Hôm nay,  

Hông Kông: Lấy Quần Chúng Bao Vây Cs

7/4/200300:00:00(View: 4603)
Cộng sản trên đường Vạn Lý Trường Chinh, chinh phục Trung Hoa, đã dùng chiến thuật lấy nông thôn bao vây thành thị. Hồâng Kông trên đường khôi phục lại tư do dân chủ và nhân quyền của mình dường như cũng dùng chiến thuật lấy quần chúng bao vây CS.
Ngày 1 tháng 7, năm 2003, tại Công viên Victoria nằm giữa đảo quốc, hàng trăm ngàn người dân Hồâng Kông tập trung biễu tình chống nhà cầm quyền, đòi lại tư do, dân chủ, và quyền sống của mình đã bị Bắc kinh lần hồi tước đoạt. Quần chúng kỳ này xuống đường để chống dự luật do Bắc Kinh đưa ra định công khai, chánh thức tước đoạt dứt điểm những quyền ấy của nhân dân Hồng Kông sau khi đã gậm nhấm khá nhiều trong yên lặng suốt 6 năm qua. Vì Bắc Kinh dứt điểm, nên nhân dân Hồng Kông cũng phải dứt điểm. Cuộc biểu tình chống đối vì thế là một cuộc biểu tình chống đối lớn và quan trọng nhứt của nhân dân Trung Hoa kề từ sau cuộc biểu tình chống đối của sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989 và từ khi Bắc kinh "tiếp thu" Hồng Kông khi Hiệp ước Nhượng điạ 99 năm giữa Anh và nhà Thanh hết hạn. Bắc Kinh, báo chí, truyền thanh, truyền hình không nói một tiếng nào, trừ ra một số điện thư của lớp thức trẻ loan truyền nhau trên Internet.
Ngày tiếp nhận, CS Bắc Kinh long trọng hứa với chánh quyền và nhân dân Hồng Kông sẽ áp dụng nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ" và dành cho Hồng Kông qui chế tư trị. Nhưng CS ở đâu và lúc nào cũng vậy, nói là một chuyện, làm một chuyện khác. Và như đã nói, cao điểm của hành động tước đoạt này là việc Bắc Kinh đưa ra dư luật để hội đồng Lập pháp của Hồng Kông thông qua. Nếu Dự luật được thông qua, quyền tự do dân chủ của người dân Hồng Kong coi như đã bị cầm thế, nằm gọn và trọn trong tay CS Bắc Kinh. Đặc biệt điều 23 của dự luật minh thị cấm chỉ Hồng Kông "phản bội, ly khai, khuynh loát, lật đổ" nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng như "đánh cấp bí mật quốc gia" và liên lạc với các nhóm, các tổ chức, các đảng phái trong và ngoài nước.

