Hôm nay,  

Đỗ Thành Công Với Quyền DL VN

18/10/200600:00:00(Xem: 23548)

Đỗ Thành Công Với Quyền Du Lịch Việt Nam

- Thiên Đức

(Bài I)

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày (Đỗ Trung Quân)

Theo nghị quyết 36 [NQ-TW ngày 26/3/2004 Bộ Chính Trị ghi rõ:

Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên. Cụ thể hóa và hoàn thiện hơn nữa các quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại ở trong nước của người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng thông thoáng, thuận tiện và đơn giản thủ tục

Trên trang nhà của sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh ghi: Hân hoan chào đón quý khách đến với TP.Hồ Chí Minh...

Với truyền thống hiếu khách, chúng tôi mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời tìm đến như những người thân trong đại gia đình. Và hy vọng Thành phố sẽ trở thành điểm hẹn du lịch tuyệt vời. Xin mời đến với Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố năng động và trẻ trung.

http://www.tourism.hochiminhcity.gov.vn/chuyenmuc/default_column_action.php"subcolumn_id=3&column_id=1&current_page=1

Như vậy theo chính sách mời gọi của nhà nước, Việt kiều về thăm quê hương luôn luôn được ưu đãi và an toàn về mặt pháp luật. Nói vậy mà không phải vậy, trên thực tế Việt kiều về thăm quê hương với thị thực hợp pháp đầy đủ, vẫn không được an toàn. Sau đây là những bằng chứng cụ thể vừa mới xảy ra:

1)- Bắt đầu từ một lá thư tố cáo vu vơ, không có bằng cớ rõ ràng, công an đã vội vã bắt giam Đỗ Thành Công và những người khác để quy chụp cái tội khủng bố mà không trưng ra được một cái bằng cớ cụ thể nào về tội trạng này, trước áp lực của Hoa Kỳ và công luận quốc tế, công an đành phải miễn cưỡng trả tự do cho Đỗ Thành Công qua hình thức trục xuất trái phép. Đã được trình bày rõ ràng trong bài viết “Trục xuất Đỗ Thành Công, tội phạm hay nạn nhân”.

2)- Việt kiều Úc bị đối xử thô bạo, sau đây là lời tự thuật của Nguyễn Hưng Quốc (Nguyễn Tuấn Ngọc) là một giáo sư đại học.

Lúc ấy là 4:15 phút chiều Thứ Bảy, 19 tháng 11 năm 2005. Phái đoàn gồm có tôi và 11 sinh viên Úc từ trường đại học Victoria, Melbourne về Việt Nam tham quan và học tập. Khi đến văn phòng chỉ huy của trạm công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất, tôi được bảo ngồi chờ. Khoảng 10 phút sau mới có người gọi tôi đến quầy. Tôi nhìn vào bảng tên người ấy đeo trước ngực: Vũ Xuân Ái. Ông Ái cầm tờ hộ chiếu của tôi trên tay, hỏi:

- “Anh tên Nguyễn Ngọc Tuấn hay Nguyễn Tuấn Ngọc"”

- “Nguyễn Ngọc Tuấn.”

- “Anh sinh ở đâu"”

- “Quảng Nam.”

- “Anh dạy đại học ở Úc, phải không"”

- “Vâng.”

- “Anh đến Việt Nam có chuyện gì không"”

- “Tôi dẫn một đoàn sinh viên Úc về Việt Nam tham quan và học tiếng Việt.”

- “Đoàn sinh viên Úc có bao nhiêu người"”

- “14 người, nhưng ở đây với tôi chỉ có 11 người. Một người đã đến Hà Nội và hai người sẽ bay từ Bangkok đến Hà Nội tối nay.”

- “Xin anh chờ một lát.”

Nói xong, ông Ái vào căn phòng phía sau quầy, đọc gì đó trên màn ảnh computer rồi cầm điện thoại lên nói chuyện với ai đó. Tôi ngồi chờ.... Đến hơn 5 giờ, ông Ái mới xuất hiện ở quầy công an hải quan. Ông cho gọi tôi đến, trịnh trọng tuyên bố:

“Tôi xin thông báo cho anh biết là chúng tôi được lệnh không cho anh nhập cảnh vào Việt Nam.”

