Hôm nay,  

Vn Bị Tố Cáo Xây Đập Yali Làm Hại Kinh Tế Cam Bốt

07/12/200300:00:00(Xem: 4775)
BANGKOK (KL) – Tin của nhà báo Michael Coren : Chính quyền Kampuchia hành động xuyên qua Uỷ hội của Sông Mekong, yêu cầu Việt Nam làm giảm sự tàn phá gây ra đầu tiên của một loạt sáu đập cho dựng trên con sông Se San tại vùng cao nguyên trung phần của Việt Nam.
Có gần 40 người chết cũng như nguồn cá của con sông và việc đồng áng trên ven sông của các tỉnh Stung Treng và Ratanakkiri tại Kampuchia đã bị mất đi, tất cả đều vì chiếc đập của thác Yali thuộc tỉnh Kontum gây ra, sự kiện này đang gợi ra cảnh tàn phá sắp tới cho các tầng đập nước được cất lên theo như đã hoạch định.
Đập Se San 3 là chiếc đập thư hai đang được xây cất, chiếc đập này sẽ được hoàn tất vào năm 2004, xong trước một năm theo như dự trù, căn cứ vào tin tức của Việt Nam. Nhưng hậu quả của đập trên thác Yali là mực nước lên xuống quá nhanh, làm cho chất lượng của nước sông giảm đi, tai vạ lan sang Kampuchia.
Có khoảng 39 người dân sống tại vùng Tây bắc Kampuchia đã bị chết chìm cùng với hàng ngàn gia súc, kể từ khi chiếc đập chi phí 1,2 ty, đã được khởi công xây cất trên thác Yali vào năm 1993, theo như bản tường trình của Probe International, một tổ chức vô chính phủ tại Canada (NGO), chuyên điều tra về các dự án năng lượng.
Ông Tha Thong Sanith, 54 tuổi, đại diện dân của tỉnh Stung Treng đã lên Nam Vang cùng với nhóm NGO hồi tháng mười. Ông này cho biết chiếc đập đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của làng có dân số 50 ngàn người đều sinh sống nhờ vào con sông Se San ờ miệt Tây Bắc của Kampuchia.
Ông Thong Sanith lên tiếng: “Hiện nay dân làng không có thể nào trồng trọt được ở ven sông, dân làng hiện đang mắc đủ các bịnh hoạn, các cầu lộ đều bị hư hỏng. Trẻ em sống ở thượng nguồn không đi học được vì chúng sợ hãi nước dòng.”
Cho tới nay, Việt Nam chỉ hứa để đưa ra “Năm giải pháp” mà thủ tướng CSVN Phan Văn Khải chấp thuận để giảm thiểu ảnh hưởng của chiếc đập này, theo như biên bản của cuộc họp giữa Kampuchia và Việt Nam mới đây mà Bangkok Post đã nhận được.
Không có việc bồi thường nào được đưa ra. Các đề nghị sửa lại đập đưa ra để bảo vệ cư dân và hệ sinh thái hạ lưu đều bị thoái thác, mặc dầu các cơ quan viện trợ quốc tế và giới chức của Kampuchia hối thúc.
Ông Theng Tara, chủ tịch của phái đoàn Kampuchia nằm trong cuộc bàn thảo của sông Se San đã gặp các thương thuyết gia của Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 8 .11.2003 . Ông Tara đã nói cho biết, cuộc bàn thảo chỉ đi tới việc cam kết hợp tác trong lãnh vực thuỷ học và công tác báo động sớm khi đập cho xả nước ra.
Song các thương thuyết gia của Việt Nam đã yêu cầu các ý kiến về chiếc đập mới, tức là Se San 3, phải nạp trình vào ngày 27.11.2003.
Ông Tara lên tiếng :
«Họ chỉ cho tôi có ba tuần để lập kiến nghị về chiếc đập mới này, nếu không họ coi như phía Kampuchia chấp thuận ‘Các điều kiện trong tham chiếu về đập Se San 3’(Terms of Reference for the Se San 3) theo đúng như hiện có. »
Ông Tara cho biết, hai quốc gia còn chưa đồng ý xong về việc xây đập mới như thế nào, nhưng một cuộc họp khác đã dự trù để phê chuẩn các điều kiện trong tham chiếu (TOR) vào giữa năm 2004.
Việt Nam không cần việc chấp thuận về đập này chiếu theo điều lệ của Uỷ hội Sông Mekong, vì sông Se San là một sông nhánh của sông Mekong, không phải là dòng sông chính.
Nhưng việc tranh cãi đã kéo dự án này lằng nhằng từ lúc ban đầu.
Một cuộc nghiên cứu kín của Ngân hàng Phát triển Á châu về đập Se San 3 bị tiết lộ vào Tháng năm, đã phá sớm các cuộc nghiên cứu này để đưa ra những hậu quả của dự án này.
Cuộc nghiên cứu này coi việc chỉ trích của Kampuchia về ảnh hưởng của các dự án đập là việc làm hoàn toàn thất bại .
Hai bản tường trình trước đây do hai công ty tư vấn, SWECO International tại Thụy sĩ và Swiss-Electrowatt viết ra, đã cho thấy tiềm ảnh hưởng về hạ lưu của dự án Se San 3 coi như nhẹ mà bỏ quên đi những cái ảnh hưởng của lưu vực đối với toàn bộ.
Bản tường trình bị tiết lộ do công ty tư vấn Worley của Tân Tây Lan làm ra năm 2000, đã chỉ trích phần lớn các đúc kết. Bản tường trình này nói là ‘các nghiên cứu thiếu cơ sở khoa học và định lượng tin cậy’. Công ty Worley còn cho biết thêm, cuộc nghiên cứu trước đây được lấy làm cơ sở kém khoa học và đập Se San 3 theo dự án sẽ làm trầm trọng thêm sự xung đột vốn đã trầm trọng giữa những người Việt và người Kampuchia đang xử dụng dòng nước này.

