Hôm nay,  

Bút Ký: Cây Na

26/08/200200:00:00(Xem: 5044)
LTS: Trong số báo tuần trước, Sàigòn Times đã hân hạnh giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết “Ôi, Những Anh Hồn Bên Giòng Sông Cũ” của nhà văn Phan Lạc Tiếp. Tuần này, chúng tôi hân hạnh giới thiệu tiếp cùng qúy độc giả bài bút ký của ông nhan đề “Cây Na”. Theo tác giả, đây là bài bút ký được ông viết vào năm 1966, đáng lẽ được in trong tác phẩm “Bờ Sông Lá Mục” xuất bản năm 1969, “nhưng vì tế nhị của cuộc chiến, bài này đã phải gác lại” cho đến khi tác phẩm được tái bản ở Hoa Kỳ. Bài ký ghi lại những diễn tiến của cuộc hành quân quy mô, phối hợp Việt Mỹ với hơn 40 ngàn quân tham dự, tiến vô vùng Tam Giác Sắt thuộc tỉnh Bình Dương với mục đích loại Việt cộng ra khỏi dân, mang lại an ninh cho đồng bào. Nhưng bên cạnh những diễn biến bộn bề, đầy khốc liệt và nguy hiểm của cuộc hành quân, người đọc đều thấy xúc động một cách đặc biệt khi đọc những đoạn tác giả mô tả một cách chọn lọc những hình ảnh ảnh thân thương của một căn nhà, một mảnh vườn của thôn quê Miền Nam giữa cơn lốc chiến tranh.... Từ hình ảnh căn nhà gỗ 3 gian, cầy bừa cuốc xẻng ngổn ngang, đến chiếc cối giã gạo bằng đá, tới giếng nước trong vắt... và nhất là cây na con đơn sơ hiền lành, mong manh giữa khung cảnh ầm ĩ của chiến tranh của bom đạn, được tác giả ghi lại một cách tỉ mỉ, đã tạo cho người đọc niềm hạnh phúc êm ả, nhẹ nhàng, giống như lữ khách giữa trưa hè được dừng chân dưới một bóng mát... Đọc bút ký Cây Na, người đọc không thể không ngạc nhiên, trước óc quan sát sâu sắc của tác giả, một người đã tham gia cuộc hành quân trong tư cách một người lính. Nhưng điều khiến người đọc xúc động hơn, chính là tâm hồn đa cảm của tác giả, vì nếu không có sự đa cảm tuyệt vời của dòng họ Phan Lạc..., chắc chắn khi đọc, người đọc đã không được thưởng thức những giờ phút kỳ thú, thấy tâm hồn mình trẻ lại, thấy lòng mình trùng xuống, và hình bóng quê nhà, người thân còn mất... cùng thấp thoáng hiện về như sương như khói... Phải chăng chính trong những cảm nhận tuyệt vời đó, nhà văn Võ Phiến đã nhận xét một cách chí lí, “Tác phẩm [của nhà văn Phan Lạc Tiếp] giới thiệu với chúng ta một văn tài, tất nhiên; mà cùng lúc nó cũng giới thiệu một cốt cách. Trong mỗi tác giả còn có một con người. Con người nơi ông là một người trung hậu.” Và quả thực, qua bút ký Cây Na, tác giả Phan Lạc Tiếp không những trung hậu với người, mà còn trung hậu với cỏ cây, hoa lá... Suốt mấy chục năm qua, mỗi khi đọc đoạn ký, “Chiếc xe uœi chạy qua, quay lại, một chốc caœ khu vực chỉ còn là một maœnh đất loang lơœ, hoang tàn. Tôi dụi mắt cho khoœi cay, vì bụi. Cây na còn đó, cây na bé quá, đơn sơ quá, hiền lành quá, nên được boœ sót. Cây na vẫn xòa những cành lá xinh che lấy miệng cái giếng nhoœ”... chắc chắn nhiều người đọc đều rung động “muốn dụi mắt cho khỏi cay” cho dù không có bụi...
Trân trọng cảm ơn nhà văn Phan Lạc Tiếp, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài bút ký thắm đượm lòng đôn hậu của ông.