Tôi sửng sốt: “Cái gì" Tôi không được vào Việt Nam"”

Ông Ái nhìn tôi và gật đầu xác nhận. Tôi lại hỏi: “Anh biết là tôi đang dẫn cả phái đoàn sinh viên sang Việt Nam du khảo"”

“Tôi biết. Nhưng đây là lệnh từ trên.”

“Nhưng tại sao tôi không được nhập cảnh vào Việt Nam"”

Ông Ái đáp: “Tôi cũng không được biết. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh từ Bộ Công An.”

“Nhưng ít ra Bộ Công An phải cho biết lý do chứ"”

“Chúng tôi không được quyền biết. Chúng tôi chỉ là cấp thừa hành.”

Nói xong, ông Ái cúi xuống lúi húi viết vào tờ biên bản theo mẫu đơn in sẵn; sau đó, yêu cầu tôi ký. Nội dung tờ biên bản như sau:

BỘ CÔNG AN CỤC QUẢN LÝ XNC TRẠM CACK TSN Số 1087/BB CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 19 tháng 11 năm 2005

BIÊN BẢN

Về việc: Từ chối nhập cảnh

Hôm nay, ngày 19 tháng 11 năm 2005, hồi 17 giờ 05 phút.

Tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Chúng tôi gồm:

1/ Ông Đinh Thế Công, Chức vụ: Phó Trưởng trạm CACK Tân Sơn Nhất.

2/ Ông Vũ Xuân Ái, Cán bộ Tham mưu CACK Tân Sơn Nhất.

3/ Ông Nguyễn Trung Hải, Cán bộ Đội xuất nhập cảnh 2.

Tiến hành lập biên bản vi phạm quy chế xuất nhập cảnh đối với:

Người vi phạm là: Ông Nguyễn Ngọc Tuấn

Sinh ngày 29/10/1957.

Quốc tịch: Úc (Người VN định cư tại Úc)

Hộ chiếu số: M 32 465.48

Thị thực số B0008922 giá trị 1 lần đến 19/2/2006 do ĐSQ VN tại Canberra cấp ngày 8/11/2005.

Địa chỉ thường trú/tạm trú tại: Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội.

Nhân chứng gồm: Đại diện Hàng không VN: Đỗ Ngọc Anh, nhân viên.

Nội dung vi phạm: Chuyến bay VN 780 của hãng HKVN từ Melbourne Úc nhập cảnh TSN lúc 15h30’ CACKTSN lập biên bản từ chối nhập cảnh đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn (chi tiết nhân sự như trên) Lý do: theo yêu cầu của Bộ Công An.Tang vật gồm có: Hộ chiếu M32 46548

Thị thực: E0008922 (foto)

Căn cứ:

- Pháp lệnh xuất nhập cảnh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2003 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Chúng tôi quyết định:

- Lập biên bản từ chối nhập cảnh đối với đương sự, hủy bỏ thị thực số E0008922.

- Yêu cầu HKVN chịu trách nhiệm chuyên chở đương sự về lại nơi xuất phát trên chuyến bay gần nhất: dự kiến chuyến bay VN783 HKVN xuất cảnh lúc 20h55’.

Biên bản được lập thành 02 bản, kết thúc lúc 17 giờ 40 ngày 19/11/2005, đã được đọc lại cho đương sự nghe và công nhận những điều ghi trong biên bản là đúng.

Biên bản được giao cho đương sự 01 bản.

Tôi theo dõi từ đầu đến cuối quá trình lập biên bản nhưng tôi vẫn không hết bàng hoàng. Từ lâu, tôi biết mình không được lòng của nhà cầm quyền Việt Nam, nhất là từ phía công an văn hoá.

