Hôm nay,  

Dị Biệt Và Đa Nguyên

4/23/200600:00:00(View: 2242)

Dị biệt nào tất nhiên rồi cũng đau đớn. Đặc biệt là khi các dị biệt lại dẫn tới tình hình rạn nứt, chụp mũ, la mắng, và đôi khi trở thành kẻ thù của nhau. Vâng, từ bạn bỗng nhiên trở thành kẻ thù của nhau, nhân danh cùng một lý tưởng. Các chuyện đó vẫn xảy ra rất là thường xuyên. Và ai rồi cũng phải chuẩn bị tinh thần để khi chuyện xảy ra thì nên thấy đó là bình thường.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Một thời chúng ta đọc truyện võ hiệp, về chàng Trương Vô Kỵ khi bị Chu Nguyên Chương gài bẫy, chỉ vì một câu nói làm lộ ra ngờ vực về lòng người muốn tranh nhau ngôi Minh Chủ Võ Lâm để rồi một ngày sẽ thành một vị vua Thái Tổ cho cả nứơc Trung Hoa khổng lồ, chúng ta vẫn dễ dàng thấy đó là chuyện của người, thấy đúng là chuyện tiểu thuyết vì lúc đó nhà văn Kim Dung gài thêm một câu mà chàng Trương Vô Kỵ sẽ nói với nàng Triệu Minh, rằng chàng muốn bỏ hết chuyện giang hồ gian ác lọc lừa để sẽ về suốt đời kẻ lông mày cho ái thê… Tưởng rằng truyện chỉ để cho đẹp lời, nhưng thực tế là, nếu chỉ vì chút dị biệt, chút rạn nứt mà phất tay áo để về đóng cửa gia trang mà kẻ lông mày cho nàng thì thế gian hết chuyện rồi. Làm ơn, xin đừng ai như thế.

 

Những người Tây Tạng lưu vong cũng có một cuộc chiến gian nan y hệt như cuộc chiến cho tự do dân chủ cho Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam. Họ cũng nhiều rạn nứt, cũng sóng gió, cũng tranh luận về lập trường có nên cứng rắn đòi độc lập cho Tây Tạng, hay chỉ dịu dàng (như Đức Đạt Lai Lạt Ma) xin vùng đất Tây Tạng được tự trị về văn hóa và tôn giáo. Cuộc chiến vì tự do dân chủ Việt Namcũng có những lập trường cực hữu, cực tả tương tự… Rằng có nên kêu gọi xóa bỏ nhà nứơc độc tài tòan trị, hay là nên xin đối thọai để vận dụng tương kế tựu kế… Trời ạ, giữa 2 lập trường đó còn vô số lập trừơng lưng chừng nữa… Đó là chưa kể tới lập trường nản lòng, muốn lui về để tìm người kẻ lông mày…

 

Nhưng kinh nghiệm Tây Tạng không chỉ giúp cho người dân chủ Việt Namso sánh, mà còn có thể giúp nhà nứơc CSVN nghiên cứu vì đó cũng là một bài học về lãnh thổ: tham vọng của Bắc Kinh lớn tới mức không thể đo lường nổi. Ngăn được lấn chiếm của Trung Quốc thực không dễ. Nhưng một phương tiện mà chính phủ Hà Nội có thể vận dụng được, là nên lặng lẽ tạo cơ hội cho các sư Tây Tạng lưu vong được vào Việt Nam để kết thân với các sư và Phật Tử Việt Nam - để tất cả những người VN nhớ tới kinh nghiệm Tây Tạng mà luôn luôn cảnh giác, và không để sơ xẩy chút gì sang tay người Phương Bắc. Hãy nhớ kinh nghiệm vàng đó, rằng một khi mất đất là kể như hết đòi.

 

Hãy nhìn các đường xe lửa nối Lhasa với Hoa Lục, tuyến đường ở cao độ cao nhất thế giới - khi các chuyến xe lửa hành khách này chạy vào năm 2007, sẽ có thêm nhiều ngàn người Hán di cư lên Tây Tạng. Dân Tây Tạng hiện nay đã thành thiểu số trong các thành phố xứ tuyết này, tới lúc đó là kể như tràn ngập và chính xác là điều Bắc Kinh mong đợi: hình thức thanh lọc chủng tộc dịu dàng nhất.

 

Đường xe lửa chỉ là một trong nhiều hiểm họa dân Tây Tạng đang gặp. Trong buổi lễ gần đây ở Dharamsala ở Bắc An Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma sống và điều hành chính phủ lưu vong, ngài bày tỏ quan ngại rằng dân tộc ngài đang "đối mặt với tuyệt chủng." Trong tổng dân số 6 triệu người Tây Tạng, có 130,000 người sống lưu vong, với ¾ sống ở An Độ.

