Hôm nay,  

Tiền Tài Trong Chiến Tranh

15/04/200300:00:00(Xem: 4115)
Cuối tuần qua, một loạt hội nghị thường niên của giới chức kinh tế tài chính quốc tế đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) triệu tập tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Vào dịp này, tình hình Iraq làm đảo lộn nghị trình của giới tài chính quốc tế, trong khi viễn ảnh kinh tế thế giới vẫn chưa sáng sủa, dù cuộc chiến tại Iraq đã đi vào kết thúc. Mục Diễn đàn Kinh tế của đài Á châu Tự do có bài phân tách về các vấn đề trên, qua cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, được tóm lược như sau….
Hội nghị mùa Xuân
Hàng năm, quỹ IMF và Ngân hàng Thế giới vẫn có hai đợt hội nghị lớn. Hội nghị có tính chất khoáng đại vì quy tụ đại diện của 184 quốc gia hội viên là vào mùa Thu, năm nay sẽ họp vào ngày 22 tháng Chín tại Dubai. Vào mùa Xuân thì hai định chế này có phiên họp thu hẹp trong giới hoạch định chính sách, đó là các hội nghị từ Thứ Tư đến Chủ Nhật vừa qua. Nổi bật nhất, có hội nghị các bộ trưởng tài chính của bảy xứ công nghiệp hàng đầu thế giới, ta hay gọi tắt là nhóm G-7, từ năm 1998, thì sau hội nghị, nhóm G-7 mời thêm Liên bang Nga vào hội, là nhóm G-8. Về căn bản, có hội nghị của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế do Quỹ IMF chủ trì, năm nay do Bộ trưởng Kinh tế Anh chủ tọa, với mục tiêu thảo luận về các vấn đề tài chính quốc tế. Đồng thời, ta có hội nghị của Ủy ban Phát triển, do Ngân hàng Thế giới chủ trì với mục tiêu trao đổi về phát triển kinh tế của các nước nghèo. Năm nay, trong hội nghị của hai định chế này còn có sự tham dự của lãnh đạo kinh tế hay tài chính của các nước Trung Đông và Bắc Phi, gọi là nhóm G-24. Đây là các hội nghị chuyên môn của những nhà kiến trúc sư về tiền bạc và phát triển của thế giới để thảo luận về các chính sách áp dụng giữa các nước.
Hồ sơ Iraq chi phối nghị trình kinh tế tài chính"
Nói chung, khi súng nổ thì các nước nghèo nhất luôn luôn bị thiệt nhất; lần này thì cả chiến tranh lẫn chính trị và đòn phép ngoại giao liên hệ đến vụ Iraq đã đảo lộn chương trình làm việc của các nhà kinh tế tài chính, và một số vấn đề dự trù sẽ thảo luận thí dụ như chỉ tiêu phát triển của thiên niên kỷ, việc xóa nợ giảm lãi hay cả việc vận động viện trợ cho các nước nghèo, đã bị hy sinh. Cũng phải nói rằng chiến tranh còn là cái cớ để tạm hoãn thảo luận về tiến độ khá chậm của việc giúp đỡ các nước nghèo và tự do hóa ngoại thương theo những thỏa thuận Doha. Thay vào đó người ta bàn về việc xóa nợ và tái thiết Iraq. Ai sẽ xóa nợ, ai tái thiết, với tiền bạc của xứ nào" Điều đáng chú ý là các bộ trưởng tài chính đã trao đổi tương đối thoải mái và ôn hòa hơn giới ngoại giao khi gặp các mâu thuẫn chính trị về vụ Iraq.
