, không chỉ với sư cô mà còn với những ai có thiện ý. Chị LH. từ nước ngoài về mua một số, cọng thêm một số chúng tôi quyên góp từ con em của bạn bè: chó bông gấu nhựa, thỏ mẹ thỏ con bằng đất nung, gà gô vịt bầu... song chẳng được bao lâu. Mỗi cuối ngày ra về, cháu nào cũng muốn giữ lấy làm của riêng cho mình, không cháu nào chịu chia tay với bất cứ con vật yêu nào cả. Và dường như bố mẹ các cháu cũng… đồng tình với khuynh hướng tư hữu bẩm sinh này của trẻ, chẳng ai nỡ "ngọt ngào đề nghị" các cháu buông ra, nói gì… giựt lại đồ chơi khỏi tay chúng dẫu để bào quản, tránh hư hao hay thất thoát.
Sân chùa chỉ một đôi ngày sau vì thế vắng hoe… loài thú chơi. Trường hợp có con thú hoặc vật chơi nào còn sót lại đâu đấy, cùng lúc rơi vào mắt xanh của nhiều cháu. Rất dễ đau lòng cho những ai nghe và thấy từ từng đôi môi đỏ mọng hay những ngón tay búp măng ấy vung ra không thiếu những tràng chưởi thề tựa người lớn ở các bến bãi, từng vết cào cấu vào mặt mũi của nhau hung hãn không thua lũ mèo hoang tranh mồi.
Làm sao có thể trông chờ ở vị sư cô một phép thuật trị an hữu hiệu khi mà việc chạy ăn từng ngày cho bấy nhiêu sinh linh đã "lực bất tòng tâm" nếu không gọi là… bi đát. Nhân sự vật lực, trình độ quản lý, kinh nghiệm hòa giải trẻ, khả năng thuyết phục phu huynh mỗi khi sự cố xẩy đến, sự tế nhị với từng con người có thể do… đói ăn nên cạn nghĩ. "
Rồi với một nhân phẩm vẹn toàn đến thế, sư cô không ít lần đã được "đền đáp" khá phũ phàng, lắm lúc mang tính phản giáo dục trước mắt các cháu, bắt nguồn từ thái độ vô tâm và vô ơn của bố mẹ sinh ra các cháu. Họ thờ ơ lạnh nhạt dẫu trước đó không lâu đã mang con đến van nài, gởi gắm.
Thay vì hàm ơn, sự túng quẫn hành hạ tâm trí từng ngày khiến họ gần như trơ ra, quên hết cảm giác ứng xử sao cho phải nhẽ. Mỗi lần đón con dù sớm hay muộn, mấy ai trong số bố mẹ các cháu chịu nói lời cám ơn hay nở một nụ cười thân mật. Đôi lần có kẻ còn vung tay đánh con trước mặt sư cô, kèm theo từng tràng chưởi đổng vốn đã giúp nhà văn Nam Cao cấu thành chất liệu nặn nên một gã Chí Phèo "lừng danh" hơn năm mươi năm về trước.
Sự quả cảm nghiêng vai cất bớt gánh nặng từ đồng loại cùng khổ khác, sự dấn thân quyết tìm cho ra lý do để sống, để làm đầy trái tim vốn đã không đủ chứa bao nỗi đau thương của chính mình của vị sư cô , bấy lâu được mấy ai san sẻ " -"Nhưng thôi, cũng không biết nói sao nữa" - sư cô lại cười, không rõ vui hay buồn sau một lần tình cờ có người chứng kiến và kể lại.
Đấy có là "cái nghiệp" của sư cô và nếu là "nghiệp" thì thượng đế - sau khi trót nhỡ trao "cái nghiệp" ấy cho người phụ nữ nhân hậu này, thượng đế ắt phải… thẹn thùng "
Viết bài này chúng tôi không chủ ý mang đến cho người đọc man mác một nỗi buồn, bởi điều đó không giúp chúng ta phá vỡ được thành lũy của sự đói nghèo hiện vẫn tiếp tục vây bủa quanh một tầng lớp lao động nào đó trong xã hội.
Nhưng, nói như sư cô Như Diệu "không thể chờ đủ hãy làm" - càng không thể đồng hoá mình với những kẻ bàng quan và mộng mị, mong chờ phép lạ tự trời cao… thực chất nhẳm để tránh né hoặc biện minh…
Đã qua rồi thời đại của những phép màu và sư thụ động của những lời thuyết giảng.
Cần phải can thiệp tích cực dẫu "vụng về" nhưng đúng lúc như vị sư cô cùng bao con người giàu thiện tâm khác vào sự thăng trầm của cuộc sống. Nghiêm túc và thực tế cúi xuống với từng bi kịch dẫu ở mức độ nào, góp phần lột xác những Chí Phèo cho xã hội hôm nay lẫn ngày mai.
Thượng đế nếu có thật, sẽ không quên ơn con người, không quên ơn chúng ta !
NGUYỄN VĂN SA
GHI CHÚ: Tôi nhận được bài viết của anh Nguyễn Văn Sa , sau khi đưa anh đi thăm Lớp Học Tình Thương và nhà nuôi trẻ con của chùa Từ Hạnh.
Xin cám ơn chi Lan Hương ở Canada , chi Duy Tâm ở Thụy Sĩ , gia đinh ông bà Nguyễn Ngọc Hải ở Texas Hoa Kỳ , chi Trịnh Vinh Tâm và các thân hữu đã góp tay mang lại niềm vui cho các cháu mồ côi , các cháu mà số phận của các em gắn chặt vào sự cùng cực của cha mẹ
Moi thứ đồ chơi dù hư củ xin cứ gởi hay mang đến địa chỉ : Chùa Từ Hạnh số392/1 Kinh Dương Vương Khu Phố I - An Lạc , Bình Chánh Tp HCM . DT 8776178
BS Hồ Đắc Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.