Hôm nay,  

Nhập Cư Di Dân Chọn Lựa

15/05/200600:00:00(Xem: 1386)

Nguyên tắc chung, khắp thế giới, từ năm 1974, không còn nước nào chấp nhận qui chế tỵ nạn, di dân, nhập cư  vì lý do kinh tế nữa. Từ lâu các nước kinh tế tiền tiến Tây Âu Bắc Mỹ và Úc đã theo đường lối chọn lựa di dân khi cho nhập cư . <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Pháp là nước rất rộng rãi trong vấn đề cho nhập cư, nhưng bây giờ cũng phải theo đường lối chọn lựa di dân ấy.Dự luật Sarkozy, tên của Bộ Trưởng Nội Vụ Pháp, người trình Quốc hội Pháp xin thảo luận biểu quyết những qui định mới về di dân và nhập cư vào nước Pháp thêm một lần nữa xác nhận rõ rệt chính sách chọn lựa di dân của các nước Tây Phương kinh tế đã phát triển. Vấn đề cho di dân nhập cư là một vấn đề chánh trị. Nên những người làm chánh trị là những người phải suy tính kỹ càng, tranh luận rốt ráo. Phải xác định đâu là quyền lợi quốc gia dân tộc. Phải làm sao cho quyền lợi ấy phù hợp với hiến pháp và hiệp ước mà chánh quyền quốc gia đã ký với các nước. Do vậy dù có biểu tình hàng vạn hàng triệu người di dân, những người dân cử có trách nhiệm cũng không thể để đường phố ảnh hưởng đến biểu quyết của mình.

 

Thực vậy thời kỳ 30 năm mở rộng cửa cho di dân vào nước của Mỹ, Canada, Úc, nhứt là Pháp đã qua rồi. <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Mỹ, Canada, Úc, và Pháp đã bắt đầu một giai đoạn chủ động mới: chọn lựa di dân để cho nhập cư. Chọn lựa dựa vào tiêu chuẩn kinh tế. Tiêu chuẩn kinh tế dựa vào kỹ năng lao động của người di dân nhập cư và vào thị trường lao động mà một số ngành nghề của nền kinh tế quốc gia đang cần. Chính sách này đã bộc lộ rõ rệt qua đường lối cho nhập cư của Mỹ, Canada, Anh, Úc và mới đây qua dự thảo luật của Pháp. Dễ dàng cho những người có kiến thức và khả năng chuyên môn cao nước cho nhập cư thiếu và cần cũng như những người lao động chân tay mà người sở tại không làm nên nền kinh tế thiếu; thí dụ như người làm công trong nông nghiệp, xây dựng, nhà hàng, v.v.

 

Các nước đang phát triển than phiền các nước tiền tiến làm chảy mất máu chất xám mà các nước ấy đang cần nhưng cũng ca cẩm đóng cửa rút cầu đối với di dân kinh tế.

 

Mỹ là cái bia cho những than phiền về chính sách di dân vì Mỹ là nước lôi kéo chất xám của các nước nhiều nhứt cũng như là thiên đàng của di dân kinh tế.

 

Vì vấn đề di dân và nhập cư là vấn đề chánh tri, nên Quốc hội Mỹ trái tim của người dân Mỹ, cơ quan quyền lực tối cao của nước này, đương nhiên phải giải quyết. Có nhiều tranh luận và lắm gay go. Không tránh khỏi quyền lợi của đảng muốn thu hút lá phiếu của sắc dân có nhiều di dân muốn đến. Hạ viện thông qua dự thảo luật nhập cư do TT Bush nạp, coi như ân xá một phần cho di dân lậu. Thượng Viện không đồng ý. TT Bush than phiền Khối Đối Lập Dân Chủ ở Thượng Viện tạo bế tắc. Di dân Latinos, nói tiếng Tây ban nha xuống đường rầm rộ, kéo theo cả học sinh. Kể cả học sinh nếu sanh ở Mỹ dù cha mẹ là di dân lậu vẫn như trẻ em Mỹ, hưởng qui chế công dân Mỹ và phúc lợi trẻ em Mỹ. Có nhiều biểu ngữ tỏ vẻ hăm dọa dân biểu, nghị sĩ, " Nay tôi làm việc, mai tôi bỏ tham". Người Mỹ kẻ chống người binh. Nhưng khuynh hướng chung của người Mỹ chánh trực, đại đa số là đặt quyền lợi đất nước Mỹ và nhân dân My lên trên hết. Cuộc biểu tình của dân Latinos không lôi kéo được các sắc dân thiểu số khác, như người Mỹ gốc Phi Châu và Á châu. Ngay ngày đình công 5 tháng 5, ngày Độc lập của nước Mexico có nhiều di dân lậu ở Mỹ, con số cũng không lớn vì ở Mỹ có 11 triệu 200 ngân  di dân lậu mà báo chí tế nhị gọi là " không giấy tờ".

