Hôm nay,  

Thơ

19/01/200400:00:00(Xem: 5422)
THƠ THƠ

THUỲ DZUNG PHỤ TRÁCH

Sống Cảnh Thần Tiên

Mừng sinh nhật thứ 82 của thi tỷ Đan Phụng
Hai ngàn lẻ bốn tám mươi hai Sinh nhựt thi nhân sắp đến ngày Bướm đợi ong chờ hoa chật ngõ Thơ mừng rượu thết nhạc inh tai Ân đền nghĩa đáp không đơn điệu Én liệng oanh ca có đủ bầy Sống cảnh thần tiên còn tại thế Nghe chừng Đan Phụng chẳng thua ai

Phạm Thạch - Xuân Giáp Thân 2004

*

Mừng Sinh Nhật Thứ 82 Của Thi Tỷ Đan Phụng
Nước Việt, miền Nam đấy cảnh nhà Mừng sinh nhật chị ở trời xa Tám hai tuổi đã buồn tơ tóc Mười mấy xuân còn dệt gấm hoa Trong nét chữ vương tình mặc khách Giữa dòng thơ thoáng bóng tiên nga Cầu mong người được luôn vui khỏe Sống đến trăm dư Phúc, Lộc hòa

Điền Đăng - thi đệ, kính mừng thi tỷ Đan Phụng

*

Thương Sợi Tóc Mai

Để nhớ về những mùa xuân kỷ niệm
Một đêm mưa rơi... Anh đã rời Bến Bắc Chiếc tàu chạy xa bờ Giọt mưa buồn hiu hắt Mắt anh mờ, vì những giọt mưa rơi Anh đâu ngờ, khi thuyền đã ra khơi Là vĩnh viễn xa quê hương mãi mãi Hai mươi năm qua... Hai mươi năm xa xứ Cứ mỗi độ xuân về... Anh đều nhớ đến xuân xưa Mùa xuân năm ấy... Đón đưa đi về Xuân nay thương mái tóc thề Vì em không biết đã về nhà ai" Để anh nhớ sợi tóc mai Đâu cần sợi vắn, sợi dài, mới thương"

Phương Hoài Sơn

*

Mai Chị Lấy Chồng

Tặng Nhất Chi - Nhất My
Mai chị lấy chồng mi chạy đi Đấy lễ vu qui để lấy gì" Trường Đông xưa kẻ trông đường đón Mấy lối trao nhau mối lấy thì Đàng trai khen chị đài trang lắm Cái gánh đưa dâu cánh gái tùy Nụ phai mờ nhạt tình nay phụ Mi chất lệ nhòa, đã mất chi"

Trương Minh Hòa

*

Kỳ khôi !

Buồn gì nắng giọt mầu thây chết
Xám xịt khăn choàng phố xưa mang
Những con mắt gió lười không liếc
Xóa vệt tàn phai mấy con đường

Niềm đau thảng thốt sao còn mãi
Thuở ấy ngày mai cứ hẹn hò
Biển mặn khơi giòng thăm giấc ngủ
Nghìn trùng ướp muối ngại hư hao

Làm người quét bụi thời gian đọng
Là tôi tôi vẫn tự hôm nào
Hồn gieo meo mốc đầy dĩ vãng
Hái mặt người mờ nặng chiêm bao

Hôm nay nắng ngọt vang mùi sữa
Da thịt người về thơm phố xưa
Hương say đường vắng đùa lơi lả
Hồn nhiên đuổi bắt bước chân qua

Tần ngần đứng ngắm cửa nhà ai
Giận lắm kỳ khôi! Vẫy ngậm ngùi
Hồi đó chia tay lời thật độc
Để giờ gặp lại ngỏ gì đây

KiếnAn

*

Lâu quá

Lâu quá chưa về thăm Rạch Giá
Chạnh lòng thương nhớ xứ Kiên Giang
Dương Đông hải đảo thương Hòn Đất
Trăng nước Thổ Châu nhớ Ba Hòn

