Hôm nay,  

Phòng Thủ Biên Thùy

18/05/200600:00:00(Xem: 2127)

Nước Mỹ đang lo việc đưa quân đến bảo vệ biên cương. Mỹ là siêu cường đệ nhất thế giới, đạo quân ngoại lai nào to gan dám đến xâm phạm bờ cõi nước này" Điều khôi hài, kẻ thù đó có tên là di dân lậu. Nước Mỹ là nước của di dân, nếu xét đến lịch sử xa xưa bàn tay của di dân đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nước này thành một siêu cường như ngày nay. Nhưng khi chữ di dân có kèm theo cái đuôi "lậu", đó là cả một vấn đề. Từ lâu Mỹ vẫn có nạn di dân lậu, nhưng khi con số lên đến hơn 11 triệu người cư ngụ bất hợp pháp, chính quyền không thể làm ngơ được nữa. Đặc biệt năm nay vấn đề trở thành bức xúc vì có cuộc bầu cử Quốc hội, trong khi chính phủ Bush đang gặp nhiều khó khăn đối ngoại, quân đội Mỹ đang lâm vào hai cuộc chiến phức tạp Iraq và Afghanistan.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Đầu tuần này, TT Bush đã đề nghị một kế hoạch bao quát để giải quyết nạn di dân lậu. Trước hết bố trí 6,000 Vệ binh quốc gia dọc theo biên giới Mễ Tây Cơ ít nhất là một năm, nhưng đồng thời Bush cũng yêu cầu Quốc hội tìm một giải pháp quân bình. Một mặt thi hành các biện pháp cụ thể ngăn chặn di dân lậu theo nguyện vọng của các phe bảo thủ, mặt khác tìm cách giải quyết sự hiện diện của dân cư trú bất hợp pháp đã có ở Mỹ theo tinh thần gọi là cởi mở theo truyền thống Mỹ. Kế hoạch trên đã gặp nhiều phản ứng khác nhau. Một số dân hài lòng vì thấy đã có một cái gì cụ thể để lấp những lỗ rò rỉ thẩm lậu ở biên giới, nhưng một số khác vẫn thắc mắc về việc đối phó với những di dân đang sống bất hợp pháp ở Mỹ. Về mặt này, trong bài diễn văn tối thứ hai ông Bush đã nhắc lại một đề nghị của ông về một chương trình bao quát cho phép dân đã nhập lậu được tiếp tục sống và làm công nhân ở Mỹ, nhưng ông cũng nói đến biện pháp chống lại nạn sống bất hợp pháp như lập ra thẻ căn cước riêng có in dấu tay cho công nhân ngoại quốc. Đây là một cách "xá tội lậu nhân" chăng"

 

Đề nghị của ông Bush đã bị nhiều dân biểu Cộng Hòa chỉ trích, vì nó đưa đến việc cấp quyền công dân cho hàng triệu người đã nhập lậu. Dân biểu Cộng hòa Tom Price nói: "Không thể dung thứ một toan tính quá hở hang nhằm đưa đến sự đại xá. Đã đành Mỹ là nước của di dân, nhưng chúng ta cũng là nước của luật pháp. Tưởng thưởng cho những kẻ đã phá vỡ luật lệ của chúng ta chỉ làm hoen ố những công tác gian khổ của những người đã đến đây bằng con đường hợp pháp và cũng không giúp ích được gì cho việc chấn chỉnh lại tình hình hiện nay". TT Bush nói ông không chủ trương một con đường tự động dẫn đến quyền công dân, mà chỉ cho phép "những người nhập lậu đã ở đây trong nhiều năm - làm việc, trả thuế và học tiếng Anh - được trở lại xếp hàng xin quyền công dân sau khi trả một số tiền phạt nặng và số thuế còn thiếu".

