Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

19/01/200400:00:00(Xem: 4517)
Hỏi (Bà Phạm T.T.A.): Tôi lập gia đình cách đây gần 16 năm, nhưng chúng tôi không có con với nhau, cuối cùng chúng tôi đã đồng ý ly dị vào năm 1994.
Sau đó tôi có quen biết với một người bạn và đã quyết định sống chung với nhau. Chúng tôi đã chính thức sống chung với nhau không hôn thú kể từ năm 1997 và đã có hai bé gái, 5 và 3 tuổi.
Khi đến sống chung với người chồng không hôn thú này của tôi, ông ta đã có sẵn căn nhà cũ. Sau khi hạ sinh bé gái đầu lòng chúng tôi quyết định bán căn nhà đó và mua lại một căn khác gần trường tiểu học hơn, để sau này tiện cho cháu đi học. Số tiền bán căn nhà cũ cũng vừa đủ để mua lại căn nhà mới chúng tôi chỉ thiếu tiền thuế con niêm. Tôi đã rút $5000 để phụ với chồng tôi trong việc trả thuế con niêm cho chính phủ và ông ta đã để tôi đứng tên trong căn nhà vì nghĩ rằng chúng tôi sẽ có một quan hệ suốt đời.
Vì có con nhỏ nên tôi không thể tiếp tục công việc Full-time của tôi nữa mà chỉ ở nhà chăm sóc cho con và lo lắng công việc nhà, đợi đến lúc cháu khôn lớn sẽ trở lại làm việc toàn thời.
Tuy nhiên, vào năm 2001, chúng tôi lại có thêm một bé gái, cháu hiện giờ được 3 tuổi. Vì quá bận rộn chăm sóc cho hai cháu, tôi không còn nghĩ đến việc trở lại làm việc nữa. Thế là tôi hoàn toàn tùy thuộc vào tiền trợ cấp của chính phủ.
Riêng chồng tôi, kể từ ngày dọn về nhà mới, ông ta cũng lãnh tiền trợ cấp của chính phủ, thỉnh thoảng chỉ đi làm part-time.
Kể từ lúc có bé gái thứ hai, chồng tôi đã không còn phụ giúp cho tôi như xưa. Ông ta tỏ ra lạnh nhạt. Cách đầy chừng 5 tháng chúng tôi đã gây gỗ nhau, cuối cùng ông ta yêu cầu tôi nên dọn ra sống riêng với hai con. Dĩ nhiên là tôi không đồng ý.
Thế là đời sốâng càng tẻ nhạt hơn, chúng tôi xem nhau như người xa lạ mặc dầu sống cùng nhà. Cuối cùng tôi đã dọn ra ở riêng vào trước mùa Giáng Sinh 2003.
Xin luật sư cho biết là tôi có thể nộp đơn xin chia tài sản liên hệ đến căn nhà mà người chồng đã trả toàn bộ số tiền mua hay không. Khi dọn ra ở riêng, ông ta nói là sẽ hoàn lại $5,000 tiền thuế con niêm mà tôi đã đưa cho ông vào lúc mua căn nhà đó.
Trả lời: Trong vụ Hogg kiện Roberts [2003] SASC 410. Trong vụ đó, bà Roberts và ông Hogg đã sống ngoại hôn với nhau từ cuối năm 1994 đến khoảng tháng 5 năm 2000. Họ có với nhau 2 đứa con. Sau khi ly thân bà Robert đã kiện ông Hogg theo sự quy định của “Đạo Luật về Quan Hệ Ngoại Hôn” (the De Facto Relationship Act) [SA] để xin án lệnh là căn nhà mà 2 người cùng đứng tên tại vùng Goolwa North, phải bán, và số tiền sẽ được chia đều cho 2 người, và rằng ông Hogg phải trả tiền cấp dưỡng cho 2 đứa bé, và yêu cầu ông Hogg phải trả tiền trong thời gian chiếm ngụ căn nhà.
Mr Hogg phản đối về sự khiếu kiện này. Ông ta khiếu nại đòi bà Roberts phải trả lại tiền cho ông về sự thua lỗ trong việc điều hành công ty hùn vốn làm ăn chung về việc đóng thuyền.
Tuy nhiên, Tòa đã đưa ra phán quyết rằng ông Hogg phải trả cho bà Roberts $56,000, ngược lại bà Roberts phải sang lại phần của bà trong căn nhà cho ông Hogg. Căn nhà trị giá chừng $140,000. Ông Hogg bèn kháng án.