Lâu quá không về ngang Tân Hiệp
Thơm mùi chả lụa sớm ban mai
Nhớ giếng cây Trâm mùa lễ hội
Tắc Cậu vương mùi chiếu Tà Niên

Lâu quá không về thăm Tràm Chẹt
Nhớ áo em bay chợ Giồng Riềng
Quá giang giỏ lãi về Bến Nhứt
Uống ly rượu đế tối Đường Xuồng

Lâu quá không về sông cái lớn
Đợi chuyến đò ngang về An Biên
Xẻo Rô thương góc trời Cái Nước
Thứ Bảy Kinh làng nhớ quê em

Lâu quá không ngang chùa Láng Các
Nhớ ngõ nhà ai lối vườn Dừa
Qua cầu Rạch Mẽo lòng vương vấn
Làng Phượng kia rồi Cổng Tam Quan

Lâu quá không qua đò Vĩnh Hiệp
Dạo bước cùng em chùa Ông Nồi
Ngang xóm Bánh Tầm ai đứng đợi
Cầu ông Đình Ký buổi tan trường

Lâu quá quên rồi đi ăn tối
Ngồi quán Bánh bèo dưới mé sông
Còn không một góc mì Đào Ký
Ngọt chén mè đen tối hôm nào

Lâu quá mùa Xuân quên hái lộc
Đón lễ giao thừa chùa Phổ Minh
Công đức cứu người qui Tam bảo
Phước Thiện tòng tâm vái Thập Phương

Lâu quá quên đường ra phố cũ
Thèm tô bún nước chợ nhà lồng
Bánh xèo, chè đậu, ly phê đá
Nhớ tiếng cô em bán mở hàng

Lâu quá không về ngang trường cũ
Lớp học bây giờ có đổi thay!
Thầy cô, bạn hữu ai còn mất
Một thửơ học trò nhớ khôn nguôi

Lâu quá không còn giờ tán ngẩu
Ngồi đồng quán nhỏ cô Tường Vi
Cà phê khói thuốc sầu vương mắt
Ngày tháng lang thang buổi giặc về

Lâu quá không về quê Rạch Giá
Bạn bè tứ tán bốn phương trời
Xa xứ lòng thương hoài quê cũ
Góc phố đường xưa của một thời

Lâu quá không về thăm bạn cũ
Nhớ buổi cạn ly đêm giã từ
Mồi có gì đâu, đôi miếng ổi
Trời ơi! Ta nhớ đất Kiên Giang.

Vĩnh Hòa Hiệp

*

Lẻ Bóng (1)
Anh yêu, Mùa đông đang nhẹ đến bên em Có ngọn gió đang vào phòng se lạnh Em thoáng rung chăn dầy không đủ ấm Đông hồn em thành trách khẽ đông mùa.
Chắc anh còn lãng mạn với sắc thu Chưa cảm nhận đêm nay trời thay dạ Căn phòng kín nên đông ngần ngại ghé Hương lửa nồng nên giá rét không đưa"
Vậy là đông đã về thêm lần nữa Thêm một lần gợi nhớ vết buồn xưa Em chiu chắt những lời anh đã hứa Làm rào thưa ngăn gió lạnh sang mùa.