 

Phía đảng Dân Chủ đã có lời hứa hợp tác, nhưng Thượng nghị sĩ Dick Durbin cũng không quên hỏi móc một câu: "Tổng Thống Bush có quyền bố trí Vệ binh quốc gia tuần tiễu biên giới, nhưng liệu ông có quyền lãnh đạo lực lượng đảng Cộng Hòa của ông ở Quốc Hội để ủng hộ cho một cuộc cải tổ thực sự của luật di trú hay không"". Durbin muốn ám chỉ đến sự thương nghị thỏa hiệp với các dân biểu Cộng Hòa. Nhưng sau nhiều tháng tranh cãi cò cưa, lãnh tụ Cộng hòa tại Thượng Viện TNS Bill Frist và lãnh tụ Dân Chủ TNS Harry Reid đã thỏa hiệp Thượng Viện có thể sẽ chấp thuận thông qua đạo luật di trú vào lễ Tưởng Niệm cuối tháng 5. Phải có một đạo luật được cả Quốc Hội lưỡng viện thông qua Tổng Thống mới có thể ký ban hành. Cho đến nay vẫn có sự khác biệt giữa đạo luật Di trú đã được Hạ Viện thông qua và đạo luật Thượng Viện dự liệu sẽ thông qua cuối tháng này.

 

Về việc đưa 6,000 Vệ binh Quốc gia ra biên giới cũng có những phản ứng khác nhau. TT Bush nói Vệ binh chỉ giúp 12,000 lính tuần biên trong công tác hành chính và canh phòng, chớ không thi hành luật pháp. Thống đốc Cali Schwarzenegger, đảng Cộng Hòa có vẻ thận trọng đi hàng hai, tán thành việc tăng cường an ninh biên giới nhưng bảo đó là trách nhiệm của liên bang, không phải của tiểu bang. Thống đốc New Mexico Richardson đảng Dân Chủ, nói ông hoài nghi và chỉ trích Bạch Cung đã không tham khảo với các Thống đốc tiểu bang biên giới trong khi lập "kế hoạch giờ chót". Thống đốc Arizona Janet Napolitano, đảng Dân Chủ, ủng hộ kế hoạch. <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Arizonalà tiểu bang sa mạc có số dân nhập lậu lớn nhất. Bà Napolitano nói bà đã "kêu gọi phải tăng cường việc sử dụng Vệ binh đúng theo lời Tổng Thống nói".

 

Những hứa hẹn về vụ di dân sẽ là điểm chính trong cuộc bầu cử tháng 11 năm nay, các chính khách tìm cách được tái đắc cử thường tránh làm mất lòng số đông cử tri gốc Mễ. Một số các vị đại diện dân và hoạt động chính trị hăng hái nhất chống di dân đã lên tiếng đòi phải xây tường ở biên giới để cản đường di dân nhập lậu. Phần lớn các Thống đốc bác bỏ đề nghị này, nhưng tất cả đều lo ngại trước tình hình rò rỉ của biên giới, không phải vì nạn di dân lậu mà còn vì các nạn khác như buôn lậu ma túy và các băng đảng cướp. Dù vậy, các giới chức biên phòng địa phương lại nói việc đưa quân đội võ trang đến biên giới có thể gây nhiều hại thay vì lợi. Tuần trưởng Rick Flores thuộc Quận Webb Texas, ở Rio Grande với phía bên kia biên giới là thành phố Mễ Nuevo Laredo nổi tiếng về nạn tội phạm, nói: "Việc đưa quân đội đến tạo ra một thông điệp cho biết chúng tôi ở bên này biên giới đã không làm được việc nên mới cần đến quân đội".

 

Các tay hoạt động gốc Nam Mỹ La-tinh rất tức giận về kế hoạch đưa quân đội đến biên giới, nhưng họ hy vọng việc này sẽ thúc đẩy thêm di dân tranh đấu để đòi quyền và đòi được lệnh đại xá trong khi Quốc Hội Mỹ đang thảo luận về sự cải tổ có thể ngăn chặn tham vọng của họ được sống và làm ăn trên đất Mỹ. Xét ra đạo luật tổng quát về di trú còn gặp nhiều vấn đề chưa chắc đã hoàn tất trong năm nay. Chúng tôi thiết nghĩ đầu tuần này Tổng Thống Bush nói đem quân đến biên giới là đã đặt con bò trước cái cày. Nhưng đề nghị của ông cho phép những trú nhân bất hợp pháp có cơ hội trở thành công dân Mỹ vẫn còn gặp sự chống đối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.