 

Phân tích tinh lý quan điểm của Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, của Hành Pháp và lập Pháp, của Hạ Viện và Thượng Viện, trong vấn đề di dân và nhập cư, thì thấy Mỹ vẫn là một trong vấn đề di dân và nhập cư của  người Latinos. Mẫu số chung là ngăn chận di dân bất hợp pháp. Bên nào cũng muốn ngăn chận di dân lậu. Chỉ khác nhau trong vấn đề giải quyết số di dân lậu hiện tại thôi. Hành pháp chủ trương một mặt hợp thức hóa một số bằng hợp đồng lao động tạm thời vài năm rồi trả về nước nhà của họ. Mặt khác từ chối không hợp thức hóa để trở thành công dân Mỹ ở lại vĩnh viễn ở Mỹ. Giải pháp này vừa giải quyết được nạn thiếu nhân công tay chân người Mỹ không chịu làm vừa ngăn chận làn sóng nhập cư lậu. Từ tháng 1/ 2004, TT Bush đã nói với dân Mỹ rồi, đã vận động Quốc Hội rồi: "Luật mới về nhập cư  phải tùy theo nhu cầu của nền kinh tế của chúng ta. Nếu một người chủ Mỹ dành một việc làm mà người Mỹ không muốn làm, thì chúng ta sẽ chấp nhận người ngoại quốc mà người chủ đã nhận vào làm."

 

Xem qua Canadacũng thế. Thập niên 1990, Canadamở cưa rộng cho dân nhập cư vì nhu cầu tăng dân số. Đoàn tụ gia đình là ưu tiên một, đoàn tụ chảng những chơ vợ chồng, con cái, cha me, mà cả ông bà, anh chị em rất dễ dãi.. Chỉ đến 1995, chính sách này của Canadathay đổi. Chỉ cho đoàn tụ người phối ngẫu, cha mẹ và con cái trực hệ thôi. Làn sóng hạ liền; trước trung bình mỗi năm vào Canada  250 000 người, sau chỉ còn 130 000. Nhưng những di dân có chuyên môn y tế, computer và lao động phổ thông Canadacho vào con số rất cao. Anh, Úc cũng không khác gì Mỹ và Canada. Tháng Hai năm 2005, Thủ Tướng Anh Tony Blair đã trình Quốc hội, phải biến việc nhập cư, di dân thành điều lợi cho nước Anh. Ông còn nói rõ hơn, phải qui định chỉ chấp nhận những di dân có kỹ năng mà nước Anh cần,  mới cho vào. 

 

Nay đến phiên Pháp. Pháp là nước được tiếng rất dễ dãi cho di dân, bây giờ cũng phải khép bớt cửa lại và cũng dùng những tiêu chuẩn chọn lựa di dân cần thiết cho nền kinh tế để cho nhập cư. Dư thảo luật Sarkozy của Bộ Trưởng Nội Vụ xây dựng trên quan điểm giống như Mỹ, Canadavà Úc.  Kể cả  Pháp là nước dè dặt và chậm trong chánh sách chọn di dân trong xã hội Tây Phương.

 

Tóm lại khuynh hướng chung của các nước tiền tiến Tây phương trong đó có Mỹ, Pháp đều chấp nhận cho nhập cư nhưng chọn lựa sao cho thích hợp và thuận lợi cho nền kinh tế nước mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.