Nhất Chi

*

Đường Xuân

Gởi Nhất My, em thương yêu của chị
Em có đi về với chị không" Dù trong cơn mộng cũng êm lòng Con đường xưa đó thời thơ ấu Xuân đến tuổi hồng khoe áo bông.
Em còn bé lắm môi thơm sữa Chị dạy từng lời chúc với thưa Ông bà mát dạ vui chan chứa Tràn ngập niềm thương kể mấy vừa!
Thuở ấy chúng mình tay trong tay Mắt tròn không gợn chút bi ai Long lanh tuổi ngọc hồn nhiên quá Nào biết đường xuân sẽ đổi thay.
Rồi một mùa hoa nở thật buồn Mình không áo mới chẳng tình thương Ngơ ngác nhìn mai rơi vàng ngõ Lang thang lối nhỏ đón xuân thầm.
Từ đó đến nay đã mấy năm Đường đi nào đếm hết gian truân Chị không trở lại vườn xuân cũ Mà dáng em về cũng biệt tăm.
Chị hiểu trời ghen phận má hồng Em vì thương chị, giấu thương lòng Nhưng con đường chị em đang bước Lẽ nào chị chẳng biết hay không"
Đã có những đường xuân tan tác Yên vui vùi lấp dưới tro tàn Bụi phủ đầu xanh - đời phủ lạnh Hồn chìm trong tận đáy hoang mang
Đã có những đường xuân dở dang Tình gieo trên mảnh đất lầm than Tự tay đào huyệt chôn hình xác Mà trả chưa xong kiếp phủ phàng.
Đã có những đường xuân ảo giác Mong manh trong gió cánh thiêu thân Để rồi tan mộng trong dư ẩm Rách nát niềm tin, hận khó lành.
Nhưng thôi chị kể nữa mà chi Nói hết thương đau có được gì Chị muốn khuyên em dù nghịch cảnh Đường xuân còn đến vẫn còn đi.
Em hãy tô son lên môi lạt Cho người thêm đôi kẻ thương phi Cho đời bớt sắc màu đen bạc Ngày đá đơm bông rửa đoạn trường.
Chị sẽ theo em suốt quãng đường Khóc cười cho trọn vẹn yêu thương Ngạo với thói đời quen nét lượt Đường xuân ta vẫn bước can trường.

Nhất Chi

*

Mái Tóc Ngày Xưa

(Lời quả phụ)

Đất bằng dậy sóng từng cơn
Thành tan tác đổ, cát cuồn cuộn bay
Tháng tư đen tối những ngày
Cao nguyên ngõ tận, miền Tây lối cùng
Truờng Sơn oán chất hận chồng
Bảy Non chết đứng, chín dòng buông trôi
Mưa sa góc núi, biên trời
Thác ngàn đổ xuống hát lời chinh phu
Non sông bốn cõi ngục tù,
Một trang sử đỏ viết từ hôm nay...

Ngày anh viễn xứ lưu đày
Dặm kia bước lẻ, trăng này soi chung
Ngày em thiếu phụ xa chồng
Sớm hôm buộc bóng bên dòng Hậu Giang
Đêm nhìn lối cỏ mờ sương,
Tưởng khi mây phủ dặm trường, non cao
Ngày quên hoa nhạt sắc đào,
Thiết tha con nhện ôm sầu ru con...
Năm năm ước hẹn chưa tròn
Tóc sầu trăm mối, lòng son một bề
Lối xưa sớm tối cận kề
Bây giờ đề gió thu về trêu ai"

Nghe chim giục giã đêm ngày
Em tìm ra Bắc tháng dài dặm khơi
Núi rừng Vĩnh Phú xa xôi
Đường đi thăm thẳm, nước trôi ngỡ ngàng
Đêm nằm bến Ngọc* trông sang
Ngàn lau bãi gió, cát vàng dặm trăng
Nửa khuya mộng thấy mơ màng
Bông lau hóa hiện tóc chàng bạc phơ
Qua đêm lần đến dốc Mơ
Hỏi người, người chỉ đồi Mua phía rừng
Anh nằm mộng gió, mơ sương
Lá khô đắp mặt, cỏ vàng phủ thân
Ngục tù chung cả dương gian
Xót xa cho lắm cũng ngần ấy thôi
Cành dương, bóng liễu, mây trời
Nương tìm bóng mát xin người ngủ yên
Ngàn năm giấc ngủ hồn nhiên
Xác thân cũng nhẹ, ưu phiền cũng không
Xin câu từ giã cuối cùng
Mong anh siêu thoát bạn cùng cỏ cây
Ngỡ ngàng chân vướng cỏ may
Thương anh tình nặng bước này theo em

