Hôm nay,  

Công Trình Dịch Đại Tạng Kinh Việt Ngữ (phần Ii)

12/12/200200:00:00(Xem: 4593)
PHOTO: Hòa Thượng Tịnh Hạnh hướng dẫn lớp khảo sát và luyện dịch Đại Tạng Kinh.

LITTLE SAIGON (VB) -- Có một khía cạnh lịch sử mà công trình chuyển dịch Đại Tạng Kinh Việt Ngữ đang hiển lộ, và cũng là điều mà Phật Tử hằng mong đợi: những cuộc tranh luận vô ích trong Phật Giáo đang dịu đi, và tất cả mọi người đều cung kính đối với các tông phái của nhau.
Những cuộc tranh luận giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa đã được biến thành công trình chuyển dịch cho các bộ Bắc Truyền Đại Tạng Kinh và bộ Nam Truyền Đại Tạng Kinh.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh đã từ Đài Loan trở về Việt Nam, mang tâm nguyện được so sánh như một ngài Huyền Trang của VN, đã thuyết phục và tạo điều kiện cho tất cả tinh hoa Phật Giáo VN cùng góp sức chuyển dịch Đại Tạng Kinh.
Hòa Thượng giải thích cho phóng viên Việt Báo về tính đa dạng của các Trung Tâm Dịch Thuật tại VN mà Hòa Thượng giúp thành lập, trong đó có hơn 100 vị sư với các vị từ nhiều địa phương khác nhau, nhiều tông phái khác nhau, và nhiều chuyên ngành khác nhau.
Chúng ta thử liệt kê vài vị thiện tri thức nổi tiếng như: Miền Bắc (Hòa Thượng Phổ Tuệ, chùa Quang Lãng, Hà Tây), Miền Trung (Hòa Thượng Thiện Hạnh, chùa Từ Hiếu; TT Phước Viên...), Nha Trang (TT Đổng Minh, ĐĐ Tâm Hạnh), Miền Nam (HT Quảng Độ, TT Minh Cảnh, TT Phước Sơn, TT Tuệ Sỹ, Giáo Sư Lê Mạnh Thát, Thầy Bảo Quang, SC Huệ Hướng, CS Nguyên Huệ, CS Lý Việt Dũng...).
Và cả từ hải ngoại nữa. Thí dụ, như dịch giả Đại Đức Hạnh Tấn đang cư ngụ ở Đức và Ấn Độ (dịch từ Đức Ngữ và tiếng Sanskrit).
Tổng cộng hơn 100 vị cùng ngồi dịch từ 9 năm nay.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng trình bày về tính đa dạng, phong phú của Đại Tạng Kinh Việt Ngữ -- nhờ đi sau, nên chắc chắn là đa dạng và phong phú hơn các Đại Tạng Kinh nhiều nước khác.
Thí dụ, Bắc Truyền Đại Tạng Kinh dựa vào bản Trung Quốc, gồm 202 tập, hiện đã dịch xong 95%.
Bộ Nam Truyền Đại Tạng Kinh, dựa trên các bản văn tiếng Pali, Trung Văn, Nhật Văn... tổng cộng 18 tập. Trong phần Nam Truyền, thì phần Kinh do HT Minh Châu đã dịch xong, còn phần Luật và Luận đang được dịch.
Khi các sư Đại Thừa và Nguyên Thủy cùng làm chung 1 công trình, thì hiển nhiên đây còn cho thấy sự tương kính giữa các tông phái.
Cuộc tranh luận lâu nay giữa Thiền Tông và Tịnh Độ Tông cũng trở nên đằm thắm hơn, vì Đại Tạng Kinh Việt Ngữ cũng sẽ bao trùm cả hai tông phái này.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh cho biết, ban dịch thuật đang tiến hành dịch Thiền Tông Toàn Thư, tuyển ra 50 tập, trong đó ghi rất chi tiết về lịch sử Thiền, phương pháp Thiền, vân vân. Phần này do cư sĩ Lý Việt Dũng chuyển ngữ.
Bộ Tịnh Độ Toàn Thư đã dịch xong, sắp xuất bản, gồm 20 tập.
Cả hai đều dịch từ Bộ Tục Tạng Trung Văn.
