Hôm nay,  

Tài Liệu: Tuyên Cáo 14-2-1974 Của Vnch Về Hoàng Sa

02/06/200200:00:00(Xem: 4989)
Trong số trước, VB đã lược trình về Hòa hội Cựu Kim Sơn diễn ra vào thượng tuần tháng 9 năm 1951, với sự tham dự của 51 đại diện quốc gia trong đó có đại diện 3 chính phủ Việt Nam, Cao Miên và Lào. Đây là cuộc hội nghị bàn thảo vấn đề chấm dứt chiến tranh và mở bang giao với Nhật Bản sau Đệ nhị Thế chiến. Trong hòa hội này, vấn đề chính là bản dự thảo do Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12-7-1951. Ngày 8-9-1951, các quốc gia tham dự hội nghị, ngoại trừ Nga và một số nước đàn em, đã ký một hòa ước với Nhật Bản. Điều đáng chú ý là là cả Trung Cộng và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đều không được mời tham dự hòa hội.
Ngày 18 tháng 9 năm 1951, khi bình luận về vấn đề ký hòa ước Cựu Kim Sơn, trong một thông cáo của Bộ Ngoại Giao, Chu Ân Lai không hề nói gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ lập lại lập trường cũ đã nêu ra trong hai bản tuyên bố 4-12-1950 và 15-8-1951, phủ nhận giá trị và hiệu lực của hòa ước vì đã được ký kết không có sự tham dự của Trung Cộng.
Đại diện cho Quốc gia Việt Nam tại hòa hội này, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã đọc bản tuyên bố xác nhận chủ quyền của Quốc gia Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần cuối bản tuyên bố của Thủ tướng Trần Văn Hữu có nội dung như sau:
“Một hòa ước tương trợ lẫn nhau, để bảo vệ tất cả mọi xứ sở bị cùng các hiểm nguy như nhau, sẽ bảo đảm một nền hòa bình bền vững trên một phần thế giới. Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì cần phải ythành thật tận dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt mầm móng các ytranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”
“Dưới mối lợi lộc mà chúng tôi vừa trình bày, chúng tôi nhìn nhận là dự án thỏa hiệp này, được soạn ra rập y khuôn tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã xóa bỏ tất cả tính chất trừng phạt hoặc hạn chế, thiết lập một sự cố gắng sống động để hòa giải tiến bộ nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Chúng tôi mong mỏi chân thành là được Nhật Bản sẽ tận dụng triệt để nền hòa bình thế giới được cũng cố.” (Nguyên văn bằng tiếng Pháp, bảm dịch trích từ tài liệu được trình bày trong cuốn đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (Đặc san Sử Địa, Đại học Sư phạm Sài Gòn) phát hành năm 1974.
( Tuyên cáo của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
Hơn 22 năm sau, vào ngày 14 tháng 2/1974, sau vụ Trung Cộng xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1/1974, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ra bản tuyên cáo về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa với nguyên văn như sau:
Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu xuất phát từ đâu. Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên quần đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.
Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trong xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung phần và bờ biển Nam phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ vào những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được.
Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những hải đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
Làm tại Sài Gòn ngày 14 tháng 2 năm 1974 (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại giao VNCH).
* Chi tiết về Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19-1-1974
Như VB đã trình bày, sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, ngay khi trận hải chiến giữa Trung Cộng và Hải quân VNCH đang diễn ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra tuyên cáo lên án hành động gây hấn của Trung Cộng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. VB xin phổ biến lại nguyên văn bản tuyên cáo này.
* Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa
Sau khi mạo nhận ngày 11-1-1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân tới khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng. Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.
Để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực. Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.
Sáng ngày nay 19.1/1974, hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm Trần Khánh Dư mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.
Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chính sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.
Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.
Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.
Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự hiện diện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.
Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại giao VNCH, số 015/BNG/TTBC/TT).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.