Hôm nay,  

Nhập Cư Di Dân Chọn Lựa

5/15/200600:00:00(View: 2006)

Nguyên tắc chung, khắp thế giới, từ năm 1974, không còn nước nào chấp nhận qui chế tỵ nạn, di dân, nhập cư  vì lý do kinh tế nữa. Từ lâu các nước kinh tế tiền tiến Tây Âu Bắc Mỹ và Úc đã theo đường lối chọn lựa di dân khi cho nhập cư . <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Pháp là nước rất rộng rãi trong vấn đề cho nhập cư, nhưng bây giờ cũng phải theo đường lối chọn lựa di dân ấy.Dự luật Sarkozy, tên của Bộ Trưởng Nội Vụ Pháp, người trình Quốc hội Pháp xin thảo luận biểu quyết những qui định mới về di dân và nhập cư vào nước Pháp thêm một lần nữa xác nhận rõ rệt chính sách chọn lựa di dân của các nước Tây Phương kinh tế đã phát triển. Vấn đề cho di dân nhập cư là một vấn đề chánh trị. Nên những người làm chánh trị là những người phải suy tính kỹ càng, tranh luận rốt ráo. Phải xác định đâu là quyền lợi quốc gia dân tộc. Phải làm sao cho quyền lợi ấy phù hợp với hiến pháp và hiệp ước mà chánh quyền quốc gia đã ký với các nước. Do vậy dù có biểu tình hàng vạn hàng triệu người di dân, những người dân cử có trách nhiệm cũng không thể để đường phố ảnh hưởng đến biểu quyết của mình.

 

Thực vậy thời kỳ 30 năm mở rộng cửa cho di dân vào nước của Mỹ, Canada, Úc, nhứt là Pháp đã qua rồi. <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Mỹ, Canada, Úc, và Pháp đã bắt đầu một giai đoạn chủ động mới: chọn lựa di dân để cho nhập cư. Chọn lựa dựa vào tiêu chuẩn kinh tế. Tiêu chuẩn kinh tế dựa vào kỹ năng lao động của người di dân nhập cư và vào thị trường lao động mà một số ngành nghề của nền kinh tế quốc gia đang cần. Chính sách này đã bộc lộ rõ rệt qua đường lối cho nhập cư của Mỹ, Canada, Anh, Úc và mới đây qua dự thảo luật của Pháp. Dễ dàng cho những người có kiến thức và khả năng chuyên môn cao nước cho nhập cư thiếu và cần cũng như những người lao động chân tay mà người sở tại không làm nên nền kinh tế thiếu; thí dụ như người làm công trong nông nghiệp, xây dựng, nhà hàng, v.v.

 

Các nước đang phát triển than phiền các nước tiền tiến làm chảy mất máu chất xám mà các nước ấy đang cần nhưng cũng ca cẩm đóng cửa rút cầu đối với di dân kinh tế.

 

Mỹ là cái bia cho những than phiền về chính sách di dân vì Mỹ là nước lôi kéo chất xám của các nước nhiều nhứt cũng như là thiên đàng của di dân kinh tế.

 

Vì vấn đề di dân và nhập cư là vấn đề chánh tri, nên Quốc hội Mỹ trái tim của người dân Mỹ, cơ quan quyền lực tối cao của nước này, đương nhiên phải giải quyết. Có nhiều tranh luận và lắm gay go. Không tránh khỏi quyền lợi của đảng muốn thu hút lá phiếu của sắc dân có nhiều di dân muốn đến. Hạ viện thông qua dự thảo luật nhập cư do TT Bush nạp, coi như ân xá một phần cho di dân lậu. Thượng Viện không đồng ý. TT Bush than phiền Khối Đối Lập Dân Chủ ở Thượng Viện tạo bế tắc. Di dân Latinos, nói tiếng Tây ban nha xuống đường rầm rộ, kéo theo cả học sinh. Kể cả học sinh nếu sanh ở Mỹ dù cha mẹ là di dân lậu vẫn như trẻ em Mỹ, hưởng qui chế công dân Mỹ và phúc lợi trẻ em Mỹ. Có nhiều biểu ngữ tỏ vẻ hăm dọa dân biểu, nghị sĩ, " Nay tôi làm việc, mai tôi bỏ tham". Người Mỹ kẻ chống người binh. Nhưng khuynh hướng chung của người Mỹ chánh trực, đại đa số là đặt quyền lợi đất nước Mỹ và nhân dân My lên trên hết. Cuộc biểu tình của dân Latinos không lôi kéo được các sắc dân thiểu số khác, như người Mỹ gốc Phi Châu và Á châu. Ngay ngày đình công 5 tháng 5, ngày Độc lập của nước Mexico có nhiều di dân lậu ở Mỹ, con số cũng không lớn vì ở Mỹ có 11 triệu 200 ngân  di dân lậu mà báo chí tế nhị gọi là " không giấy tờ".