Tình hình Iraq và các nước chống chiến tranh
Giữa các nước với nhau, cái "lý" thường thua cái "lẽ", và có lý thì cũng chưa thể thuyết phục được nước khác vì có vấn đề quyền lợi tiềm ẩn ở trong. Thí dụ như khi các nước đề nghị xóa nợ cho Iraq trong giai đoạn tái thiết sau Saddam và sau chiến tranh thì Bộ trưởng Tài chính Pháp đã khéo đánh bùn sang ao, rằng cũng nên xóa nợ cho xứ khác, như Nigeria chẳng hạn. Lý do là vì Nga và Pháp là hai chủ nợ lớn nhất của Iraq! Xóa nợ là họ bị thiệt nhất, cũng như Đức là chủ nợ lớn nhất của Nga vậy! Dù sao thì đại diện các nước G-7 kỳ này nói chuyện có vẻ ngoại giao hơn giới ngoại giao để tránh gây thêm mâu thuẫn. Có các vấn đề sau đã được thảo luận là Liên hiệp quốc nên xử lý hồ sơ tái thiết Iraq, trước hết bằng cách thông qua một nghị quyết thu hồi quyết định trừng phạt kinh tế chế độ Saddam Hussein vì chế độ này không còn. Việc đưa ra nghị quyết đó sẽ lại là dịp tranh luận cho đại diện ngoại giao của các nước ta gọi là chủ hòa hay chủ chiến, nhân đây sẽ tìm cách tranh đấu tiếp cho quan điểm của mình. Kế tiếp, có vấn đề nóng bỏng là cấp cứu và ổn định Iraq, thì cả quỹ IMF và Ngân hàng Thế giới đều đồng ý sẽ gửi ngay một phái đoàn qua Iraq khi tình hình cho phép để lượng định về nhu cầu trong một số lãnh vực, như lập lại hệ thống ngân hàng, phát hành tiền mới, giải quyết món nợ của quốc gia, phục hồi công và nông nghiệp, xây dựng bộ máy hành chánh tinh giản, không tham ô, có khả năng xử lý công vụ, và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước xưa nay hoạt động cho tay chân cùa chế độ. Khi nói đến ổn định, người ta có thể nghĩ tới ổn định chính trị, tức là trao cho Liên hiệp quốc trách nhiệm dàn xếp chính trị, là điều các nước chống Mỹ đều muốn để ngăn Hoa Kỳ bành trướng ảnh hưởng và là điều chưa chắc Mỹ đã chịu. Chúng ta không quên là giới ngoại giao, điển hình là các Ngoại trưởng Pháp và Mỹ đã tranh luận về một từ là "Liên hiệp quốc phải có vai trò trọng yếu", như ông Dominique de Villepin đề nghị hay "Liên hiệp quốc phải có một vai trò trọng yếu", như ông Colin Powell đồng ý. Và người ta còn một vấn đề gai góc khác là ai sẽ chi tiền cho việc tái thiết Iraq" Lúc đó ta mới thấy cái lý và cái lẽ có nhiều hàm nghĩa đáng chú ý. Các nước chống Mỹ đều muốn Hoa Kỳ thanh toán nhiều nhất, nhưng cũng lại muốn Mỹ chi trả việc đó qua một cơ chế quốc tế là Liên hiệp quốc chẳng hạn. Nhiều nước thì viện dẫn tình hình kinh tế sa sút của mình, thí dụ điển hình là Nhật, để chỉ đưa ra một ngân khoản tương đối khiêm nhượng.

Lập trường của Hoa Kỳ
Về khách quan, Mỹ là quốc gia giàu mạnh nhất thế giới với sản lượng gần bằng một phần ba của sản lượng toàn cầu. Hoa Kỳ có nền kinh tế là đầu máy kinh tế cho cả thế giới, vì đóng góp từ 40 đến 60% vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới. Vụ khủng bố 9-11 và những rủi ro về an ninh sau đó, kể cả nỗi bất trắc về việc chiến tranh tại Iraq, đã làm kinh tế Mỹ chưa ra khỏi nạn suy trầm năm 2001 và sẽ còn đe dọa sinh hoạt kinh tế toàn cầu. Vì vậy, Mỹ chủ trương nhổ cỏ tận rễ và coi chiến tranh tại Iraq như một chiến dịch trong trận chiến chống khủng bố toàn cầu, một chiến dịch nối tiếp chiến dịch A Phú Hãn và sẽ tiếp diễn ở nơi khác nếu cần. Chiến dịch Iraq coi như kết thúc nhanh hơn mọi dự đoán và đặt ra một thực tế mà có lẽ phải vài ba tháng nữa thế giới mới có thể rút tỉa hết kết luận về cách ứng xử. So với các xứ khác, Hoa Kỳ đánh giá an ninh và khủng bố là ưu tiên cao hơn cả và sẵn sàng trả giá cho việc đó, kể cả cái giá là bị nhiều xứ khác lên án. Nhưng, là quốc gia giàu mạnh nhất, Hoa Kỳ cũng thực tiễn nhất để thấy rằng bất ổn và độc tài tại các nước nghèo vẫn là một nguyên nhân xa của khủng bố nên chả thể ngoảnh lưng lại các vấn đề kinh tế của các nước nghèo. Nếu Mỹ tỏ ra cứng rắn đối với các chế độ độc tài và các cơ chế quốc tế không dám nhìn vào thực tế đó, thí dụ như sự nhu nhược và từ nhiệm của Liên hiệp quốc đối với chế độ Saddam tại Iraq, thì Mỹ cũng sẵn sàng nói đến việc phát triển kinh tế thị trường, tự do hóa mậu dịch và viện trợ, nên cuối cùng vẫn tìm cách thỏa nhượng với Liên hiệp quốc. Hai định chế tài chính thế giới là IMF và Ngân hàng Thế giới sẽ có những nhiệm vụ quan trọng hơn trong mục tiêu này, nhất là trong bối cảnh kinh tế kém sáng sủa của thế giới.