Trong các lần về Việt Nam, thỉnh thoảng tôi vẫn bị công an văn hoá thuộc Cục Xuất Nhập Cảnh ở số 254 đường Nguyễn Trãi, quận 1, thành phố HCM mời lên “làm việc”. “Làm việc” ở đây là chuyện trò và chất vấn về chuyện viết lách của tôi ở hải ngoại. Phần lớn tập trung vào cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản xuất bản lần đầu vào năm 1991 của tôi. Lần nào, với ai, tôi cũng đều khẳng định: tôi không hề làm chính trị. Tôi chỉ viết về văn học và văn hoá; và luôn luôn viết với tư cách một nhà phê bình. Mọi ý nghĩ của tôi đều được trình bày một cách thẳng thắn, công khai, chả có gì phải giấu giếm cả. (nguồn Talawas.org).

3)- Một công dân Mỹ khác bà Thương nguyễn “Cúc” Foshee giám đốc một công ty cây cảnh bị bắt giam trong khi đi du lịch tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 9 năm 2005 cho đến nay, bà không bị truy tố, không được đóng tiền tại ngoại, không được tiếp xúc với luật sư và bị giam ở Saigon. Bà Cúc đã bị bắt giam hơn một năm nay, thế mà Cọng Sản Hà Nội vẫn chưa công khai đưa ra được một lý do chính đáng về việc giam giữ vô thời hạn này.

Qua những sự việc này cho thấy công an Việt Nam có toàn quyền (") bắt người, trục xuất bất cứ ai mà không cần trưng dẫn một lý do nào theo luật pháp hiện hành. Đây là chuyện thường này của một xứ độc tài đảng trị. Không ai được quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ của Việt Nam.

Một vấn đề đặt ra ở đây là công an Việt Nam cần bao nhiêu cái án trục xuất hay giam giữ nữa đủ để có thể phát nát hệ thống du lịch Việt nam, chính sách đầu tư cũng như chính sách đoàn kết dân tộc theo nghị quyết 36" Đây là một đề tài rất hay cần phải bàn thảo nhưng rất tiếc không nằm trong chủ đích của bài viết này.

Bỏ ra ngoài những yếu tố chính trị trong vụ việc. Chủ đích của bài viết này cũng xuất phát từ những câu chuyện trên nhưng tự giới hạn trong khía cạnh pháp lý của người tiêu thụ để giải đáp vấn đề: Đâu là an toàn pháp lý cho Việt kiều về thăm quê hương với tấm thị thực nhập cảnh (Visa) trong tay" Nếu có những sự việc phũ phàng xảy ra như đã kể trên thì ai là người chịu trách nhiệm liên quan" Quyền lợi của người du lịch tại quốc gia cư trú (chứ không phải tại Việt Nam) như thế nào" Người đi du lịch trong tương lai có thể tự bảo vệ mình như thế nào"

I/- Đối với người đi du lịch: ngoài nghĩa vụ đóng tiền cho cơ quan ngoại giao đại diện nhà nước Việt Nam để có được tấm thị thực nhập cảnh là hợp pháp trở về Việt Nam. Trong quá trình xét cấp thị thực, cơ quan ngoại giao Việt Nam đã thanh lọc thành phần lý lịch của đương sự rồi thì không thể vin vào bất cứ một lý do gì để áp đặt một hình thức chế tài hình sự như giam giữ hay trục xuất vì hành vi hợp pháp của những người này ở quốc gia sở tại. Ví dụ như những hành vi bày tỏ ý kiến khác biệt của mình đối với chế độ Hà Nội trong ôn hòa và bất bạo động. Vì vậy hành vi độc đoán của công an nói trên đã ngang nhiên phủ nhận giá trị của tấm giấy thị thực nhập cảnh của cơ quan ngoại giao đại diện cho Việt Nam ở nước ngoài. Đây chính là điều đầy sĩ nhục cho nhà nước Việt Nam, vì như vậy tấm giấy thị thực nhập cảnh của cơ quan ngoại giao chẳng khác gì là rác rưởi dưới cái nhìn của công an trong nước. Chữ ký của viên đại sứ Việt Nam có thể nào chỉ có giá trị ngang bằng chữ ký của những kẽ vô lại làm giấy tờ giả để lừa gạt tiền, chẳng có chút hiệu lực pháp lý nào hay sao"

