Hôm nay,  

Công Trình Dịch Đại Tạng Kinh Việt Ngữ (phần Ii)

12/12/200200:00:00(View: 4632)
PHOTO: Hòa Thượng Tịnh Hạnh hướng dẫn lớp khảo sát và luyện dịch Đại Tạng Kinh.

LITTLE SAIGON (VB) -- Có một khía cạnh lịch sử mà công trình chuyển dịch Đại Tạng Kinh Việt Ngữ đang hiển lộ, và cũng là điều mà Phật Tử hằng mong đợi: những cuộc tranh luận vô ích trong Phật Giáo đang dịu đi, và tất cả mọi người đều cung kính đối với các tông phái của nhau.
Những cuộc tranh luận giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa đã được biến thành công trình chuyển dịch cho các bộ Bắc Truyền Đại Tạng Kinh và bộ Nam Truyền Đại Tạng Kinh.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh đã từ Đài Loan trở về Việt Nam, mang tâm nguyện được so sánh như một ngài Huyền Trang của VN, đã thuyết phục và tạo điều kiện cho tất cả tinh hoa Phật Giáo VN cùng góp sức chuyển dịch Đại Tạng Kinh.
Hòa Thượng giải thích cho phóng viên Việt Báo về tính đa dạng của các Trung Tâm Dịch Thuật tại VN mà Hòa Thượng giúp thành lập, trong đó có hơn 100 vị sư với các vị từ nhiều địa phương khác nhau, nhiều tông phái khác nhau, và nhiều chuyên ngành khác nhau.
Chúng ta thử liệt kê vài vị thiện tri thức nổi tiếng như: Miền Bắc (Hòa Thượng Phổ Tuệ, chùa Quang Lãng, Hà Tây), Miền Trung (Hòa Thượng Thiện Hạnh, chùa Từ Hiếu; TT Phước Viên...), Nha Trang (TT Đổng Minh, ĐĐ Tâm Hạnh), Miền Nam (HT Quảng Độ, TT Minh Cảnh, TT Phước Sơn, TT Tuệ Sỹ, Giáo Sư Lê Mạnh Thát, Thầy Bảo Quang, SC Huệ Hướng, CS Nguyên Huệ, CS Lý Việt Dũng...).
Và cả từ hải ngoại nữa. Thí dụ, như dịch giả Đại Đức Hạnh Tấn đang cư ngụ ở Đức và Ấn Độ (dịch từ Đức Ngữ và tiếng Sanskrit).
Tổng cộng hơn 100 vị cùng ngồi dịch từ 9 năm nay.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng trình bày về tính đa dạng, phong phú của Đại Tạng Kinh Việt Ngữ -- nhờ đi sau, nên chắc chắn là đa dạng và phong phú hơn các Đại Tạng Kinh nhiều nước khác.
Thí dụ, Bắc Truyền Đại Tạng Kinh dựa vào bản Trung Quốc, gồm 202 tập, hiện đã dịch xong 95%.
Bộ Nam Truyền Đại Tạng Kinh, dựa trên các bản văn tiếng Pali, Trung Văn, Nhật Văn... tổng cộng 18 tập. Trong phần Nam Truyền, thì phần Kinh do HT Minh Châu đã dịch xong, còn phần Luật và Luận đang được dịch.
Khi các sư Đại Thừa và Nguyên Thủy cùng làm chung 1 công trình, thì hiển nhiên đây còn cho thấy sự tương kính giữa các tông phái.
Cuộc tranh luận lâu nay giữa Thiền Tông và Tịnh Độ Tông cũng trở nên đằm thắm hơn, vì Đại Tạng Kinh Việt Ngữ cũng sẽ bao trùm cả hai tông phái này.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh cho biết, ban dịch thuật đang tiến hành dịch Thiền Tông Toàn Thư, tuyển ra 50 tập, trong đó ghi rất chi tiết về lịch sử Thiền, phương pháp Thiền, vân vân. Phần này do cư sĩ Lý Việt Dũng chuyển ngữ.
Bộ Tịnh Độ Toàn Thư đã dịch xong, sắp xuất bản, gồm 20 tập.
Cả hai đều dịch từ Bộ Tục Tạng Trung Văn.
