Hôm nay,  

Khói Lửa Mùa Phục Sinh

4/13/200400:00:00(View: 5095)
Mùa Lễ Phục Sinh năm nay trôi qua đầy khói lửa -- A Phú Hãn, Iraq, Thái Lan, Phi Luật Tân... Hòa bình có phải là chuyện xa lạ cho toàn cầu" Riêng với Tổng Thống George W. Bush, những chuyện này đều đã được ghi sẵn trong Kinh Thánh, theo phân tích của một số nhà nghiên cứu, và cả những người trong gia đình ông và bạn hữu. Và ngay trong ngày 11-4-2004 của Tuần Thánh, Tổng Thống Bush khi tới thăm Quân Y Viện Darnall Army Community Hospital, ủy lạo 11 thương binh từ Iraq về và tặng 10 huy chương, đã nói, “Hiển nhiên, mỗi ngày tôi cầu nguyện cho có ít thương vong hơn, nhưng tôi biết chúng ta có mặt ở Iraq là điều chính nghĩa.”
Sau đây là tóm lược các ghi nhận của Peter Schweizer, một nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu Hoover Institution, và Rochelle Schweizer - cả hai là tác giả cuốn "The Bushes: Portrait of a Dynasty" (Gia Đình Bush: Chân Dung của một Triều Đại) về ảnh hưởng suy nghĩ tôn giáo của TT Bush.
Hãy hỏi bất kỳ thành viên nào trong gia đình Bush và các bạn hữu của họ về giao điểm giữa cuộc chiến chống khủng bố và đức tin Ky Tô Giáo của George W. Bush, và bạn sẽ có vài câu trả lời mạnh mẽ.
"George xem đây như một cuộc chiến tôn giaó," một người trong gia đình Bush nói với chúng tôi. "Ổng không có một quan điểm PC về cuộc chiến này. Oång thâý là người ta đang tìm cách giết tín đồ Ky Tô Giáo. Và chúng ta sẽ đánh trả dữ dội hơn là họ có thể biết."
Chữ PC ở đây là viết tắt của nhóm chữ "politically correct" (d0úng đắn một cách chính trị) để chỉ một thái độ tế nhị nhằm tránh đụng chạm người khác, dù là về phương diện tính phái, chủng tộc, tôn giáo. Nhưng ở đây ám chỉ là Bush thiếu tế nhị, có thể đụng chạm về tôn giáo của người khác.
Bây giờ tới phiên ý kiến của một mục sư nổi tiếng Hoa Kỳ, Franklin Graham, bạn thân của gia đình Bush kể với Schweizer như sau: "Tổng thống đâu có ngu. Bọn đang tấn công Hoa Kỳ rõ là nhân danh tôn giáo của họ đó. Tổng thống nói rõ là chúng ta không có chiến tranh với Hồi Giáo. Nhưng ổng hiểu hết những diễn biến phía sau thời sự và cả các chiều kích tâm linh nữa."
Về nhiều phương diện, các câu hỏi về vai trò đức tin trong chế độ Bush chỉ là lập lại các câu hỏi từng nêu lên trong thời TT Ronald Reagan, khi cựu TT này gọi Liên Xô là "đế quốc hung ác" và nói về một trận đánh tâm linh chống lại người cộng sản. Những người chỉ trích lúc đó tiên đoán có thể có một trận đánh Tận Thế với vũ khí nguyên tử gây ra bởi một vị tổng thống có chiều hướng muốn hoàn tất các lời tiên tri. Trên thực tế, điều mà đức tin của Reagan mang tới cho ông là một sự hiểu biết thâm sâu hơn về Chiến Tranh Lạnh - nghĩa là ít hơn một chút về phi đạn và chính trị địa dư, nhưng lại nhiều hơn về nguyên tắc căn bản. Đức tin của Reagan đã một cách đạo đức làm sáng tỏ cuộc chiến đó, và theo một số nhà ly khai phía sau Bức Màn Sắt, [điều đó] khích lệ họ kiên tâm chống lại hệ thống Xô Viết.
Đức tin cũng đóng vai quan trọng tương đương trong chính phủ Bush, một cách đạo đức làm sáng tỏ cho ông về cuộc chiến chống khủng bố và giúp tăng lực kiên nhẫn trước áp lực khổng lồ.
Bush đọc Kinh Thánh mỗi buổi sáng. Khi bạn so sánh những gì Bush đọc và nghiên cứu với những gì ông nói và làm công khai, thì trùng lặp thật đáng kinh ngạc.