Thái Hư Toàn Thư đã dịch xong, sắp xuất bản.
Cao Tăng Truyện Trung Quốc đã dịch xong, sắp xuất bản.
Sách của Ngài Ấn Thuận đang được dịch...
Vân vân và vân vân. Hòa Thượng cười, nói là việc nhiều quá.
Sau đây, chúng tôi trích đăng một phần trong Thư Viện Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org), về bản sơ thảo tài chánh của công trình dịch Đại Tạng Kinh như sau. Bản sơ thảo này soạn năm ngoái, nên chưa cập nhật đủ. Nghĩa là chỉ tổng kết 8 năm dịch thuật, nhưng bây giờ là năm thứ 9 rồi. Tuy nhiên, bản sơ thảo cũng cho thấy một phần kích thước to lớn của công trình. Trích như sau.
TẠM TÍNH PHÍ DỤNG DỊCH TAM TẠNG GIÁO ĐIỂN THÀNH VIỆT VĂN
Toàn bộ kế hoạch chia thành hai phần:


Phần thứ nhất :
Bao gồm dịch Đại Tạng Kinh Phật Giáo Trung Quốc thuộc Bắc truyền (54 tập trong Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh), và Nam truyền Phật Giáo Đại Tạng Kinh thành Việt văn, với khổ 7 x 24 cm, mỗi tập dày khoảng 1000 trang, tổng cộng khoảng 220 quyển. Đó là trọn bộ Kinh, Luật, Luận đầy đủ và quan trọng nhất.
Phần thứ hai:
Dịch Tục Tạng Kinh Việt Nam một phần từ chữ Nôm, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bổn và những tác phẩm của chư vị cao Tăng, học giả trong quá khứ viêt về Phật Giáo. Hòa Thượng Tinh Hạnh kính mời tất cả các chuyên gia, học giả ưu tú Việt Nam, phát tâm tham gia vào công trình phiên dịch Đại Tạng và đào tạo nhân tài. Hòa Thượng đã thành lập nhiều trung tâm phiên dịch ở Việt Nam, tập trung toàn bộ lưc lượng đầu tư vào việc dịch và in Đại Tạng Kinh khoảng 220 tập cũng như Tục Tạng Kinh chữ Việt khoảng 800 tập. Việc xúc tiến dịch Đại Tạng Kinh thực sự gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Hòa Thượng đã khắc phục được.
Trong 8 năm qua, Hội Đồng phiên dịch đã dịch gần xong Đại Tạng Kinh Bắc truyền và Đại Tạng Kinh Nam truyền. Tính đến nay, (tháng 06 năm 2001) có thể in 190 tập, mỗi tập dày 1000 trang. Hiện đang in và phát hành bộ Kinh A-Hàm và Phật Quang Đại Từ Điển (trọn bộ 6 quyển).
Các thí dụng dưới đây, tuy nói là ước tính nhưng kỳ thật số lượng không quá xa thưc tế.
Nhìn lại Kinh điển Phật Giáo Trung Quốc, chỉ có Chính phủ mới có đủ nhân lưc, vật lực và tài lực để xúc tiến việc dịch Đại Tạng Kinh. Ngày nay, Hòa Thượng Thích Tinh Hạnh một mình dám đứng ra gánh vác trách nhiệm này. Chúng tôi tha thiết kêu gọi đạo tâm của Quý vị để đại sự ngàn năm khó gặp này sớm viên thành. Nhất tâm vì sự nghiệp dịch Đại Tạng Kinh mà góp một phần tâm lực.
I KINH PHÍ ĐÃ CHI TRONG 8 NĂM QUA: US$ 1,920,000.
KINH PHÍ NHÂN SỰ: US$ 960,000.
100 người x US$ 100/ tháng x 12 tháng x 8 năm : US$ 960,000.
KINH PHÍ BIÊN TẬP: US$ 960,000
100 người x US$ 100/ tháng x 12 tháng x 8 năm : US$ 960,000.
II MỘT PHẦN KINH PHÍ SẼ CHI TRONG 12 NĂM TỚI: US$ 41,540,000.
Kinh phí in: US$23,100,000.