* * *

Đoàn chiến đỉnh, trên 50 chiếc đuœ loại, thuộc nhiều Giang đoàn tăng phái, tham dự cuộc hành quân vào vùng “cấm địa” Tam Giác Sắt, thuộc tỉnh Bình Dương. Cuộc hành quân đã khai diễn ngay sau mấy ngày Tết, đầu tháng hai, năm 1966. Tuy đây là cuộc hành quân quy mô, tiêu biểu, và rất to lớn, có tới trên 40 ngàn quân bộ chiến Việt Mỹ tham dự. Đây cũng là cuộc hành quân mơœ đầu cho vai trò Lùng và Diệt cuœa Quân đội Mỹ; và Bình Định do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phụ trách. Đặc biệt trong cuộc hành quân này, tuyệt đối không có một thông tín viên nào được phép tham dự, dù là Mỹ, hoặc Việt, dân hoặc quân sự. Tôi với tư cách Trươœng Đoàn Tâm Lý Chiến lưu động thuộc Bộ Tư Lệnh Haœi Quân, tham dự với nhiệm vụ hỗ trợ dân chúng rời khu vực hành quân bằng các chiến đỉnh Haœi quân, và trao họ lại cho anh em Bộ Binh khi đoàn tàu về đến Bình Dương.
Cuộc hành quân quy mô và to lớn khai diễn đã mấy ngày, đoàn chiến đỉnh mới được phép tiến vào vùng trách nhiệm. Khơœi hành từ bến tàu Bình Dương, vào lúc 4 giờ sáng, di chuyển ngược lên thượng dòng cưœa sông Sàigòn. Từ phòng Hành Quân cuœa chiếc Monitor Command (Soái đỉnh), trên haœi đồ, tôi thấy hình aœnh con sông Sàigòn uốn khúc lòng vòng rất nhiều. Càng lên thượng giòng sông càng hẹp và bên mặt là rừng và núi. Cầm ly cà phê nóng trên tay, tôi đi ra phía mũi tàu, bước những bước thật chậm, vì sợ trượt sương. Tới gần mũi tàu, tôi tụt xuống ngồi tựa lưng vào thành sắt cuœa khẩu đại bác 20 ly đôi. Gió lạnh. Trời đầy sương. Tiếng máy tàu ầm ầm rền rĩ. Những tia đèn pin màu đoœ loang loáng vẫy vẫy, lập lòe. Tôi nhớ lại mới mấy tháng trước đây thôi, cũng những chiếc tàu như thế này, cũng không khí nặng nề, câm nín và kinh khiếp như không khí này cuœa Giang đoàn 21 và 27 Xung Phong Mỹ Tho. ƠŒ đó, tôi đã tham dự đã chứng kiến rất nhiều điều thật là xúc động. Bà mẹ cuœa Hoàng Hiền, hôm ấy đến đơn vị nhận lại các di vật cuœa con, lúc ra về, tay bà xách cái kiếm, đầu bà chít một giaœi khăn tang dài. Bà đi thong thaœ suốt chiều dài cuœa maœnh sân đơn vị, trời nắng chói chang. Veœ mặt bà khô như tượng... Trần Ngọc Baœo, chìm theo tàu, trên rạch Ba Rài, mãi gần một tuần sau mới nổi lên. Khi xác bung lên, kéo theo một quầng bọt. Cánh tay nhô lên trước, bàn tay vẫn còn cầm cái bút nguyên tưœ màu vàng...
Tiếng kêu tuyệt vọng cuœa Nguyễn Ngọc Giang trong đêm 29 tháng 9, 1965, lúc trận chiến đã tàn. Giang bị thương nằm quằn quại trên tàu, xung quanh toàn xác chết. Trên hệ thống liên lạc, chỉ được nhân viên trực traœ lời rồi im. Đặng Diệm nghe hết, trình lên thượng cấp. Thượng cấp baœo “nó bị bắt, vào cứu nó mắc kế cuœa địch...”. Nhưng tiếng kêu kia vẫn cứ tiếp tục. Diệm yêu cầu mô taœ tình hình. Giang nói: “Vắng ngắt. Tụi nó đi hết rồi. Trời tối, quanh tôi chỉ toàn xác chết”. Được kiểm chứng lại mật mã, bằng các con số cộng, trừ, thật nhanh. Giang đều đáp được. Diệm, Đặng Diệm đã gồng mình, bất chấp lệnh thượng cấp, đem mấy chiếc tàu nhoœ lần trơœ lại rạch Ba Rài, tiến đến con tàu cuœa Giang. Con tàu chìm một nưœa, mũi ghếch lên bờ. Giang lấy đèn pin bấm lập lòe làm hiệu cho tàu cập lại. Ôm được Giang qua, người Diệm đầy máu. Ánh đèn phi lướt lên các khuôn mặt bất động kinh khiếp. tất caœ đã lặng lẽ. Đã chết từ lâu. Giang nằm xoaœi tay trên tấm nệm cũ, thơœ dốc. Đoàn tàu cuœa Diệm lại lặng lẽ trơœ ra ngoài cưœa sông và xaœ tốc lực đem Giang về bến Quận lÿ Cai Lậy...(*)
Đang miên man nhớ lại thì Bác sĩ N.T.L. bước tới. Tay ông cũng cầm một ly cà phê. Ông nói:
- Tìm ông mãi.