Còn về phiá nhân dân Hồng Kông, 6 năm qua từ ngày Hông Kông được giao trả lại cho TC, xã hội chánh trị Hông Kông bị chia rẽ nặng. CS Bắc Kinh dùng chánh sách chia để trị, đã dựa vào thiểu số những nhà kinh doanh và tài phiệt bảo thủ, coi việc làm giàu là tất cảû và được TC dành cho một số ưu đãi. Còn đa số quần chúng nhân dân lao động thành thi nghèo là quần chúng bị trị, đời sống ngày càng đi xuống do các công ty lớn dời đi và do TC muốn biến Thượng hải thay cho Hồng Kông. Hố sau ngăn cách ngày càng sâu rộng. Thiểu số ưu đải ý thức rõ "ý đồ" của Bắc Kinh- thay Hồng Kông bằøng Thượng Hải - và thể nghiệm thiếu tư do dân chủ là kinh tế không lên nổi. Ô. Đổng kiến Hoa người được Bắc Kinh chỉ định "quản lý" Hồng Kông nắm vững tâm lý ấy nên nhiều lần kéo dài không muốn đem vấn đề nhậy cảm về tư do, dân chủ của nhân dân Hông Kông ra Hội đồng Lập pháp để biến thành luật. Chớ nội dung điều 23 nhậy cảm TC đã đặt vấn đề này ra từ khi thương thảo với Anh; Anh không cưỡng lại được nên đã phải cùng ghi như một trong những điều luật căn bản trong văn kiện bàn giao. Nhưng kỳ này Bắc Kinh áp lực thúc ép Ô. Đổng Kiến Hoa phải đem ra. Thế là thiểu số làm ăn với Bắc Kinh cũng chống. Liên minh Dân chủ Kiện toàn Hồâng Kông của thiểu số này, 10 năm trước rất yếu vì bị quầân chúng nghi ngờ thân Bắc kinh, nay được đa số nhân dân ủng hộ vì chống lại Bắc Kinh. Giàu và nghèo kết hợp chống dư luật và điều 23. Những nhà kinh doanh thì lo sợ tội "đánh cấp bí mật nhà nước" sẽ làm tê liệt mọi giao lưu, chuyển nhượng kỹ thuật, kinh tế, tài chánh của trung tâm đầu mối kinh tế Đông Nam Á như Hồng Kông. Nhân dân lo sợ điều 23 đặt an ninh quốc gia lên hàng đầu sẽø giao cho ngành an ninh quyền hạn đặc biệt, bắt người không cần lịnh toà án, bỏ tù không cần xét xử như ở lục địa.
Giữa bầu không khí giàu thì lo sợ, nghèo thì nghi kỵ đó ở Hồng Kông, Bà Regina Ip, người cầm đầu ngành an ninh nội chính Hồng Kông, được Bắc Kinh trợ trưởng, đổ dầu vào lửa. Bà cổ võ vấn đề an ninh quốc gia và chê trách người chống đối dư luật không hiểu biết. Tự ái quầân chúng bị chạm, nên quần chúng và nhiều người đại diện dân cử trong Hội đồng Lập pháp tố cáo Ô.Đồng kiến Hoa và Bà Regian Ip là tay sai của Bắc Kinh. Uy tín của hai người này xuống một cách thảm hại, chỉ còn 19%. Thêm vào, quần chúng cũng đổ tội cho hai người này để bịnh Sars tư Quảng đông tràn qua, làm Hông Kông làm Hồng Kông dở sống dở chết.
Thế là ba xôi nhồi một chỏ. Một cuộc biểu tình được giới kinh doanh thân nhưng đã chán Bắc Kinh giúp đỡ và được quần chúng bị trị vốn lâu nay nghi ngờ Bắc Kinh vùng lên thành cuộc biểu tình lớn nhứt tù sau vụ Thiên an môn và từ khi Bắc kinh "tiếp thu" Hông Kông. Bắc Kinh tuyệt đối đánh chữ làm thinh, dấu như dấu bịnh Sars, không một "báo đài" nào của Đảng viết hay nói một chữ. Nhưng Hồng Kông khác Bắc Kinh, vận dụng tối đa sức mạnh của truyền thông, biến cuộc biểu tình chấn động thế giới. Hội Aân xá Quốc tế cho đó là một "biến động vĩ đại liên quan đến nhân quyền." Chánh quyền các nước lớn, Washington, Londres, Liên Aâu tỏ ra quan tâm đặc biết. Bắc kinh tỏ vẽ bất chấp. Người cầm đầu nhà cầm quyền Hông Kông do Bắc Kinh chỉ định tuyên bố ngày 1 tháng 7, sẽ "tiếp tục dùng những biện pháp để duy trì và cứu nguy luật pháp và tư do dân sự" ở Hồng Kông. Nhưng đó chỉ lời tuyên bố của người đã hết được giới bảo thủ giàu ủng hộ và đã bị quần chúng xem là tay sai của Bắc Kinh. Chắc chắn Bắc Kinh không để Hồng Kông biến thành một Đài Loan thứ hai. Nhưng cũng chắc chắn thế giới không để yên Bắc Kinh Hồng Kông thành một Thiên An Môn thứ hai. Cuộc đấu tranh sẽ còn dài dài và diễn biến phức tạp vì đó là bản chất của cuộc đấu tranh chánh trị.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.