Trông xa ngàn dặm phương Nam
Lỡ làng đôi ngả, thương tâm một đời
Tóc em từ buổi yêu người
Buộc lên bia mộ giữa trời heo may
Trăng bờ gió bãi hồn say
Xa em mà ấm tình dài tóc em
Trời sương thì kết thay rèm,
Gió lay mặc gió, sao chìm mặc sao
Cho anh dài giấc chiêm bao
Dưới trăng hồi tưởng buổi nào sánh vai


Mái xưa thềm cũ chốn này
Một mình bóng lẫn hồn say mơ màng
Tơ tình nhện buộc dở dang
Nào hay mối đứt nửa chừng nhện sa
Võ vàng xác liễu hồn hoa,
Sớm vương lệ nhớ, chiều sa sắc buồn
Biết bao gió thảm mưa hờn
Tóc em trên mộ có còn cũng xanh
Gương xưa tìm lại bóng mình
Còn đây mái tóc trót đành đẫm sương
Cỏ may xưa bám dọc đường
Về đây cũng mọc cuối tường hoang vu...


Non sông chưa phá ngục tù
Đau thương còn buộc, hận thù vẫn theo
Bãi xa nước cạn sông triều
Lòng nghe ruột thắt chín chiều Cửu Long
Non cao tóc trắng mây bồng
Sầu như đá chất nặng lòng Thất Sơn

Trần Minh Hải


THƠ CÙ NÈO

NAM MAN

Đuốc Tuệ Soi Đường

Kính họa vận bài “Đuốc Tuệ” của Cô Gia đại gia ở mục “Thơ Thẩn Mà Chơi” trong SGT số 341 nói về việc Đại đức Thích Chân Hỷ tự thiêu cúng dường để cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng, dân chủ, tự do cho Việt Nam.
Quyết lấy thân tâm để cúng dường, Làm nên ngọn đuốc tuệ soi đường. “Khai quang khai nhân” phường ngu muội, “Giải nghiệp, giải mê” lũ bạo cường. Độ chúng nó qua bờ giác ngộ, Đưa thằng bây đến bến hoằng dương. Với lòng hỷ xả từ bi đó, Quyết lấy thân tâm để cúng dường.

*

Nếu Saddam Hussein...

Xem TV thấy hình ảnh Saddam Hussein sau khi bị bắt mà đứa Nam Man cảm khái làm bài này.


Hùm thiêng lúc thất thế sa cơ, Nó cũng hèn thôi chẳng thể ngờ. “Bộ vó” xem chừng đà bí xị, “Hình thù” ngó kỹ cũng bơ phờ. “Răng nanh” lúc ấy như còi cọc, “Móng vuốt” giờ đây tựa xác xơ. Nếu chẳng vì tham sanh uý tử, Thì đời ông... đẹp tựa bài thơ.

Cái Loa Của Hà Nội

Đứa Nam Man viết bài này sau khi đọc bài “Thêm một cái loa của Hà Nội” ở trang xã luận của Tivi TS số 921 thấy ông Frank Trịnh nào đó ở Sydney đã chua thêm bằng Cao Học và tiến sĩ sau tên ký ở bài viết: “Nói ‘không’ với SBS-TV: nỗi lo sợ của chúng ta có chính đáng không"” gửi cho TVTS. Đoạn cuối bài xã luận, có câu: “Tài năng của Frank Trịnh chỉ đủ để làm cái loa (bằng tiếng Anh) cho Hà Nội tại xứ Úc này mà thôi, bởi vì về sống ở VN chưa chắc Hà Nội đã dùng ông ta”.
Mẹ, cái thằng sao khéo hợm mình, Giờ này, “trinh” mí lại không “trinh”. Nghe “e” hắn “đía” em đà ghét, Thấy việc y khoe tớ rất khinh. Hiểu biết “vi xi” còn lệt bệt, Am tường Cộng sản vẫn lình xình. Khoe khoang học vị và danh tước, Chỉ tổ mần em bực thiệt tình.
Mẹ, cái thằng sao khéo hợm mình, Mần như sợ độc giả không tin. Đâu ai bảo hắn cần khai báo, Chắc vẹm kêu y phải đệ trình. Đã chán sao đâu đồ cặn bã, Càng ê biết mấy thứ hư vinh. Nè, đừng “lý sự” như vầy nhé, Kẻo chọc bà con họ bất bình.