Tôi ngước nhìn lên. Trời đã sáng. Khuôn mặt bác sĩ L. sáng ngời, đôi mắt long lanh qua làn kính trắng.
Tôi nói:
- Xuống đây.
Bác sĩ L. từ từ bước xuống và nói:
- Sao không ơœ trong phòng chỉ huy cho vui và an toàn.
Tôi cười nói:
- Xuống đây. Trong đó chật. Để họ làm việc. Hơn nữa ơœ đây an toàn hơn.
- Sao"
- Đã đi hành quân, sống chết có số. Nhưng ơœ đây có nhiều cái hay lắm.
- Sao" Ông nói tôi nghe.
- Ngồi đây mát, thoáng, dễ chịu. Và chẳng may “Bà Thuœy cười” một búa, tàu tung lên, ơœ đây mình có hy vọng được văng lên bờ. Còn trong đó, thì hoặc chìm theo tàu, hoặc đập đầu vào trần sắt.
- Hay. Ông nói có lý. Còn gì nữa"
- Nếu tụi nó dùng B40, thì bao giờ chúng cũng nhắm vô đài chỉ huy, nơi có các cần câu lêu nghêu...
- Hay.
- Và quan trọng hơn hết. Mình không có nhiệm vụ điều khiển tàu thì “đi ra chỗ khác chơi” cho rộng chỗ làm việc. Và chẳng may họ có bị, thì mình còn sống để thay thế chứ.
- Hay.
- Thôi. Khen vừa chứ ông. Ông mà nghe tụi em ơœ Giang Đoàn nó nói còn nhiều cái hay hơn nhiều. Kinh nghiệm máu mà ông.
Lúc này trời đã sáng hẳn. Độ baœy giờ sáng. Cách bờ sông độ vài mặt ruộng, cứ độ một cây số, lại có một trailer dài, do trực thăng Chinook câu tới: Một nhà hàng lưu động, từ Hạm đội 7 ngoài khơi Vũng Tàu, đem đồ ăn sáng cho lính Mỹ. Tôi lấy ống nhòm quan sát. Lính Mỹ, đa số nằm ơœ vị trí tác chiến, nhưng một số nhoœ, lần lượt xếp hàng vào lấy đồ ăn sáng. Các chú cooks áo khoác trắng, mũ trắng cao nghệu, như các tay đầu bếp hạng sang tại các nhà hàng lớn, phân phát thực phẩm nóng cho lính Mỹ. Tôi đưa ống nhòm cho Bác sĩ L. coi. Nhìn xong ông nói:
- Mẹ! Đánh nhau cái kiểu này lạ nhỉ.
Nhìn sâu vào phía xa, là rừng. Rừng cây trắng xóa. Cây trơ cành và vướng đọng những sương. Đẹp quá. Bác sĩ L. lại nói:
- Như tranh Tàu.
- Mà ông có biết tại sao sương lại đẹp như thế không"
- Vì cây rừng không có lá.
- Đúng. Mà tại sao"
- Tại thuốc khai quang.
- Bộ họ raœi thuốc caœ cánh rừng mênh mông thế kia à"
- Vâng. Họ raœi thuốc cho cây rừng chết, Việt Cộng hết chỗ ẩn thân.
Giữa lúc ấy, những đoàn trực thăng bay vần vũ trên đầu, bao quanh khung trời có đoàn tàu chạy ơœ dưới. Tôi nói với Bác sĩ L.:
- Mình vào vùng cấm địa rồi đấy. Ông thấy không, lúc này mà nó bắn, mình chỉ có quyền dùng súng nhoœ mà thôi. Các loại súng có tầm bắn xa và đạn có đầu nổ như 12 ly 7, 20 ly, 40 ly không xài được.