 

Phân tích tinh lý quan điểm của Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, của Hành Pháp và lập Pháp, của Hạ Viện và Thượng Viện, trong vấn đề di dân và nhập cư, thì thấy Mỹ vẫn là một trong vấn đề di dân và nhập cư của  người Latinos. Mẫu số chung là ngăn chận di dân bất hợp pháp. Bên nào cũng muốn ngăn chận di dân lậu. Chỉ khác nhau trong vấn đề giải quyết số di dân lậu hiện tại thôi. Hành pháp chủ trương một mặt hợp thức hóa một số bằng hợp đồng lao động tạm thời vài năm rồi trả về nước nhà của họ. Mặt khác từ chối không hợp thức hóa để trở thành công dân Mỹ ở lại vĩnh viễn ở Mỹ. Giải pháp này vừa giải quyết được nạn thiếu nhân công tay chân người Mỹ không chịu làm vừa ngăn chận làn sóng nhập cư lậu. Từ tháng 1/ 2004, TT Bush đã nói với dân Mỹ rồi, đã vận động Quốc Hội rồi: "Luật mới về nhập cư  phải tùy theo nhu cầu của nền kinh tế của chúng ta. Nếu một người chủ Mỹ dành một việc làm mà người Mỹ không muốn làm, thì chúng ta sẽ chấp nhận người ngoại quốc mà người chủ đã nhận vào làm."

 

Xem qua Canadacũng thế. Thập niên 1990, Canadamở cưa rộng cho dân nhập cư vì nhu cầu tăng dân số. Đoàn tụ gia đình là ưu tiên một, đoàn tụ chảng những chơ vợ chồng, con cái, cha me, mà cả ông bà, anh chị em rất dễ dãi.. Chỉ đến 1995, chính sách này của Canadathay đổi. Chỉ cho đoàn tụ người phối ngẫu, cha mẹ và con cái trực hệ thôi. Làn sóng hạ liền; trước trung bình mỗi năm vào Canada  250 000 người, sau chỉ còn 130 000. Nhưng những di dân có chuyên môn y tế, computer và lao động phổ thông Canadacho vào con số rất cao. Anh, Úc cũng không khác gì Mỹ và Canada. Tháng Hai năm 2005, Thủ Tướng Anh Tony Blair đã trình Quốc hội, phải biến việc nhập cư, di dân thành điều lợi cho nước Anh. Ông còn nói rõ hơn, phải qui định chỉ chấp nhận những di dân có kỹ năng mà nước Anh cần,  mới cho vào. 

 

Nay đến phiên Pháp. Pháp là nước được tiếng rất dễ dãi cho di dân, bây giờ cũng phải khép bớt cửa lại và cũng dùng những tiêu chuẩn chọn lựa di dân cần thiết cho nền kinh tế để cho nhập cư. Dư thảo luật Sarkozy của Bộ Trưởng Nội Vụ xây dựng trên quan điểm giống như Mỹ, Canadavà Úc.  Kể cả  Pháp là nước dè dặt và chậm trong chánh sách chọn di dân trong xã hội Tây Phương.

 

Tóm lại khuynh hướng chung của các nước tiền tiến Tây phương trong đó có Mỹ, Pháp đều chấp nhận cho nhập cư nhưng chọn lựa sao cho thích hợp và thuận lợi cho nền kinh tế nước mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo một báo cáo được Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh công bố hôm 8 tháng 10, sự nhiễm trùng do 3 căn bệnh lây lan qua tình dục đã tăng trong 5 năm liên tiếp tại Hoa Kỳ.
Tình trạng béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới được dự đoán là sẽ tăng trong 10 năm tới.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng bác sĩ của mình chẩn đoán bệnh nhầm? Đây là một sự thật trên mức… “có thể”! Một nghiên cứu cho thấy trên 20% bệnh nhân bị chẩn đoán bệnh nhầm
Thống đốc California Gavin Newsom vửa ký ban hành một đọa luật vào ngày 8 tháng 10, cho phép người dân co thể mua thuốc phòng ngừa HIV mà không cần toa bác sĩ.
Trẻ em thường được khuyên mãi điệp khúc: ăn rau cho chóng lớn khỏe mạnh. Và theo một nhóm các nhà nghiên cứu Úc, ăn uống lành mạnh cũng giúp cho chúng ta vui vẻ hơn.
ĐGM Hoàng Đức Oanh mong muốn được gặp và chia sẻ với Cộng đồng NVQG tị nạn cộng sản tại Nam California về những thăn trầm ưu tư qua cuộc đời khổ nạn của ngài cũng như các vấn nạn của quốc gia
Tu tướng tức là dựa vào hình tướng bên ngoài: -Tụng kinh hấp dẫn… -Thuyết giảng cho hay …vẫn chỉ là hình tướng... Phát hành cả trăm băng đĩa, viết cả chục cuốn sách…...lấy cho được văn bằng Tiến Sĩ Phật Học…... “Thiền trà, thư pháp” cũng vẫn chỉ là hình tướng, nó chẳng biểu lộ sự chứng đắc của Thiền sư. -Làm thơ rồi nhờ nhạc sĩ phổ nhạc, ca sĩ nổi tiếng hát…chính là “bệnh”
OSLO - Nhân vật nhận giải Nobel Hòa Bình 2019 (là giải thứ 100) là Thủ Tướng Abiy Admed của Ethiopia, theo tin từ thủ đô Na Uy ngày 11 tháng 10.
Siêu thị nầy có lần mình quen Chiều cuối Đông phố mới lên đèn Hàng cây đỏ lá chờ cơn gió Hứa một đêm dài chắc lặng yên Em đẫy xe qua hàng trái cây Nầy em …xoài bưởi mãng cầu đây Quê hương một góc trời thu hẹp Gió Lái Thiêu về hoa mận bay
Một sao sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam vừa vụt tắt. Nhà thơ Du Tử Lê đã qua đời tối thứ Hai 7/10/2019 tại Quận Cam, California.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.