*

Bản Chất Kẻ Gian Manh
Thường thường những cái đứa ma lanh, Rất khoái cái trò chơi nặc danh. Để chứng tỏ điều gì cũng hiểu, Cần khoa trương sự ấy càng rành. Hiểu y, hiểu rõ từ căn cội, Rành hắn, rành ngay cả ngọn ngành. Phải nói chẳng gì mà chẳng hiểu, Cho nên kết luận hắn gian manh.

*

Tớ Chửi “Vi xi” Sao Bác Bực"

Đứa Nam Man chửi Việt Cộng mà có kẻ động lòng nên biểu Nam Man phải “lịch sự” và “ôn hòa” với chúng. Vì thế mới làm bài thơ này.
“Nghề” em cũng chỉ tới đây thôi, Muốn khá thêm hơn, khó đặng rồi. “Lịch sự” với ông, em chẳng hưỡn, “Ôn hòa” theo bác, tớ không chơi. Tuy nhiên bác mựa mà chê bậy, Đã vậy ông luôn cứ bảo tồi. Tớ chửi “Vi xi” sao bác bực, Thôi đừng ba trợn quá ông ơi.

Nam Man


THƠ THẨN MÀ CHƠI

CÔ GIA PHỤ TRÁCH

“Đầu Tôm” Tu Nghiệp

Ở mục “Diễn Đàn Độc Giả” của SGT số 340 ngày 1.1.04 có đăng bài “Xin đừng động đến nồi cơm của chúng tôi” của người xưng là “Giáo chức Việt ngữ tại Úc” nói về việc giáo viên dạy Việt ngữ về VN tu nghiệp. Trong bài, tác giả đã viết: “Chính bản thân chúng tôi cũng không hề muốn về VN tu nghiệp ba cái từ ngữ của Việt Cộng, rồi cách soạn giáo án, cách giảng dậy tiếng Việt của Cộng sản làm gì. Nhưng ở thế chẳng đặng đừng, cũng vì đồng lương, vì miếng cơm manh áo mà ra.... Biết vậy là nhục nhã, nhưng “miếng nhục” là “cục thịt” thì thôi cũng đành phải cắn răng chịu nhục... Vì vậy tôi nghĩ quý vị phụ huynh cũng nên thông cảm với giáo chức giảng dậy Việt ngữ chúng tôi đừng nên động đến nồi cơm của chúng tôi làm gì”. Trên đây là lý do khiến cho “giáo chức Việt ngữ tại Úc” về Việt Nam tu nghiệp! Vì miếng cơm manh áo nên dù biết nhục mà vẫn làm! Do đó Cô Gia tôi viết bài này để nói với các thầy, cô giáo về VN tu nghiệp.
Các thầy, cô giáo có “đầu tôm"(*), Họ chỉ lo cung phụng cái mồm! Nén bạc trì chằng con mắt nhắm, Đồng tiền kéo quặp cái lưng khom! Lương tri sánh chẳng bằng manh áo, Tiết tháo so không xứng bát cơm! Ấy thế mà luôn mồm dậy trẻ, “Nghèo cho sạch, rách phải cho thơm”!

Cô Gia

(*) Học Lạc có bài thơ “Con Tôm” như sau: Chẳng phải Vương Công, chẳng phải hầu, Học đòi đeo kiếm lại mang râu. Khoe khoang mắt đỏ trong dòng bích, Da cứng, lưng cong, cứt lộn đầu!