- Sao vậy"
- Ông không nhìn thấy sông Sàigòn đang quằn quại uốn khúc đó sao"
- Thì nó quằn quại càng đẹp chứ.
- Nhưng các khúc sông vòng gần nhau quá, có chỗ chưa quá năm trăm mét. Vì thế, mình yœ súng lớn, đạn nhiều, nhắm mắt mà bắn cho đỡ sợ, thì mình bắn vào mình, vào các tàu khác.
- Hay.
- Hay mẹ gì ông. Tôi đang nhớ lại khúc sông vòng vèo ơœ Rạch Ba Rài, Cai Lậy, hôm 29 tháng 9 vừa qua, nó phục kích mình tại đó. Nó chết bộn, mà mình cũng ê càng.
- À, trận đánh có đăng trên báo Tiền Tuyến, ông viết lại mà.
- Đúng. Đó là nhiều nét đẹp, nhiều điều cần nói ra. Còn các điều không nên nói ra...
- Ông...
- Do đó, đi sông, tôi sợ nhất là sông uốn khúc. Lại sợ hơn nữa, là sông có bờ núi cao. Nó ơœ trên, mình ơœ dưới. Hạ sách nó lấy đá lăn xuống mình cũng tiêu, huống hồ nó đặt mình phục kích.
Nghe tới đó, Bác sĩ L. nhìn ra xung quanh. Quaœ nhiên đoàn tàu mấy chục chiếc cứ uốn khúc như múa rối. Và bên hữu ngạn núi đã bắt đầu xây thành sát mé sông. Bác sĩ L. nói:
- Thế ra, mình đang đi vào đất địch, với tất caœ cái hiểm nghèo, hạ sách nhất phaœi không ông"
- Đúng. Nhưng ông đừng có lo. Sống chết có số. Hơn nữa, nếu có bị tấn công, các máy bay trực thăng sẽ làm nhiệm vụ không yểm.
* * *
Càng đi vào sâu, lòng sông càng hẹp. Vách núi sát bờ nước. Và những xác người bị dồn sát vào bên núi, có xác đàn ông, phần lớn, và cũng có đàn bà và treœ nhoœ. Nhìn những tưœ thi, Bác sĩ L. như có ý chùn lại. Mặt ông lạnh tanh. Lúc ấy từ trên đỉnh trời, mấy chiếc L.19 đang thaœ caœ rừng truyền đơn xuống. Các truyền đơn bay lao xao như lá rừng. Một số rơi vào lòng tàu. Tôi nhặt lên đọc: “Thưa đồng bào. Để loại trừ Việt Cộng ra khoœi dân chúng, đem lại an ninh cho đồng bào. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Quân Lực Đồng Minh đang bao vây vùng Tam Giác Sắt. Đồng bào sẽ được di chuyển tạm thời về vùng an ninh. Sau khi thanh lọc Việt Cộng ra khoœi dân chúng, đồng bào sẽ được tái định cư.(**)
Độ mười giờ trưa, đoàn tàu đã tới Bến Súc. Nơi đây, các chiến đỉnh uœi bãi, mơœ cưœa đổ bộ để nhận dân xuống tàu. Ngoài tất caœ anh em trong Đoàn Tâm Lý Chiến Lưu Động thuộc Bộ Tư Lệnh Haœi Quân ra, chúng tôi còn được anh em thuœy thuœ đoàn cơ hữu tăng phái hỗ trợ. Đồng bào được đưa xuống tàu, ngồi xếp hàng trong lòng tàu. Ai có đồ nặng, hoặc con nhoœ, anh em Haœi Quân đều vác, bế hộ. Các cụ già được anh em dìu đi. Khi lòng tàu đã chặt, tàu tạm rút ra, và cũng là lúc anh em Tâm Lý Chiến phát cho họ mền giấy và thực phẩm khô (Cration). Sau khi phân phát các phẩm vật này, các cán bộ Tâm Lý Chiến nói rõ cho đồng bào biết mục đích cuộc hành quân tại vùng Tam Giác Sắt là loại địch ra khoœi dân... ị Tr.62


Khi lòng tàu đã đầy, các cưœa đổ bộ được kéo lên, tàu lần lượt vào vị trí để ra về. Dưới trời nắng mông mênh, lòng sông như rộng hơn, và tất nhiên caœnh vật rõ hơn nhiều. Vẫn những đoàn trực thăng không yểm bay quần trên đầu. Tại các khúc quanh nguy hiểm, khaœ nghi, máy bay bắn rocket xuống, nổ bùng. Khói bay mù mịt. Trên đỉnh núi, vẫn có mấy chiếc máy bay L.19 thaœ rừng truyền đơn xuống. ƠŒ miệt rừng nào đó không xa lắm, tiếng bom dội xuống rền rĩ. Hai bên bờ, lác đác vẫn có những nhà ăn di động, do mấy anh chinook câu tới, để cung cấp bữa ăn trưa cho lính Mỹ. Hai bên mé sông, xác người nổi lình bình. Có nhiều xác bám vào mé coœ. Theo lượn sóng cuœa tàu, các xác cũng nổi trôi, lên xuống, vừa ứa ra những làn máu tím ngắt. Trong lòng tàu dân chúng, đa số là đàn bà, người già và treœ con. Có ông già ngồi giữ bát hương, đôi mắt thất thần. Có những em nhoœ ôm chặt con gà trong lòng.
