Hôm nay,  

Mệt Mỏi Với APEC

11/19/200600:00:00(View: 6088)

Mệt Mỏi Với APEC

Cũng hệt như mọi chuyện buồn nản  nhất trên đời này, từ đó các hội nghị APEC được khai sinh…. Nhưng đây lại là hội nghị thượng đỉnh APEC đầu tiên mà Việt Nam đứng vai nứơc chủ nhà. Tuy là bước rất lớn để tiếp thị cho nền kinh tế đang tăng tốc nhanh thứ nhì thế giới, nhưng cũng chính nơi đây Việt Nam sẽ (và đã) hiển lộ các bất tòan trứơc các phóng viên qúôc tế, khi tất cả các phương diện đều được khảo sát với những cái nhìn tận mắt, nghe tận tai. 

Tận cùng, cũng vẫn chỉ là một kiểu rất là boring, nói theo kiểu Mỹ - nghĩa là chán kinh khủng. Không có bao nhiêu là hào hứng. Mà nếu có chút gì gay cấn, thì có thể là chúng ta chưa biết.

Chuyện đếm tiền tại các hội nghị, với các lễ ký đủ thứ hợp đồng bạc triệu đô, bạc tỉ đô, thì rất là thường. Hội nghị nào mà không bật ra đô la" Thế nên, chỉ đọc các bản tin về các hợp đồng kinh tế là đủ buồn ngủ rồi. Thậm chí tới chuyện động trời như Mỹ đề nghị khối APEC thành lập vùng tự do mậu dịch lớn nhất thế giới "trong trung hạn tới dài hạn" cũng không làm ai tỉnh ngủ. Dù là đối với dân Việt, vốn là đói nghèo quanh năm, vì đã quen với các lời hứa về viễn ảnh "thiên đường XHCN hòanh tráng" treo đầy biểu ngữ ngoài phố.

Phóng viên David Fullbrook kể rằng đề nghị đó của Mỹ, để biến APEC thành vùng tự do mậu dịch, sẽ phải nối kết hơn 100 đề nghị hay hiệp ước về quản trị thương mại tại Á Châu. Rahul Sen, kinh tế gia tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore, ước tính như thế sẽ có hơn 80 hiệp ước tập trung về Đông Á, với ít nhất 50 hiệp ước liên hệ tới ASEAN (Hội Các Nứơc Đông Nam Á). Nhiều như thế chỉ làm mệt các viên chức thương mại ở các nứơc đang phát triển thôi, vốn ngân sách đã ít mà lại thiếu các chuyên gia thương thuyết về thương mại.

Tiziana Bonapace, trưởng phòng chính sách thương mại của Uy Ban LHQ Về Kinh Tế và Xã Hội Vùng Châu Á Thái Bình Dương tại Bangkok, thì nói là khi kết hợp cả trăm hiệp ứơc tự do mậu dịch lại [để làm vùng tự do mậu dịch APEC như Mỹ đề nghị] thì chỉ sinh ra nhiều mâu thuẫn cần giải quyết.

Đọc các chuyện như  thế cũng đủ làm mệt mỏi rồi. Cho dù đây có là APEC đầu tiên tại Hà Nội.

Phiền nhất khi tường thuật các hội nghị là không thấy hình ảnh biểu tình nào. Hà Nội không hề biết rằng, càng cấm ngặt biểu tình nghĩa là càng làm cho thế giới thấy được cái "tính đảng hòanh tráng" kiểu lãnh tụ họ Kim ở Bắc Hàn, nơi cả nứơc đều phải mặc đồng phục từ tư tưởng tới việc làm.

Thực tế mà nói, nếu Hà Nội cứ tiếp tục cho phép chừng 100 dân oan biểu tình ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng như chuyện thường ngày, và khi hình ảnh dân ngồi ôm ảnh chân dung cụ Hồ được chiếu lên khắp truyền hình thế giới, thì mọi chuyện sẽ đẹp biết mấy. Vì đó có nghĩa là chuyện thật trên đời, mới đúng là nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa kiểu Maxim Gorky, nghĩa là rất là đời thực và cũng là một cách tuyên truyền, cho thấy rằng dân chúng dù xuống đường nhưng vẫn "một lòng yêu thương Bác Hồ." Than ôi, cho dân oan biểu tình mới chính là độc chiêu "mượn hoa cúng Phật." Nhưng rõ ràng là Hà Nội lạnh cẳng, cho nên tất cả dân oan đã bị đẩy lên xe đưa ra các tỉnh ngoài cả rồi, từ ngày Thứ Năm tuần trứơc, theo bản tin của Shawn W. Crispin trên Asia Times.