Theo sự quy định của Đạo Luật, khi quyết định vấn đề chia tài sản Tòa phải suy xét đến: 1) sự đóng góp tài chánh trực tiếp hoặc gián tiếp của các bên đương sự, 2) sự đóng góp về tư cách làm cha hoặc mẹ, hoặc các công việc nhà; 3) và bất cứ sự thỏa thuận nào về sự sống chung; 4) cùng những vấn đề liên hệ khác.

Các điều kiện này có thể khác biệt tùy trường hợp và tùy theo tiểu bang, tuy nhiên, sự quy định chung dường như không khác biệt nhau lắm.
Vào lúc kháng án, ông Hogg đã không đưa ra bất cứ một luận cứ nào để có thể thuyết phục được rằng tòa đã sai lầm khi đưa ra phán quyết rằng ông ta phải trả cho bà Roberts $56,000.
Các bên đương sự đã sống ngoại hôn và có với nhau 2 đứa con, sinh năm 1995 và 1997.
Trong suốt thời gian sống chung bà Roberts đã không đi làm việc và chỉ nhận tiền trợ cấp xã hội. Bà ta đã xử dụng toàn bộ thời gian để chăm sóc cho 2 con và chăm sóc cho ông Hogg.
Khi 2 người gặp nhau, ông Hogg là một cảnh sát, ông đã mua một căn nhà tại Kanmantoo vào năm 1994 với giá $45,000. Khoảng năm 1995, ông xin hưu trí và đã nhận được một khoản tiền là $113,000. Ông đã dùng $70,000 để trả hết nợ căn nhà này. Ông đã bỏ ra chừng $30,000 để mở thương nghiệp đóng thuyền. Riêng bà Roberts cũng đã mượn chừng $4,000 để tu sửa căn nhà này.
Vào năm 1999, họ đã bán căn nhà này $113,000 để mua lại căn nhà hiện đang tranh cãi với giá là $118,000. Ông Hogg đã đồng ý cho bà Roberts đứng tên chung vì không nghĩ rằng quan hệ của họ có ngày sẽ gãy đổ.
Tòa đã cho rằng bà Roberts đã đóng góp trong việc sửa sang vườn tược làm cho giá trị của căn nhà ở Kanmantoo lên giá. Bà đã mượn khoản tiền $4,000 để tu sửa vườn tược cho tài sản đó.
Đồng thời bà cũng đã góp phần để trả phụ vào khoản tiền sai biệt khi bán căn nhà cũ để mua lại căn nhà mới với gía cao hơn chút đỉnh. Vào lúc xét xử vụ kiện này, năm 2003, căn nhà này trị giá $140,000. Không có bằng chứng nào cho thấy thương nghiệp đóng thuyền mang lại được lợi tức nào.
Tòa xét rằng ông Hogg đã đóng góp hầu hết tiền bạc để mua căn nhà đó, và bà Roberts chỉ đóng góp một phần nhỏ qua việc sửa chữa vườn tược của căn nhà cũ làm cho căn nhà cũ tăng giá khi bán.
Cả hai bên đương sự cùng lãnh tiền trợ cấp của chính phủ suốt trong thời gian sống chung, và tòa đã cho rằng hai bên đóng góp ngang nhau vào việc chi phí cho gia đình. Các vấn đề liên hệ khác để suy xét là vấn đề đóng góp tài chánh vào lúc khởi sự việc sống chung. Về việc này bà Roberts đã không đóng góp tiền bạc gì cả khi bắt đầu đến sống chung với ông Hogg. Bà chỉ chăm sóc 2 bé kể từ khi ly thân. Tòa đã cho rằng suốt trong thời gian sống chung bà Roberts đã góp phần trong việc chăm sóc nhà cửa và con cái, tuy nhiên, tòa đã cho rằng điều này cũng khó đánh giá vì bà Roberts đã nhận tiền trợ cấp của chính phủ suốt trong thời gian sống chung đó.
Ông Hogg đã tranh cãi và cho rằng việc bà Roberts tu sửa vườn tược cũng chẳng làm cho giá trị của tài sản tăng thêm chút nào.
Cuối cùng Tòa đã đồng ý với việc kháng án của ông và hạ giảm số tiền $56,000 phải trả cho bà Roberts xuống còn $40,000.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn bà có thể thấy được rằng việc nộp đơn xin tòa phân chia tài sản mà bà đã nêu trong thư là một việc mà bà cần phải làm. Mặc dầu vào lúc khởi đầu của cuộc sống ngoại hôn này bà đã không đóng góp tài chánh nào đáng kể trong việc tạo mãi tài sản đó.
Nếu bà cư ngụ tại tiểu bang NSW thì thủ tục này sẽ phải được khởi động tại Tối cao Pháp Viện của tiểu Bang.
Nếu bà còn thắc mắc điều gì xin vui lòng gọi điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.