Đoàn tàu tới Bình Dương vào khoaœng bốn giờ chiều. Dân chúng được thaœ lên bờ, có Đoàn Dân Sự Vụ cuœa Quân Đoàn đón đợi và hướng dẫn họ về khu trại tạm trú. Họ được cung cấp thực phẩm. Tại đây họ lại được thanh lọc một lần nữa. Trong khi đó các thanh niên trai tráng đã được chơœ đi riêng bằng máy bay, và ơœ một nơi riêng. Theo tin tức từ các cuộc họp hành quân thì trong cuộc hành quân này, có rất nhiều cán bộ cao cấp Việt Cộng bị bắt, trong đó có các giáo sư Nga ngữ.
Cứ như thế, sáng đi sớm, chiều về. Lộ trình vẫn là con sông Sàigòn nhiều đoạn uốn khúc rất đẹp, nhưng cũng rất hiểm nguy. Vào ngày chót cuœa công tác, dân đã hết. Tôi lang thang trong khu vực Bến Súc, thuộc phần trách nhiệm cuœa một đơn vị Nhaœy Dù. Tại đây, các vườn tược, đa số đã được xe uœi đất loại lớn, bằng lưỡi sắt nằm ngang, xe đi đến đâu, vườn tược phẳng đến đó, kể caœ các chướng ngại như nhà, cây cối đuœ loại. Mấy maœnh vườn chuối lại mọc lên những cuốn lá non xanh óng aœ, thẳng đứng như những cuộn nhung xanh. Tôi muốn đi xa hơn, nhưng anh em Nhaœy Dù caœn lại. Họ nói: “Đã cày như thế mà đêm đêm tụi nó từ dưới hầm còn mò lên bắn tỉa tụi này. Tối nào cũng thế”. Tôi có hoœi: “Sao không ném lựu đạn xuống các cưœa hầm”. Anh em Nhaœy Dù cho tôi một trái lựu đạn khói baœo: “Thaœ xuống cái hố này đi”. Tôi đưa trái lựu đạn cho một người khác. Anh ta mơœ chốt, ném xuống một miệng hầm ơœ gần gốc cây đã cụt. Tiếng nổ “ục” trong đó, rồi khói bay bốc lên, từ miệng hầm, từ gốc tre, từ giữa đám tiêu giữa sân... Anh bạn Nhaœy Dù nhìn tôi cười: “Đấy, như thế đấy. Đất thì rỗng, ăn sâu vào lòng núi, tụi nó nằm trong đó có lẽ còn lâu mới chết đói được...”