II/- Đối với ngành du lịch Việt nam: Theo lời chào mừng của sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh như là một thương hiệu thu hút du lịch không kèm bất cứ một điều kiện nào cả, không kỳ thị đối với những người có ý kiến khác biệt miễn họ có thị thực nhập cảnh hợp pháp là đủ tiêu chuẩn luật định. Như vậy sở du lịch Việt Nam phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho du khách trong thời gian lưu trú tại Việt Nam cho đến khi lên máy bay ra khỏi nước. Thế mà trong thực tế đã có nhiều người du lịch bị trục xuất bị giam giữ không có lý do chính đáng mà sở du lịch hoàn toàn không có một phản ứng tích cực nào cả, đó thái độ vô trách nhiệm của một thương hiệu kinh doanh lưu manh theo kiểu “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”.

Điểm chú ý ở đây trong những chương trình quảng cáo du lịch Việt Nam cũng không có những cảnh báo cho người đi du lịch về những rủi ro, trong khi đến Việt nam. Như vậy người đi du lịch bị thiệt hại. Họ chính là nạn nhân bị lưà gạt bởi những chương trình quảng cáo này, thì họ có quyền khiếu tố những tổ chức du lịch Việt Nam tại tòa án Mỹ để đòi bồi thường thiệt hại vì không cảnh báo thông tin đầy đủ về những rủi ro có thể xảy ra cho họ trước khi đi du lịch.

III/- Trách nhiệm của tòa đại sứ Việt nam: Điều trước tiên phải nói rằng muốn có được tấm giấy thị thực nhập cảnh Việt Nam, người đi du lịch phải trả tiền chứ không phải là được cấp phát hoàn toàn miễn phí. Như vậy một khi tòa đại sứ Việt nam thu tiền và cấp phát thị thực nhập cảnh tức là phải bảo đảm cho người đó an toàn du lịch tại Việt Nam về mặt pháp lý.

Thế mà trong thực tế đã xãy ra nhiều trường hợp trục xuất, giam giữ không lý do chánh đáng cho người đi du lịch thì tòa đại sứ Việt Nam phải gánh chịu trách nhiệm về hậu quả việc cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực pháp lý cho người đi du lịch.

Thật vậy, theo luật pháp bảo vệ người tiêu thụ tại Hoa Kỳ một sản phẩm đưa ra thị trường bắt buộc phải có những cảnh báo an toàn cho người tiêu thụ ví dụ như cảnh báo hút thuốc lá dễ bị ung thư, hay là uống thuốc theo những điều kiện đặc biệt hay theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tấm giấy thị thực nhập cảnh là sản phẫm trao đổi hữu thường có trả tiền, hoàn toàn không có những cảnh báo rủi ro xảy đến cho người đi du lịch như là có thể bị giam giữ không xét xử hay bị trục xuất bất cứ khi nào. Do vậy sự việc không may đã xảy ra thì tòa đại sứ phải gánh chịu hậu quả công việc của mình.

Như vậy trên nguyên tắc, người bị thiệt hại trong khi du lịch Việt Nam có quyền khiếu tố tòa đại sứ Việt Nam ra trước tòa án Mỹ để trả lời rõ ràng trách nhiệm dân sự đối với hành vi cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực pháp lý và sự việc thiếu sự cảnh báo an toàn cho người đi du lịch. Phải phân rõ ranh giới trách nhiệm pháp lý ở chỗ này là:

- Tòa đại sứ Việt nam có quyền từ chối những ai có ý kiến khác biệt trở về Việt Nam. Đó là thẩm quyền của nhà nước Việt Nam không ai tranh cải. Thế nhưng một khi đã cấp chiếu kháng nhập cảnh thì phải đảm bảo tính an toàn pháp lý cho người đi du lịch.