Thái Hư Toàn Thư đã dịch xong, sắp xuất bản.
Cao Tăng Truyện Trung Quốc đã dịch xong, sắp xuất bản.
Sách của Ngài Ấn Thuận đang được dịch...
Vân vân và vân vân. Hòa Thượng cười, nói là việc nhiều quá.
Sau đây, chúng tôi trích đăng một phần trong Thư Viện Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org), về bản sơ thảo tài chánh của công trình dịch Đại Tạng Kinh như sau. Bản sơ thảo này soạn năm ngoái, nên chưa cập nhật đủ. Nghĩa là chỉ tổng kết 8 năm dịch thuật, nhưng bây giờ là năm thứ 9 rồi. Tuy nhiên, bản sơ thảo cũng cho thấy một phần kích thước to lớn của công trình. Trích như sau.
TẠM TÍNH PHÍ DỤNG DỊCH TAM TẠNG GIÁO ĐIỂN THÀNH VIỆT VĂN
Toàn bộ kế hoạch chia thành hai phần:


Phần thứ nhất :
Bao gồm dịch Đại Tạng Kinh Phật Giáo Trung Quốc thuộc Bắc truyền (54 tập trong Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh), và Nam truyền Phật Giáo Đại Tạng Kinh thành Việt văn, với khổ 7 x 24 cm, mỗi tập dày khoảng 1000 trang, tổng cộng khoảng 220 quyển. Đó là trọn bộ Kinh, Luật, Luận đầy đủ và quan trọng nhất.
Phần thứ hai:
Dịch Tục Tạng Kinh Việt Nam một phần từ chữ Nôm, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bổn và những tác phẩm của chư vị cao Tăng, học giả trong quá khứ viêt về Phật Giáo. Hòa Thượng Tinh Hạnh kính mời tất cả các chuyên gia, học giả ưu tú Việt Nam, phát tâm tham gia vào công trình phiên dịch Đại Tạng và đào tạo nhân tài. Hòa Thượng đã thành lập nhiều trung tâm phiên dịch ở Việt Nam, tập trung toàn bộ lưc lượng đầu tư vào việc dịch và in Đại Tạng Kinh khoảng 220 tập cũng như Tục Tạng Kinh chữ Việt khoảng 800 tập. Việc xúc tiến dịch Đại Tạng Kinh thực sự gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Hòa Thượng đã khắc phục được.
Trong 8 năm qua, Hội Đồng phiên dịch đã dịch gần xong Đại Tạng Kinh Bắc truyền và Đại Tạng Kinh Nam truyền. Tính đến nay, (tháng 06 năm 2001) có thể in 190 tập, mỗi tập dày 1000 trang. Hiện đang in và phát hành bộ Kinh A-Hàm và Phật Quang Đại Từ Điển (trọn bộ 6 quyển).
Các thí dụng dưới đây, tuy nói là ước tính nhưng kỳ thật số lượng không quá xa thưc tế.
Nhìn lại Kinh điển Phật Giáo Trung Quốc, chỉ có Chính phủ mới có đủ nhân lưc, vật lực và tài lực để xúc tiến việc dịch Đại Tạng Kinh. Ngày nay, Hòa Thượng Thích Tinh Hạnh một mình dám đứng ra gánh vác trách nhiệm này. Chúng tôi tha thiết kêu gọi đạo tâm của Quý vị để đại sự ngàn năm khó gặp này sớm viên thành. Nhất tâm vì sự nghiệp dịch Đại Tạng Kinh mà góp một phần tâm lực.
I KINH PHÍ ĐÃ CHI TRONG 8 NĂM QUA: US$ 1,920,000.
KINH PHÍ NHÂN SỰ: US$ 960,000.
100 người x US$ 100/ tháng x 12 tháng x 8 năm : US$ 960,000.
KINH PHÍ BIÊN TẬP: US$ 960,000
100 người x US$ 100/ tháng x 12 tháng x 8 năm : US$ 960,000.
II MỘT PHẦN KINH PHÍ SẼ CHI TRONG 12 NĂM TỚI: US$ 41,540,000.
Kinh phí in: US$23,100,000.