Trong khi chờ đợi bốc toán Dân Sự Vụ cuœa Quân Đoàn về, tôi tạt vào một căn nhà, nơi được dùng làm Trung Tâm Hành Quân Tiền Phương cuœa đơn vị Nhaœy Dù. Trung Tá H. cho tôi hay: “Còn mấy tiếng nữa là dọt, Haœi Quân có muốn lấy gì thì lấy”. Tôi cười: “Cám ơn Trung Tá”, và ngồi ngắm toàn thể căn nhà. Một căn nhà gỗ, ba gian. Có cột bằng loại gỗ quý, có lẽ là gỗ mít, thật đều, bào rất thon. Các vân gỗ đối nhau rất chỉnh. Dưới mỗi chân cột có kê một miếng đá xanh tròn. Các xà nhà cũng đều tăm tắp. Đặc biệt là cái xà ngang trên cao nhất, có một hàng chữ nho. Ngang giữa nhà, có treo một cuốn lịch Tàu, buộc bằng một sợi chỉ bện ngũ sắc. Quanh nhà là các cưœa bức bàn, đa số nay đã được dán kín bằng các tấm không aœnh. Những mặt ruộng vuông nhoœ, giòng sông Sàigòn uốn khúc. Nhưng khu rừng chằng chịt đầy hố bom.
Qua không aœnh caœ khu Tam Giác Sắt hiện ra, và tôi thấy vòng đai lưœa đạn từ từ thu nhoœ lại, đúng như kế hoạch bao vây để lùng diệt mà tôi đã được học tập trước khi đi công tác. Tôi ra ngoài sân, nhìn xuống một triền dốc, dưới đó là khúc sông Sàigòn. Bờ bên kia, qua mấy đám cây khô, mấy con trâu sổng đàn từ mấy hôm trước đang nhẩn nha gặm coœ, lâu lâu chúng lại ngưœng đầu lên nhìn trời. Phía trái căn nhà chính là vườn chuối đã bị cày, đứt tận gốc. Sau nhà là một vườn tiêu. Những cây tiêu dựng cao, hình tháp, quaœ chằng chịt. Giữa các hàng tiêu là những lối đi mòn. Cuối vườn tiêu là căn nhà ngang, gồm chuồng gà và nơi để các nông cụ. ƠŒ đấy, cái cày, cái bừa, cuốc, xeœng bừa bãi. Bên phaœi căn nhà là một cái chái khá rộng. Tại đó, dọc theo sườn nhà là cái cối giã gạo. Cần cối dài. Cối đá gắn xuống đất, bao quanh bằng bệ xi măng. Nơi cuối cần, ngay chỗ người đứng giã gạo, đã mòn, nhẵn. Và trên tường, ngay chỗ người đứng giã gạo là hình các tài tưœ caœi lương. AŒnh Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng dán bên cạnh bìa báo Tết, hình các cô gái miền Nam vẽ thật đẹp, thật hấp dẫn. Tôi nhìn thật kỹ, trên tường, quanh các bức aœnh, còn có các câu thơ vụng về, viết bằng bút chì hoặc bút nguyên tưœ. Một sợi dây thừng, buộc thõng từ mái nhà xuống, ngang tầm tay làm cái vịn cho người giã gạo. Cuối đoạn thừng, cái đầu mối được tết lại như một quaœ găng. Tôi cầm thưœ. Trái găng vừa khuôn trong lòng bàn tay. Tôi đứng thưœ lên cần cối, hơi nặng, nhưng cần cối cũng đưa lên theo nhịp chân đạp. Tôi boœ nhẹ cần cối xuống và nhìn ra ngoài sân. Một maœnh sân coœ không rộng lắm.
Ngay từ giọt tranh, có mấy miếng gạch Tàu cẩn vào sân coœ dẫn tới một miệng giếng. Tôi đứng lên, bước theo các viên gạch này. Giếng nước nhoœ, trong vắt. Tôi nhìn xuống giếng và thấy hình mình ơœ dưới xa thẳm ấy. Bỗng nhiên hơi sợ. Tôi không dám nhìn lâu. Tôi ngẩng lên. Toàn thân tôi đã đứng trong bóng mát cuœa một cây na. Cây na nhoœ, cành thấp, xòe che caœ miệng giếng. Tôi nắm vào một cành non, lắc nhẹ, lá na rung rinh. Một chiếc lá rơi xuống chao chát. Một miếng vaœi đoœ, có lẽ là quai nón cuœa một cô gái, giặt phơi vào cành na. Qua lớp lá na, tôi nhìn thấy bầu trời xanh thẳm ơœ trên cao. Trên cành cao nhất cuœa cây na, còn có một cái chuồng chim tre treo trên đó. Chuồng chim làm bằng các nan tre, cưœa lồng, cạnh cái coóng nước. Tôi bỗng bồi hồi nhớ quá những ngày còn bé ơœ quê nhà. Nhớ những con chim khuyên xanh như màu lá, theo nắng hạ từ đâu đó bay về...