- Trường hợp người đi du lịch có hộ chiếu đầy đủ màvẫn bị bắt hay trục xuất như vậy chứng tỏ tòa đại sứ đã cấp thị thực nhập cảnh giả hay không có hiệu lực pháp lý. Thái độ im lặng đồng tình đã tự tố cáo là tòa đại sứ Việt Nam chẳng khác gì một tổ chức lưu manh lường gạt Việt kiều vừa lấy tiền để cấp thị thực mà vừa bắt giam giữ người vô thời hạn.

- Trường hợp cấp thị thực sai sót cho những người không thích hợp đến Việt Nam, thì đó là lổi của Tòa đại sứ chứ không thể lợi dụng sự cố này để giam giữ người đó đang là một công dân hợp pháp tại Hoa Kỳ. Luật rừng rú chỉ có thể áp dụng cho công dân Việt Nam chứ không thể áp dụng cho công dân Hoa Kỳ.

Nếu tòa đại sứ Việt Nam cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực gì đối với công an nội địa để người du lịch bị thiệt hại mà không phải chịu một trách nhiệm gì . Thì đây là một nghịch lý không thể chấp nhận được trong một xứ trọng pháp văn minh nhất thế giới được.

Thông qua sự trình bày trên, đi vào thực tế cụ thể, bà Thương Nguyễn Cúc Foshee du lịch Việt Nam bằng thị thực nhập cảnh hợp pháp của tòa Đại sứ nay bị bắt giam cả năm trời không được xét xử là một nghịch lý. Luật sư Liz Foshee McCausland con ruột của bà Cúc, trên nguyên tắc có quyền đại diện cho người bị thiệt hại khởi tố trước tòa án Mỹ hai vụ kiện: (Ông Đỗ Thành Công cũng là nạn nhân trực tiếp có thể tham gia vụ kiện này).

- Thứ nhất kiện ngành du lịch Việt Nam thiếu những cảnh báo an toàn do đó đưa đến thiệt hại cho người đi du lịch Việt Nam.

- Thứ hai là kiện tòa Đại Sứ Việt Nam vô trách nhiệm hay nói một cách khác là đã lường gạt ông Công, và bà Cúc trong việc cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực pháp lý tại Việt nam làm cho cả hai người bị giam giữ thiệt hại về sức khỏe và tài sản.

- Luật sư McCausland cũng có thể đưa vụ kiện này đến cơ quan bảo vệ người tiêu thụ để xin can thiệp và giải quyết theo thủ tục khẩn cấp để cứu mẹ già ra khỏi vòng lao lý.

Tòa Đại Sứ Việt Nam phải có trách nhiệm đưa bà Cúc trở lại Hoa Kỳ an toàn vô điều kiện và trong thời gian nhanh nhất. Nếu Tòa Đại sứ viện dẫn quyền đặc miễn ngoại giao để trốn tránh trách nhiệm, chơi cái trò trơ trẻn, ù lì kéo dài vụ kiện nhằm gây thiệt hại cho gia đình thì luật sư McCausland có thể (") xin một án lệnh “sai áp bảo toàn” trên tất cả tài sản của Việt Nam có trên đất Mỹ, nhằm bảo đảm bồi thường thiệt hại cho bà Cúc trong hiện tại và tương lai. Vì bà Cúc càng bị giam giữ kéo dài thì mức thiệt hại càng cao. Đây chính là động lực bắt buộc tòa đại sứ Việt Nam phải giải quyết nhanh chóng vụ việc.

Ngày xưa Mục Kiền Liên chống gậy đi cứu mẹ dưới chín tầng địa ngục âm phủ. Ngày nay, Mục Kiền Liên tân thời cầm cây bút lao vào địa ngục trần gian trong xã hội mang danh tiến bộ nhất loài người để cứu mẹ là một việc có thể xảy ra. Và đoạn kết câu chuyện chắc chắn chưa dừng chân ở điểm này. (còn tiếp)

(Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả đã gửi bài trên.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.