Hôm nay,  

Suy Niệm - Phục Sinh: Mùa Xuân Tâm Hồn

14/04/200100:00:00(Xem: 6187)
California. Tháng Tư. Mùa xuân đến rồi! Vào lúc 6 giờ sáng, chim trời đã líu lo, ríu rít chúc tụng Thượng Đế, trên cây cao bên ngoài cửa sổ căn phòng tu viện Majella. Những con chim nhỏ bé, dễ thương, mà Đức Yêsu có lần đã đánh giá "hai con chỉ bán được một đồng!" lại luôn luôn sống mùa xuân đời mình. Chúng không có đông buồn, hay thu sầu. Chúng là những tạo vật chỉ biết hòa tấu tiếng hót với niềm vui khôn tả trong trái tim, dù trời nắng, dù trời mưa, dù gió lạnh, dù gió nóng…

Những ca khúc của chim tôi nghe được suốt ngày có thể nói đã mang lại cho tôi mùa xuân thế phàm. Nhưng chính Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng tôi Mùa Xuân Tâm Hồn.

Con người có là chi" Bạn và tôi có là chi mà Con Thiên Chúa đã phải xuống thế làm người, rồi phải vác thập giá đi con đường thương khó, từ Vườn Giệtsêmani lên Núi Sọ chịu đóng đinh và bị giết như một tử tội đại hình"

Nhưng cuối cùng Satang đã thua! Ngài đã vinh quang sống lại, chiến thắng sự dữ, toàn thắng tử thần, trong bài ca của Giáo hội hoàn vũ:

Ngày hoan lạc, đoàn con vang hát! Vạn tuế! Chúa Kitô khải hoàn!

Hồng ân của Thiên Chúa từ nhân đã ban Đấng cứu chuộc toàn dân/ Đoàn con được thoát ách lầm than. Máu chiên đã xóa tội trần gian / Họp nhau quanh Chiên Thánh Phục Sinh, chúng con hát khúc ca trường sinh. / Này đây từ Thiên Quốc ngự xuống. Sion chói sáng muôn hào quang / Mừng vui tràn lan khắp trần gian. Chúa gieo vinh quang khắp càn khôn / Về đây Hội Thánh Chúa thành xây: Muôn dân đua nhau tuôn về đây / Ngày hoan lạc, đoàn con vang hát! Vạn tuế! Chúa Kitô khải hoàn!

(Nhạc ngoại quốc; lời Thiện Thi Vũ Văn Thiện)

Lồng ngực của các tín hữu như vỡ tung, để vạn tuế, để hoan hô, để ngợi khen, alleluia, alleluia, alleluia.

MỘ TRỐNG
Chúa Kitô đã phục sinh khải hoàn, đem lại Mùa Xuân Tâm Hồn cho chúng ta. Nhưng biến cố lớn lao ấy, phép lạ vĩ đại ấy làm nền tảng cho đức tin của chúng ta, như quả quyết của Thánh Phaolô: "Nếu Đức Kitô đã không sống lại, vậy thì lời rao giảng của chúng tôi thật hư không, và hư không nữa việc anh em tin" (1C 15:14), đã được diễn tiến ra sao"

Trước tiên là những chuyện kể về ngôi mộ trống. Mọi người bị kích động về các chuyện này: các môn đồ Đức Yêsu, các tư tế, và lính canh người Rôma. Tuy nhiên không thấy nói có ai đã vui mừng về những chuyện kể ngôi mộ nơi đã đặt thi hài Đức Yêsu ba ngày trước đây nay thấy trống, nghĩa là không còn xác Ngài trong đó. Thực tế, chúng ta được biết mọi người đều sợ hãi, kinh hoàng cứng đơ! Các quân canh kinh sợ, vì Ngài đã thoát họ, và họ không biết Ngài đã thoát bằng cách nào. Các thượng tế thì không hạnh phúc và quá hãi sợ đến độ đã trả tiền cho những lính canh ấy để yêu cầu họ phao tin thất thiệt là xác Đức Yêsu đã bị các môn đồ Ngài lấy trộm mất rồi. Còn các môn đồ của Ngài cũng không hạnh phúc lắm, vì các ông sợ hãi. Chúng ta không nên quên rằng, sau hết thảy, các ông đã phản bội Ngài một cách thê thảm.

Mỗi người đều có lý do chính đáng để sợ hãi con người Yêsu đó, con người Yêsu họ đã đối xử quá tệ bạc, và nay không còn nằm chết trong huyệt, nơi họ đã cẩn thận, kỹ lưỡng niêm ấn Ngài.

Các môn đồ này đã biết Kinh Thánh của mình. Các ông cũng đã biết những ngôi mộ trống khác, như của ngôn sứ Elisa, người đã được cất lên trời, như của Ênoc (xem Kn 5:18) đã được cất lên trời, và như của Môsê mà mộ của vị thủ lãnh đã không bao giờ được tìm thấy. Ngôi mộ trống có nghĩa là người được chôn trong đó đã được cất lên trời, đã được Thiên Chúa cất lên trời.