Tôi nhìn lại xuống giếng sâu. Một cái giây dài thòng xuống. Tôi kéo lên, một gàu nước mát trong vắt. Tôi rưœa tay rồi đổ nước vào gốc na. Chỉ một thoáng, nước thấm hết vào lòng đất. Một làn gió thổi tới. Cành na đong đưa như vui, như cười. Nắng đã cao. Đoàn Dân Sự Vụ đã về tới, đang rộn rã xuống tàu. Tôi và Trung Tá H. đứng trước căn nhà nhìn một lượt quanh vùng. Nơi đây, mật khu bất khaœ xâm phạm cuœa Việt Cộng, nhưng chỉ cách Sàigòn có mấy giờ xe. Ban đêm, từ đây nhìn về Sàigòn rực sáng. Trung Tá H. nói lớn:
- Xong hết chưa"
Đoàn tham mưu cuœa ông đáp:
- Thưa rồi, Trung Tá.
Chúng tôi lững thững đi theo con lộ dọc mé sông. Lối đi dưới lá, mát. Ngay khi chúng tôi dời gót, một xe uœi đất hạng nặng từ phía sau đi tới. Một quân nhân Mỹ cơœi trần, mặc áo giáp cầm lái. Tiếng máy xe rú lên, chiếc xe từ từ tiến tới, gầm gừ. Vườn tiêu đổ rạp xuống. Tiếng mấy cái sào dựng làm nọc tiêu kêu lốp đốp. Căn nhà đổ ụp. Cày bừa gãy vụn. Sau đó, chiếc xe quay lại, đưa cái lưỡi sắt sáng loáng tiến tới căn nhà. Tiếng máy xe gầm lên và chỉ một khắc, căn nhà xinh đẹp kia đổ xuống, gẫy sập. Mái ngói đổ xuống ào ào, bụi bay mù mịt. Từ sân nhà, mấy cái cột bung ra, rồi lăn, lăn ùa xuống triền dốc. Có cái vướng lại ơœ một bụi cây. Có cái rơi toœm xuống mặt sông. Con sông Sàigòn oằn oại ơœ dưới ấy. Tôi nhìn lại vị trí căn nhà, giờ đã phẳng lặng, trống không. Caœ cái nền đất cũng được uœi cho bằng. Chiếc xe uœi chạy qua, quay lại, một chốc caœ khu vực chỉ còn là một maœnh đất loang lơœ, hoang tàn. Tôi dụi mắt cho khoœi cay, vì bụi. Cây na còn đó, cây na bé quá, đơn sơ quá, hiền lành quá, nên được boœ sót. Cây na vẫn xòa những cành lá xinh che lấy miệng cái giếng nhoœ.
Tôi xuống tàu trơœ về. Cây na cuœa Bến Súc, Bình Dương, hay cây na nào đó cuœa tuổi nhoœ, đều đã hòa lẫn trong trí nhớ tôi. Tôi dằn lòng lắm để tránh những tiếng thơœ dài. Và trong tôi gợi lên một câu thơ nhoœ:

Gơœi rừng một gốc cây na
Cố xanh tươi nhé, can qua sẽ tàn...

* * *

Trên đường về, mấy chiếc tàu nhoœ đi đầu bị bắn, caœ đoàn tàu dừng lại. Trực thăng vần vũ, xaœ hoœa tiễn xuống hai bên sông. Hoœa tiễn nổ, thật gần, đất, lá, khói mù mịt. Trên hệ thống âm thoại chỉ huy cuœa caœ đoàn hoạt động điều hòa, bình tĩnh. Từ chiếc tiểu giáp bị bắn bằng B40, gọi về:
- Báo cáo thẩm quyền. Tụi tôi bị bắn. Một bị thương nhẹ. Voœ tàu bị thuœng trên mặt nước.
- Có trơœ ngại gì không"
- Không. Vẫn di chuyển an toàn.
- Báo cáo tiếp.
- Tụi em phaœn pháo tức thì, và uœi bãi truy kích...
- Tiếp.
- Toán bộ binh đang đổ bộ lục soát. Bắt được một tên Vi xi với khẩu B40...