Những gì Bush đọc đã ảnh hưởng những gì Bush nói. Vào một buổi sáng sau ngày 9-11, Bush thức dậy và đọc Proverbs 21:15: "Khi công lý được thực hiện, sẽ mang niềm hân hoan cho người công chính và mang kinh hoàng cho quân dữ." Chẳng bao lâu sau, TT Bush gọi bọn khủng bố là "quân dữ."
Các thành viên gia đình và bạn của Bush kể cho chúng tôi nghe rằng những gì ưa thích đọc của Bush trong Kinh Thánh là Proverbs và Psalms trong Cựu Ước, và các dụ ngôn trong Tân Ước.
Các diễn dịch của Bush về các dụ ngôn của Chúa Jesus một cách trực tiếp đã ảnh hưởng tới cách nhìn đạo đức cuả Bush về chính sách ngoại giao. Bush giữ lấy ý nghĩ rằng Hoa Kỳ có một trách nhiệm đạo đức để giúp các nước đang gặp rắc rối.
Doug Wead, một người bạn của TT Bush, cũng là một cựu phụ tá, kể cho chúng tôi về một cuộc thảo luận vài năm trước giữa Wead và Bush về chuyện của người Samaritan lành thiện. Wead lúc đó nhắc Bush về câu chuyện và về trac1h nhiệm đạo đức phải giúp người xa lạ đang cần giúp đỡ thì TT Bush hỏi lại: Nếu chúng ta tới đó trước 20 phút, khi kẻ tới thành Jericho đang bị tấn công. Không phải chúng ta cũng có trách nhiệm giúp kẻ đó lúc đó sao" Suy nghĩ như thế không chỉ ảnh hưởng tới việc Bush quyết định tấn công Iraq nhưng cũng thúc đẩy quyết tâm của Bush muốn chống bệnh AIDS ở Iraq.
Những gì Bush đọc hàng ngày vừa tiếp trợ và vừa thách thức đức tin tôn giaó của Bush. Hôm 19-3-2003 khi bom bắt đầu phóng xuống Iraq, Bush đọc một nhắc nhở nghiêm trang từ mục sư Oswald Chambers: "Sống một cuộc đời đức tin là không bao giờ biết nơi đâu ngươi bị dẫn dắt tới. Nhưng nó có nghĩa là yêu thương và biết Thiên Chúa đang dẫn dắt... Đức tin bắt rễ trong hiểu biết về Người, và một trong những cạm bẫy lớn nhất chúng ta rơi vào là niềm tin rằng nếu chúng ta có đức tin, Thiên Chúa sẽ chắc chắn dẫn chúng ta tới chỗ thành công trên thế giới."
Bush siêng năng đọc đều đặn các bài viết hàng ngày của mục sư Chambers trong suốt cả năm 2003, và Chambers thì khó mà bị gọi là diều hâu. Chambers viết, "Chiến tranh là cái tệ hại xấu xa đáng lên án. Bởi vì Thiên Chúa ngự trị và mang điều tốt lành từ nó, không có nghĩa chính điều đó là một điều tốt lành."
Các tổng thống Mỹ thường hướng về đức tin và Thượng Đế của họ trong khi khủng hoảng. Cả George Washington và Abraham Lincoln đã tìm dẫn dắt từ kinh cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Franklin D. Roosevelt và Reagan thường xuyên nói về Thượng Đế khi tìm cách tìm hiểu các sự biến thế giới quanh họ. TT Bush cũng trong truyền thống này.
Thật dễ dàng hơn, khi suy nghĩ về cuộc chiến chống khủng bố như là cuộc đấu tranh về chính trị hay để chiếm các mỏ dầu. Nhưng hiện thực thì một cách căn bản, là về đức tin.
Ở bên phía kia, nơi một đường hầm nào dưới các rặng núi nơi biên giới A Phú Hãn và Pakistan, có lẽ trùm khủng bố Osama bin Laden vẫn đang đọc Kinh Koran hằng ngày, và nếu thế thì cũng lý giải như là cuộc chiến giữa thiện và ác cho những gì đang xảy ra.
Rồi nơi đây mới là câu hỏi chung cho toàn cầu, rằng có bao giờ các dụ ngôn Tận Thế trong các kinh điển một hôm nào đó biến thành hiện thực" Vậy rồi có cách nào để xây dựng hòa bình trên thế giới này" Hay hòa bình chỉ thuần túy là ước mơ thôi sao"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.