Mỗi tập US$25, trọn một bộ gồm 220 tập; in tất cả là 3,000 bộ.
Tổng giá tiền = US$ 16,500,000 (Trọn bộ = US$ 5,500)
Kinh phí dịch và biên tập: US$1,440.000
100 người x US$ 100/tháng x 12 tháng x 12 năm = $1,440,000
Kinh phí in Tục tạng Kinh 800 tập, chưa tính tới
Kinh phí ước lượng xây dựng Viện Dịch Kinh: US$ 500,000
Kinh phí xây dựng Hàn Lâm Viện Phật Giáo Việt Nam: Thiết bị thư viện, phụ trách văn hóa và giáo dục Phật Giáo Việt nam (Có kế hoạch riêng)
Đó chỉ là ước tính thôi, theo lời Hòa Thượng nói trong buổi phỏng vấn. Vì tới khi hoàn tất, chi phí có thể cao hơn nữa, chưa ai biết chính xác được.
Đặc biệt, hôm thứ tư, sư cô Thanh Nghiêm, thư ký của HT Tịnh Hạnh, đã điện thoại cho phóng viên Việt Báo để cho biết rằng, quý Phật Tử nào muốn cúng dường và có giấy miễn thuế (tax exempt) thì hãy gửi check hay money order về Chùa Phổ Đà, xin ghi:
Phổ Đà Assembly
5110 W. Hazard Ave.
Santa Ana, CA 92703 - USA
Telephone: (714) 554-9785; Fax (714) 554-3852.
Trong phần MEMO, xin ghi rõ: Dịch & In Đại Tạng Kinh.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh cho biết sẽ còn lưu ngụ tại Quận Cam cho tới hết tháng 12, và quý Phật Tử nào cần liên lạc, có thể gọi số cell phone sau: (281) 236-4498. Số phone này sẽ ngưng sau tháng 12.
Kỳ Tới: Cuộc đời của HT Tịnh Hạnh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Thật là đau lòng trước cái chết vô cùng tức tưởi, đau đớn, thê thảm của 39 người trong chiếc xe vận tải hàng tại Anh, nhất là tất cả đều là người Việt Nam, xuất phát từ đất mẹ dấu yêu bất cứ từ đâu.
Mặc dù thứ bảy 2/11/2019 vừa qua mưa tầm tã nhưng vẫn có hơn 100 bà con tham dự buổi gây quỹ tương trợ 48 tù nhân yêu nước bị tù vì biểu tình chống cộng sản thông qua “Luật Đặc Khu 99 Năm” tổ chức tại Đền Thờ Quốc Tổ, Melbourne, Úc châu.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 chắc chắn trong ký ức - với những người đã ở đó. Trong thời gian qua, một thế hệ đã trưởng thành mà không tự mình trải qua sự sụp đổ của Bức tường. Cho ngày kỷ niệm, bây giờ thủ đô Berlin nhìn lại và mong chờ (nach vorn geblickt/ looked forward).
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
Tổng kết chương trình: Đồng Hành Cùng Trần Huỳnh Duy Thức và Các Tù Nhân Lương Tâm, vào ngày 2 tháng 11, 2019 tại San Diego, California.
Ai có quyền xây dựng trái phép, nếu không dựa vào thế lực cán bộ lãnh đạo địa phương. Nhiều người vẫn còn nhớ chuyện hồi năm 2016, khi một người dân dựng lên chòi cây nuôi vịt trên đất của gia đình, công an Huyện Bình Chánh (Sài Gòn) lập tức buộc gỡ bỏ, vì là xây dựng trái phép, và đã “xâm phạm đến tình hình trật tự quản lý đô thị, phá vỡ quy hoạch tổng thể chung của địa phương”…
Khoảng đầu tháng 11/2019, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei quyết định không bãi bỏ lệnh cấm đàm phán với "kẻ thù" Mỹ.
LA PAZ - Phong trào chống chính quyền tại Bolivia được TT Morales khuyến cáo “chớ bạo động gây đổ máu” và hô hào quân đội hậu thuẫn.
KIEV - Giai đoạn cuối trong thương lượng tái lập hòa bình tại Ukraine vấp phải trở ngại thực tế vào phút chót: 2 phe đối đầu không thuận rút quân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.