Mỗi tập US$25, trọn một bộ gồm 220 tập; in tất cả là 3,000 bộ.
Tổng giá tiền = US$ 16,500,000 (Trọn bộ = US$ 5,500)
Kinh phí dịch và biên tập: US$1,440.000
100 người x US$ 100/tháng x 12 tháng x 12 năm = $1,440,000
Kinh phí in Tục tạng Kinh 800 tập, chưa tính tới
Kinh phí ước lượng xây dựng Viện Dịch Kinh: US$ 500,000
Kinh phí xây dựng Hàn Lâm Viện Phật Giáo Việt Nam: Thiết bị thư viện, phụ trách văn hóa và giáo dục Phật Giáo Việt nam (Có kế hoạch riêng)
Đó chỉ là ước tính thôi, theo lời Hòa Thượng nói trong buổi phỏng vấn. Vì tới khi hoàn tất, chi phí có thể cao hơn nữa, chưa ai biết chính xác được.
Đặc biệt, hôm thứ tư, sư cô Thanh Nghiêm, thư ký của HT Tịnh Hạnh, đã điện thoại cho phóng viên Việt Báo để cho biết rằng, quý Phật Tử nào muốn cúng dường và có giấy miễn thuế (tax exempt) thì hãy gửi check hay money order về Chùa Phổ Đà, xin ghi:
Phổ Đà Assembly
5110 W. Hazard Ave.
Santa Ana, CA 92703 - USA
Telephone: (714) 554-9785; Fax (714) 554-3852.
Trong phần MEMO, xin ghi rõ: Dịch & In Đại Tạng Kinh.
Hòa Thượng Tịnh Hạnh cho biết sẽ còn lưu ngụ tại Quận Cam cho tới hết tháng 12, và quý Phật Tử nào cần liên lạc, có thể gọi số cell phone sau: (281) 236-4498. Số phone này sẽ ngưng sau tháng 12.
Kỳ Tới: Cuộc đời của HT Tịnh Hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LIÊN HIỆP QUỐC - Chính quyền Myanmar bị kiện về tội diệt chủng tại tòa tối cao LHQ vào ngày 11/11.
BEIJING - Chủ tịch Xi Jinping khẳng định quyền kiểm soát tuyệt đối của đảng cộng sản.
HONG KONG - Sau 1 ngày biểu tình bạo động và hỗn loạn từ khu thương mại đến khuôn viên đai học, và 1 người tự thiêu trong 1 vụ tranh chấp, đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố “Những ai mong chính quyền đáp ứng các yêu sách chính trị khi đối diện bạo động là sai lầm”.
NOHA - Dự án Lost 52 chuyên tìm kiếm tàu ngầm mât tích trong đệ II thế chiến báo tin: xác của USS Grayback đã được tìm thấy hồi Tháng 6 ngoài khơi Okinawa.
NEW YORK CITY - Vào ngày 11/11, TT Trump trở lại thành phố nhà với bài học lịch sử, là “đất nước mắc nợ vĩnh viễn chiến sĩ về các hy sinh của họ”.
KYLE - Video ghi nhận bằng máy điện thoại di động là bằng chứng tố cáo 1 cựu cô giáo dạy thế đấm nhiều lần 1 học sinh 16 tuổi có nhu cầu đặc biệt tại trường Lehman trong tuần qua.
CAPE CANAVERAL - Công ty tư doanh SpaceX phóng tiếp 60 vệ tinh trong chương trình Starlink phục vụ nhu cầu internet.
WASHINGTON - Chánh ám liên bang Carl Nichols tại quản hạt thủ đô nói “không có quyền tài phán với gíam đốc tư pháp Letitia James và ủy viên thuế của tiểu bang New York, là nguyên đơn trong vụ kiện chống lại ủy ban Hạ Viện tìm kiếm hồ sơ thuế lợi tức của ông Trump.
WASHINGTON - Thứ Tư và Thứ Sáu tuần này, Capitol Hill dự kiến nghe điều trần công khai của các nhà ngoại giao George Kent và Marie Yavonovitch.
WASHINGTON - Mối đe dọa của tội ác chiến tranh tại miền băc Syria là đáng quan ngại, theo phát biểu hôm Chủ Nhật 10 tháng 11 của cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.