*

Tuyên Dương Tuổi Trẻ Việt Nam

Kính họa bài thơ “Giới trẻ Việt Nam đáng biểu dương” ở mục “Thơ Thẩn Mà Chơi” SGT số 340 của Cô Gia đại gia.
Dốc lòng tiếp nối chí can trường, Tuổi trẻ đáp lời gọi khẩn trương: Tổ Quốc gặp bao điều khốn đốn, Toàn dân lâm lắm cảnh tai ương. Đồng tâm vì nước, đầy trong sáng, Quyết chí vì dân, quá tỏ tường. Chính nghĩa làm hành trang tiến bước, Tinh thần tuổi trẻ đáng tuyên dương.

Việt Lão - Victoria

*

Phá Ngục Tù

Huấn từ của Hòa thượng Thích Quảng Độ trong mùa lễ Vu Lan 2547 (2003) có đoạn ghi “Địa ngục của người chết và địa ngục của người sống chẳng khác gì nhau. Ở đâu có khổ đau, ở đó có địa ngục. Ở đâu có ác tâm, ở đó có địa ngục...”. Kẻ hèn này đọc rồi hình dung ra cảnh dân nhà đang sống trong ngục tù Việt Cộng và đang nỗ lực phá ngục tù để hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền, xin có bài thơ:
Nhục hình khi sống, chết như nhau Thể xác, linh hồn đều khổ đau! Cửa ngục âm ty nhiều hiểm trở Nhà tù dương thế lắm thâm sâu. Ma vương độc ác, gây thương xót, Bạo chúa tàn hung, tạo thảm sầu. Việt Cộng hại dân bao khắc nghiệt Ngục tù cả nước! Phá tan mau.

Thái Châu

*

Bệnh hoạn...

(Đặc biệt tặng lũ Khỉ Pắc Pó nằm vùng)

Từ xó tối, con gì hoài rên rỉ"""
Tiếng gầm gừ như chó bị hàn phong
Nghẹn từng cơn, mắt, mũi nước ròng ròng
Thân co quắp, nấc lên từng hơi thở

Nín đi thôi, đừng cuồng điên rớm rở
Mệt thêm người, ai rỗi rảnh đoái thương
Phận đã hèm lại mắc bệnh ẩm ương
Èo uột qúa, ráng thêm chi cho thảm

Đừng rên nữa, cuộc đời đầy ngao ngán
Cảnh nhiễu nhương, đã đủ thứ mặt dầy
Rên chi hoài, tủi nhục với cỏ cây
Hồn xám ngắt, tệ hơn loài trâu ngựa

Thế gian ơi! tạo chi nhiều vẩn bựa
Trách ông Xanh, sao tạo cảnh bất công
Sinh làm chi loài trốn chúa lộn chồng
Tâm lắt léo, trí lùng bùng đặc quánh

Thôi về đi, khấn xin cùng thần thánh
Để kiếp sau được đứng thẳng làm người
Thoát phận hèn, nửa khỉ, nửa đười ươi
Lúc nhập thế, tâm hồn thôi bệnh hoạn.

Phạm thanh Phương

*

Vịnh Tướng Râu Kẽm

Thuở ấy ông đây dẻo cái mồm
Hô hào tử thủ thiệt là xôm
“Đi chi nước họ, đâu cà pháo"”
“Ở lại quê mình, sẵn mắm tôm!”
Tưởng lúc cháy nhà, thêm dũng cảm
Dè khi lòi mặt, rất lôm côm
Ấy xưa tẩu tướng, nay hàng tướng
Dẫn xác về thăm lũ chó xồm

Trạng Phét

*

Lửa Thiêng

Theo mục “Tin Thế Giới” SGT 340 có đăng tin “Đại Đức Thích Chân Hỷ cúng dường pháp thân cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ tại Việt Nam”. Ngài đã xả thân mong 3 ước nguyện được thành toại: Việt Nam được tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Dân tộc Việt Nam được tự do, dân chủ và Tổ Quốc Việt Nam từ lãnh thổ đến lãnh hải được nguyên vẹn”. Xin có bài thơ kính đảnh lễ, nguyện cầu Ngài siêu sinh miền Cực Lạc.
Nguyện lấy pháp thân để cúng dường Đốt làm ngọn đuốc rực yêu thương Giang sang chẳng để ai chia cắt Lãnh thổ không cam họ xẻ nhường Dân chủ, nhân quyền cho đất nước Tự do tôn giáo đến quê hương Pháp thân hóa đuốc bừng soi sáng Thành ngọn lửa thiêng để dẫn đường.