Nhưng công ty SWECO International có cuộc nghiên cứu khả tín thực hiện năm 1999, công ty này đã phản hồi bằng e-mail, các vấn đề này xẩy ra tại Kampuchia, nguyên cớ là do thiết kế và thi công sai của đập nằm trên thác Yali. Các nguyên cớ này không dính dáng gì tới cuộc nghiên cứu hay dự án Se San 3.
« Chúng tôi tin rằng không có nhà tư vấn có kinh nghiệm nào có thể dự đoán việc các cổng đập bị tràn nước như thế để dẫn tới các tai vạ cho Kampuchia,» theo thư viết ngày 03/11 của Tina Karlberg, tổng giám đốc của công ty SWECO International.
Khối nước xả ra trong khi thử đập thác Yali năm 1999 đã làm các nhà cửa, mùa màng và người dân tại Kampuchia bị trôi đi. Công ty SWECO hiên nay vẫn còn hợp đồng tư vấn với công ty điện EVN của Việt Nam để dự phần vào việc lập sơ đồ thiết kế cho chiếc đập Se San 3. Công ty Electrowatt đã không trả lới về các chi tiết được yêu cầu.
Sáu đập phỏng tính tốn kém trên 2 tỷ lúc hoàn tất vào mười năm sau.
Chiếc đập gần nhất cách ranh giới Việt-Kampuchia đúng 10 km.
Chiếc đập đầu tiên là đập trên thác Yali, đã hoàn tất năm 2002. Cũng cùng năm này, chiếc đập thứ hai Se San3 ở hạ lưu, cách thác Yali đúng 20 km , được khởi công.
Kế hoạch xây các đập Se san 3A, Se San 4, Plei Krong và Thần Ông đã được chấp thuận.
Lúc đầu Ngân hàng Phát triển Á châu cho thả nổi sáng kiến tài trợ 264 triệu cho dự án Se San 3, nhưng đã giam ngân khoản sau khi Worley có bản tường trình về đập này. Sau đó, theo tin của báo chí , Việt Nam đã nhận vốn bỏ ra từ các nguồn tài chánh của Nga.
Song Ngân hàng Thế giới cùng với Ngân hàng Phát triển Á châu đã cấp vốn cho mạng lưới điện tiểu vùng trong vùng Mekong để cho đi các đường dây cáp tải năng lượng điện từ Trung quốc tới miền Nam Việt Nam. Dự án đó đặt nặng vào năng luợng của thuỷ điện.
Công ty Probe International đã tung ra một chiến dịch để công khai hóa bản tường trình bị tiết lộ như là chiến dịch để gây bồi thường cho dân chúng chịu ảnh hưởng riêng của dự án thủy điện trên sông Se San.
Theo bản tường trình của Worley là có ý kêu gọi để kiện hai công ty tư vấn về việc sơ xuất nghề nghiệp và thiếu đạo đức, đồng thời cho ngưng việc xây cất các đập trên sông Se San.
Nhưng bà Grainne Ryder, giám đốc chính sách của công ty Probe International tuyên bố, cái bức súc nhất không phải là tiền bạc. Nó là việc phục hồi cuộc sống cho những người đã bị những đập này làm cho nghèo túng và cơ hàn. Bà nói :
« Việc bồi thường không phải là vấn đề chính. Việc chính là cho khôi phục lại dòng sông. Theo mặt kỹ thuật có thể làm được. Các ngài có khả năng để đổi chế độ của dòng sông này. »
Bà đã đề nghị áp dụng việc xả nước đập theo chu kỳ để bảo vệ dân cư và hệ sinh thái bằng cách bắt chước thiệt giống như lưu thuỷ thiên tạo (tựa như nước của mùa mưa, mùa lũ).
Bà nói : « Việc này cần có quyết tâm chính trị, nhưng nó là một mô hình thực tế cho vùng này, không tạo ra cuộc xung đột. »
Để giải tỏa, tổ chức vô chính phủ liên kết lại để tổ chức mạng công tác bảo vệ Se San trên tinh thần hợp tác với chính quyền của hai tỉnh Ratanakki và Stung Treng.
Đại diện dân chúng của hai tỉnh này đã lên Nam Vang ngày 20 Tháng mười cùng với giới chức của cơ quan cứu trợ Thụy sĩ SIDA đã từng tài trợ việc xây đập tại Việt Nam trước đây.
Đại diện dân chúng đang mong cơ quan SIDA làm áp lực với chính quyền Việt Nam. Claes Leijon, người đứng đầu phân ngành hợp tác phát triển trong cơ quan SIDA taị Kampuchia cho biết, ông ta đã lạc quan thấy có kết quả, nhưng ông nói rõ cơ quan SIDA chỉ có thể làm cho việc nói chuyện với chính phủ Việt Nam được dễ dàng mà thôi.
Các cơ quan khác đang dựng ra trường hợp pháp lý đối với Việt Nam và công ty EVN.
Ông Michael Lerner, luật sư của tổ chức cứu đói Oxfam America, khảng định là Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế và trách nhiệm của một thành viên nằm trong Uỷ hội Sông Mekong, ông cho biết uỷ hội này thiếu thẩm quyền cũng như khả năng hợp hiến để buộc các thành viên nằm trong uỷ hội phải tuân theo các điều dự phòng để bảo vệ nhau.
Ông Lerner đã tường trình việc khởi công xây đập Se San 3 trước khi việc giám định sinh thái cho chấp thuận, rõ ràng là vi phạm thủ tục quốc tế và các nguyên tắc chỉ đạo của Uỷ hội sông Mekong.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.