Báo cáo tới đó, thì tiếng máy bỗng ngưng, và có những tiếng nổ vọng lại từ máy PRC25. Mọi người biểu lộ lo âu. Nhưng chỉ độ mấy phút sau, tiếng máy lại gọi về:
- Báo cáo thẩm quyền:
- Tiếp.
- Toán bộ binh lục dọc theo hai bên bụi rậm ven sông, bắt thêm được một số Việt cộng.
- Tiếp.
- Đang tiếp tục truy kích.
- Đem tên Việt Cộng bị bắt trình diện tôi.
- Nhận 5.
Độ nưœa giờ sau, chiếc tiểu giáp ghé lại, cặp vào chiếc soái đỉnh. Tên Việt Cộng bị còng, mặt non choẹt. Hắn bị thương ơœ tay, đã được băng bó tạm. Tang vật đem theo là khẩu B40, và còn một trái đạn chưa bắn. Hắn mặc quần đùi đen, áo bà ba. Bên hông đeo một túi ni lông nhoœ, bọc kín một gói cơm khô. Tên này được dẫn lên tàu, cho ngồi một góc trong phòng Hành Quân. Một sỹ quan Ban 2 được chỉ thị lấy cung và khai thác tức khắc. Hoœi gì, tên này cũng khai “Dạ em không biết”.
Lục quanh lưng hắn, còn có một khúc ống ni lông nhoœ, dài độ một mét. Dù không cần hoœi, ai cũng biết là ống thơœ, để khi khai hoœa xong lặn xuống nước, “nằm mà” ngậm ống ni lông thò lên mặt nước, thơœ. Nước đục nằm sát bờ, nhờ lá cây che lấp mà qua mắt được toán lục soát cuœa ta.
Lúc này trời đã chiều, dọc theo bờ sông, các toán quân nhân Mỹ lại lần lượt xếp hàng đi lãnh đồ ăn từ các căn nhà ăn lưu động, do máy bay chinook câu thẳng từ hạm đội 7 vào. Tôi lấy cái bi đông nước, uống một ngụm rồi đi xuống lòng tàu. Nơi đấy, những người dân cuối cùng cuœa cuộc hành quân được dồn lại chơœ về Bình Dương. Mọi người ngồi uœ rũ. Tôi chú ý tới một ông già, tóc đã bạc, ngồi ôm khư khư một bài vị, mắt ngơ ngác thất thần. Ông nhìn tôi, như sợ tôi ra lệnh vứt “baœo vật” cuœa ông đi. Tôi lại gần, vỗ lên vai ông già nói nhoœ: “Bác đừng sợ”.
Trong bữa ăn tối tại nhà hàng Bạch Đằng ơœ mé sông, ngay trước dinh Tỉnh Trươœng có đầy đuœ các đơn vị trươœng cuœa các đơn vị đã tham dự cuộc hành quân này, Trung Tá Lý Tòng Bá, Tỉnh Trươœng Bình Dương đã nói mấy lời bày toœ sự cám ơn “các đơn vị bạn đã đến đây, để phá tan sào huyệt cuœa địch, mơœ đầu cho công cuộc bình định cuœa tỉnh này...” Ông cũng đại diện cho Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Quân Đoàn III, bày toœ sự hài lòng về sự hợp tác hăng say và khéo léo cuœa tất caœ quân nhân các cấp tham dự cuộc hành quân và hứa sẽ tươœng thươœng cho các quân nhân xuất sắc theo đề nghị cuœa các đơn vị trươœng...
Trời hãy còn sáng, toán Tâm Lý Chiến Dân Sự Vụ Haœi Quân cuœa chúng tôi lên xe về lại Sàigòn. Chỉ sau độ một giờ, chúng tôi về đến nơi. Con sông Sàigòn trước mặt. Các chiến hạm xám ngắt đậu kín một bên sông. Bên kia bờ là Thuœ Thiêm, những rặng bần đen thẳm. Dòng sông Sàigòn chaœy hiền hòa, đục ngàu, tôi liên tươœng tới những xác chết dật dờ mới đây theo đợt sóng tràn lên hai bên mé nước. Chính con sông này mà có chi xa lắm đâu... Tất caœ đã hoang tàn. Chỉ còn một gốc cây na.

Phan Lạc Tiếp - Hoa Kỳ

(*) Diệm ơœ Los Angeles, Giang ơœ Houston, Hoa Kỳ - (**) Đại ý - không còn nhớ được nguyên văn.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.