Thế nên khi phóng viên qúôc tế vào mà không thấy biểu tình, lại thấy tòan nữ sinh viên mặc áo dài phất hoa với cờ, thì lại y chang kiểu nghệ thuật "hiện thực huyền ảo," nghĩa là chỉ có ở nơi sân khấu của Kim Jong-Il thôi. Thế là lại phản tác dụng, vì thế giới đã thấy Bác Hồ không khác gì Bác Kim, khi tòan là hoa với cờ "cực hòanh tráng."

Chuyện cũng hết sức buồn nản trong APEC kỳ này là không thấy có vẻ gì như "long tranh hổ đấu," dù là báo chí quốc tế cố ý soi mói xem Việt Nam đi dây thế nào giữa đàn anh Trung Quốc và chàng cao bồi Hoa Kỳ. Thậm chí cũng không hề có chuyện đấu nội công nơi bàn tiệc giữa TT Mỹ George W. Bush và chủ tịch CSTQ Hồ Cẩm Đào. Nhìn hoài trên màn ảnh truyền hình súôt cả bữa tiệc APEC, cũng không ai thấy có khi nào Hồ Cẩm Đào cầm đôi đũa, chĩa vào ly rượu giữa bàn, vận nội kình Cửu Am Chân Kinh để đẩy bật lên tia rượu bay về hướng Bush mà thử sức; thế nên cũng không hề có chuyện Bush giả vờ cầm lên chiếc quạt phe phẩy, vận nội kình Cửu Dương Chân Kinh mà quạt cho tia rượu lơ lửng trên cao, rồi cho chuyển hướng rót vào ly của TT Putin.

Không có những chuyện như thế, nên mới là không có gì hứng thú. Thậm chí, người ta vẫn hy vọng có màn Tây Độc Hồ Cẩm Đào hẹn với Đông Tà George Bush nửa đêm phóng lên nóc Lăng Ong Hồ mà song đấu. Nhưng qua cả đêm Thứ Sáu, rồi cả đêm Thứ Bảy, và bây giờ là sáng Chủ Nhật, khi TT Bush dự thánh lễ ở nhà thờ Cửa Bắc, thì vẫn không hề có chuyện gì tương tự như thế. Quả là không có gì hào hứng.

Chỉ có điều bất ngờ là khi nghe TT Bush o bế Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng cách khoe sức thu hút của Mỹ. Bản tin BBC ghi nhận:

“Trong một buổi họp báo khác cùng ngày với Thủ tướng Úc John Howard, Tổng thống George W Bush cũng trả lời một câu hỏi khác về Việt Nam.

"Tôi thấy thật thú vị khi biết các con của Thủ tướng Việt Nam được học ở Mỹ. Thủ tướng Việt Nam, như tôi hiểu, thì ngày xưa thuộc lực lượng Việt Cộng, nay gửi các con ông sang nước chúng tôi học tập, và một trong các cháu đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt," tổng thống Mỹ nói.

"Nó chứng tỏ thế giới có thể hy vọng, và con người ta có thể hòa giải và vượt qua những khó khăn trong quá khứ để tìm đến điều tốt đẹp chung."

Không nghe nói gì tới dân chủ tự do sao" Lý tưởng dân chủ hóa toàn cầu của TT Bush đâu rồi.

Vậy mà chỉ cách đó vài khu phố, cũng có một điều hết sức là thô bạo xã hội chủ nghĩa, khi Hà Nội cho công an đóng chốt, dựng rào, bao vây các nhà dân chủ. Cứ tưởng là bưng bít tin này kín như bưng, nhưng không ngờ toàn thế giới đều nghe biết cả. Nói theo kiểu ngôn ngữ VN bây giờ là màn công an bao vây, đóng chốt rất là "xưa rồi Diễm." Vậy đó, mà Đảng CSVN vẫn chơi các màn rất là thô bạo xưa cũ.

Và hôm Thứ Sáu một trung tá công an ra lệnh cho một nhóm đàn em vây đánh Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, trói tay, đưa về đồn công an đánh hội đồng tới khuya. Cũng xảy ra ngay giữ Hà Nội, nơi đang tổ chức APEC.

Vậy đó, thế là xong một APEC hết sức là đủ chuyện.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.