Chúng ta không ngạc nhiên thấy Phêrô, người đã chối Đức Yêsu một cách tồi tệ, đã có đôi điều suy tư, gẫm nghĩ khi ông trở về nhà, sau lúc chính mình chứng kiến ngôi huyệt trống. Mọi người kinh ngạc, nhưng mọi người kinh hãi. Phải chăng họ đã không phản bội Ngài, phải chăng họ đã không tuyệt vọng, phải chăng họ đã không bỏ rơi Ngài, phải chăng họ đã không đánh giá thấp Ngài"

Ngài sắp làm gì, Ngài sắp làm gì, Ngài sắp làm gì" Ngài là người đã căn dặn: "Ai không đón nhận các ngươi và nghe lời các ngươi, thì hãy ra khỏi nhà, hay thành ấy, và rũ bụi khỏi chân" (Mt 10:14). Ngài là người đã thương xót kêu lên: "Thà rằng kẻ phản bội ấy đã chẳng sinh ra thì tốt hơn!" (Mt 26:24). Ngài là người đã kể dụ ngôn người đàn ông không mặc áo đúng mực, chỉnh tề, khi vào dự tiệc cưới của Thiên Tử, và đã bị ném vào lửa, lửa thiêu đốt thiên thu, nơi nó phải khóc lóc và nghiến răng đêm ngày. Ngài sắp làm gì" Ngài sắp làm gì" Ngài sắp làm gì"

CÁC CUỘC HIỆN RA
Và rồi Chúa Kitô bắt đầu hiện ra với các môn đồ của Ngài, thăm hỏi các ông, nói với các ông, tỏ ra thân thiện với các ông, ăn cá nướng than bên bờ hồ Galilê cùng các ông. Và chính là từ những lúc ấy, và chỉ từ những lúc ấy, mà chúng ta được biết các ông đã không thể nào tin được mắt mình.

Điều này không có nghĩa là các môn đồ không thể tin Ngài đã phục sinh. Các ông đã tin điều đó rồi. Nó chỉ có nghĩa là các ông không thể tin mắt mình vì Ngài đã đến gặp các ông và vì Ngài đã tỏ ra thân thiện, như thể không có gì đã xảy ra mấy hôm trước, như thể các ông đã chẳng hề bội phản Thầy mình. Xem chừng Ngài đã hoàn toàn quên những gì đã xảy ra cho Ngài và cho các ông. Ngài đã chỉ chúc lành: "Bình an cho các ngươi!" (Yn 20:19) và "Đừng sợ" (Mt 14:28), và trong tất cả các cuộc hiện ra với nhóm các ông đều có nhắc tới sự tha thứ. Ngài đã đến và Ngài đã thứ tha. Các ông cho biết đã được kinh nghiệm niềm vui quá lớn đến độ các ông không thể tin niềm vui ấy là thực.

Bạn có thấy niềm vui ấy không" Bạn có cảm niềm vui ấy không" Bạn có hiểu niềm vui ấy không" Sự sống lại đã thật là kinh khủng. Nhưng khi các ông nghe biến cố ấy, các ông đã kinh hoàng. Ngài sắp làm gì" Ngài đã đến và Ngài đã thứ tha. Các ông đã được cứu rỗi, các ông đã được đảm bảo, các ông đã được cứu nguy, các ông sẽ tiếp tục sống, tiếp tục hiện hữu, tiếp tục tồn tại.

Nhưng Ngài đã không cho phép các ông tiếp tục sống chỉ như trước kia. Ơn cứu độ các ông đã được hưởng sẽ không tồn tại trống không như ngôi mộ của Ngài. Ơn cứu độ của các ông phải được đổ vào đầy tràn cuộc đời các ông. Các ông phải sám hối. Các ông phải trở lại với Thiên Chúa, trở về nhà Cha dấu yêu. Các ông phải xây đắp một cộng đồng nhân loại. Các ông phải yêu mến nhau theo như di chúc của Ngài trong bữa Tiệc Ly vào chiều thứ Năm tại Phòng Trên. Các ông phải ra đi và rao giảng, không phải chỉ rao giảng sự Phục Sinh của Ngài, ngay cả không cần nói nhiều quá về biến cố này, nhưng rao giảng sự tha thứ các tội lỗi con người xúc phạm đến Thiên Chúa của mình. Các ông phải ra đi, làm cho hiện thực trong thế gian này tín thư Ngài đã mang lại cho các ông từ thế giới Ngài xuất phát: bình an.

Một sự bình an chỉ có thể đặt trên công lý trong hiện tại và trên công lý trong vị lai, một sự bình an chỉ có thể đắp xây trên việc thứ tha quá khứ. Một sự bình an là mối quan tâm riêng tư, một nền công lý là mối quan tâm cá nhân. Một sự bình an là mối quan tâm chung mọi người và một nền công lý là mối quan tâm chung nhân loại, vì các ông là tảng đá, trên đó vương quốc Thiên Chúa sẽ được dựng xây. [Jesus The Stranger by Joseph G. Donders]

*

Đức Yêsu Nazarét đã vinh thắng phục sinh!

Nhưng sự Phục Sinh của Ngài không nằm trong các bài báo trên nguyệt san, hay trong các bài giảng ở nhà thờ, sự Phục Sinh của Đấng cứu độ nhân phàm chúng ta đang bát ngát trong lòng bạn, rạo rực trong tim tôi.

Điều này có nghĩa là Phục Sinh đã chỗi dậy con người, từ vực sâu tội lụy, từ sự chết ngậm ngùi, hầu đem lại cho tâm hồn con người một Mùa Xuân.

Mùa Xuân Thánh Ân. Mùa Xuân Hạnh Phúc. Mùa Xuân Vĩnh Hằng.

Alleluia. Alleluia. Alleluia!

(Tu Viện Majella, Baldwin Park, CA, April, 2001)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.