Thái Châu

*

Thành Phố Hồ Chí Tè

Thành Hồ bây giờ mất vệ sinh, mỗi ngày có tới 80 tấn rác đổ bừa bãi. Tết này có một số người Việt về thăm quê hương phải kinh hoàng trước cảnh tiêu, tiểu bừa bãi khắp phố phường. Nay đúng là Thành phố Hồ Chí Tè... vĩ đại, sống mãi trong sự nghiệp đái bậy của CSVN quang vinh.
Cấm đái, còn đe: “Cái đấm” nè Bợ mùi xú uế, bụi mờ ghê Đã cái thói quen, đường đái cả Đấy bại thuần phong đái bậy hè Mặc can anh cứ mang c...đái Chứ kÿ đường tông chị cứ tè Có đái đừng lòi ra cái đó Cán đái đầy đường cái đáng chê.

Trương Minh Hòa

*

Đường Thi Đại Lái

Đại gia Trương Minh Hòa, một chuyên gia “Lái” thơ Đường đã tạo nên một nét đặc thù độc đáo nhất và rất Việt Nam cho thể loại thơ này mà rất hiếm có người nào làm được như đại gia. Thầy Chạy tui rất bái phục nên mới có bài thơ này.
Lão huynh thơ thẩn Trương Minh Hòa, Đại Lái Đường Thi đệ nhất gia. Chơi chữ, gieo vần thêm nhức nhối, Đảo từ, đẩy Lái rất “ui da”. Lái ngang tặc đảng cu teo mất, Lái dọc bạo quyền mật vỡ ra. Độc đáo thơ Đường chêm nói Lái, Thượng thừa số một chỉ Trương gia.

Thầy Chạy Sydney

*
Oan Nghiệt
Nhậu hôm nay ngày mai lại bịnh, Lỡ bịnh rồi mình định cữ kiêng. Nam Man mua thuốc uống liền, Ít hôm hết bịnh lại ghiền rượu bia.
Lòng dặn lòng cái kia phải bỏ Dẫu cho rằng một nhỏ cũng từ Ai nhè cái nghiện có dư Mỗi khi gặp nó có từ được đâu"
Đừng có nói lâu lâu mới uống Phải nói rằng sáng xỉn chiều say Sợi dây oan nghiệt quá dài Trói ta với rượu biết ngày nào tha"

Thầy Chạy Sydney

*
Đón Tết Giáp Thân 2004

Thân tặng các bạn Cao Niên
Xuân đến vui mừng đón Giáp Thân Tuổi hơn “sáu bó” vẫn còn gân Mỗi ngày đi bộ dăm cây số Hai buổi chạy rong mấy chục lần Uống nước trà xanh chừng một lít Ăn cơm bí đỏ độ hai cân Vui cùng con cháu, bên bà xã Hưởng trọn niềm vui nhất cõi trần
Hưởng trọn niềm vui nhất cõi trần Lúc nào cũng gặp bạn bè thân Nhiều người tốt bụng còn xa cách Lắm bạn hảo tâm được ở gần Giúp đỡ tận tình khi hữu sự Nâng ly uống cạn chẳng phân vân Xuân này chưa hết, lo xuân tới Cứ thế mà vui nhất cõi trần.

Phương Hoài Sơn

*
Tề Thiên Đại Thánh II
Tam tạng phải cần có Ngộ Không, Đường sang Thiên Trúc lắm gai chông. Thất tinh xinh đẹp chờ ăn thịt, Lục tặc hung hăng quyết chận đường. Múa thiết bổng tiêu trừ quỷ quái, Nhổ chùm lông nhân bản hầu vương. Tề Thiên tận sức phò sư phụ, Hoàn tất hành trình đã ước mong.

Trường Xuân Lão

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.