Viễn ảnh kinh tế chưa tốt
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF xưa nay vẫn hay có dự phóng lạc quan, lần này đã kém lạc quan hơn mọi khi với bản báo cáo về Viễn ảnh Kinh tế Thế giới vừa công bố hôm Thứ Tư qua để chuẩn bị cho các hội nghị tuần này. Thực ra, IMF vẫn còn lạc quan dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm từ 3,7% xuống còn có 3,2% trong suốt năm nay, chỉ vì báo cáo đó được soạn thảo trước khi kết hợp hậu quả của dịch bệnh hô hấp cấp tính SARS tại châu Á. Dự phóng này là lạc quan vì IMF cho là Á châu vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tới 6,3%, thực tế có lẽ kém hơn vì hiệu ứng của bệnh SARS. Ngoài ra, dù vụ Iraq đã có thể ngã ngũ, bất ổn trên thế giới vẫn không vì đó mà bớt, ngược lại sẽ gia tăng trong ngắn hạn trước khi thuyên giảm dần kể từ năm tới trở đi. Trong khi đó, Nhật Bản và Âu châu, đặc biệt là Đức và Pháp, vẫn là các con bệnh kinh tế của thế giới, với tốc độ tăng trưởng chỉ ở khoảng 1% là nhiều nhất. So sánh thì dù Mỹ chưa phục hồi sau vụ bể bóng đầu tư năm 2000, và nạn khủng bố năm 2001 lẫn nguy cơ chiến tranh từ 2002 đến nay, kinh tế vẫn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 2,5 đến 2,7%, và Hoa Kỳ vẫn là đầu máy đáng kể của thế giới, nên càng bị thù ghét.
Chả nên lạc quan
về tình hình kinh tế Mỹ
Theo định nghĩa của IMF, kinh tế bị coi như suy trầm khi đạt tốc độ tăng trưởng dưới 2,5%. Ba khối kinh tế mạnh nhất thế giới là Mỹ, Nhật, Âu thì chỉ đạt tốc độ từ dưới 1% đến 2,7% trong khi chiến thắng tại Iraq có thể gây ngay phản ứng hỗn loạn trong ngắn hạn trước khi ổn định hơn trong vài năm nữa, tình hình như vậy chưa đáng lạc quan. Và về dài, tức là trong vài năm nữa, tình hình lại còn nguy kịch hơn vì đầu máy kinh tế số một của thế giới là Mỹ lại bị một lúc hai nạn khiếm hụt, là khiếm hụt ngân sách và khiếm hụt cán cân vãng lai, nên hệ thống tài chính thế giới sẽ gặp bất ổn lớn. Hội nghị vừa qua của IMF chưa kịp bàn đến vấn đề này vì vụ Iraq, nhưng không phải vì vậy mà vấn đề sẽ tự nó tan biến. Hoa Kỳ là nước giàu mạnh nên sẽ vượt qua sóng gió, nhưng các xứ khác thì chưa chắc, nhất là các nước Á châu, dù hô hào chống Mỹ cuối cùng vẫn chỉ mong bán hàng cho Mỹ để làm giàu. Có lẽ, Á châu phải tìm ra sách lược khác, có dân chủ và ổn định hơn, đồng thời, giúp cho số cầu ở trong nước gia tăng để khỏi bị lệ thuộc vào riêng một yếu tố là khả năng xuất khẩu qua Mỹ, hay qua xứ khác. Mong rằng vào kỳ họp thường niên tháng Chín tới, các định chế tài chính quốc tế sẽ thảo luận về đề tài này, nếu không bị bận vì chiến cuộc nơi khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.