 

Họ mơ một ngày sẽ về lại Tây Tạng. Vấn đề là Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không sống lâu nữa. Chính ngài nói cái chết của ngài sẽ là một bước khựng nguy hiểm. Nói thế là nói cho dịu nhẹ, chứ còn Lobsang Nyandak Zayul, một Bộ Trưởng trong chính phủ lưu vong của Ngài, cảm thấy sẽ có hỗn lọan sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch.

 

Vấn đề là, Ngài không đòi độc lập Tây Tạng nữa, mà chỉ xin tự trị thôi, và khi ngài viên tịch thì phong trào đòi độc lập thế nào cũng bùng lên vì không có ai thay ngài nổi để làm một biểu tựơng cho hòa bình. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma từ nửa thế kỷ nay đã gìn giữ dân tộc Tây Tạng xa lìa con đường bạo động.

 

Đó là chưa nói tới chuyện Ngài có sẽ tái sanh làm Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 15 hay không. Nguy hiểm còn là, theo truyền thống, Đức Ban Thiền Lạt Ma sẽ lựa chọn và giáo dục vị Đạt Lai Lạt Ma tương lai. Mà vị Ban Thiền do Đức Đạt Lai chọn đã bị quản thúc toàn gia từ cả thập niên rồi, còn vị Ban Thiền đang ngồi lãnh đạo Tây Tạng là là do Bắc Kinh dựng  lên.

 

Đó chỉ là một phần toàn cảnh Hoa Lục đang suy tính. Thực ra, Tây Tạng và Việt Namchỉ là những mảnh nhỏ trong một chiến lược tòan cầu của Trung Quốc.

 

Chính Lhasa có một ý nghĩa chiến lược đối với Hoa Lục, vì đây có thể dùng làm một căn cứ phi đạn tầm xa tương lai để bắn tới những nơi thật xa, thí dụ như tới Nhật, nghĩa là phủ trùm cả nhiều vùng trời Việt Nam.

 

Người Trung Quốc vốn nổi tiếng tính nhiều nứơc cờ xa. Hồi nửa thế kỷ trứơc, Mao Trạch Đông nói rằng công tác đầu tiên của Hồng Quân là "bảo vệ biên giới phía tây." Câu nói này hết sức bất ngờ, bởi vì đại đa số vẫn nhìn về hướng đông, nơi Đài Loan còn nhức nhối và cựu thù Nhật Bản còn sôi sục, trong lúc nhiều sư đòan lính Mỹ đang rải khắp Biển Đông.

 

Nhưng đúng thế, Hồng Quân đã xây những xa lộ mới dẫn tới biên giới An Độ, kể cả con đường Aksai Chin trong lãnh thổ An Độ, theo ghi nhận của học giả Claude Arpi trong bài "China's scary asymmetry" trên trang Rediff.com. Chính các con đường này được dùng 12 năm sau để xâm lăng An Độ.

 

Bây giờ thì tuyến xe lửa 1,118-kilometer nối Thanh Hải và Tây Tạng sẽ được Hồng Quân dùng cho các kế họach mới. Nó sẽ cho các tướng Hoa Lục làm các căn cứ cho phi đạn đạn đạo và vận tải trong thời gian rất ngắn. Từ các dàn phóng giấu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn sẽ bắn hỏa lực sang An hiệu quả hơn.

 

Nói thế chỉ là chuyện nhỏ. Thực ra, Bắc Kinh còn lên núi tuyết để nhìn xa về bờ Tây Hoa Kỳ.

 

Trong một bản phúc trình China Brief tại Học Viện Jamestown Institute vài năm trứơc, William Triplett đã mô tả về tuyến xe lửa Tạng-Thanh đó với khả thể chiến lược và chiến thuật của chương trình quốc phòng Trung Quốc: "Với tuyến xe lửa này, Hồng Quân PLA sẽ có nơi giấu kín lý tưởng cho các lọai phi đạn mới, kiểu di động trên đường rầy ICBM, kiểu DF-31A. Nếu Hồng Quân làm được như quân đội Nga với các dàn ICBM trên đừơng rầy, thì mỗi chuyến xe lửa phi đạn có thể mang tới 30 đầu đạn nguyên tử có khả năng phá hủy bất cứ mục tiêu chiến lược nào tại Nhật và nhiều mục tiêu ở phía tây Hoa Kỳ." (Tài liệu đã dẫn, Rediff.com)

 

Còn nhìn về hứơng tây thì sẽ rùng rợn hơn: các trung đòan hỏa tiễn đang đóng ở Datongvà Wulan gần Xining(tỉnh Qinghai) có thể dễ dàng di quân tới Lhasa. Thế là An Độ đột nhiên gần thêm 1,000 km đối với các phi đạn tầm ngắn và tầm trung.

 

Nếu An Độ, Nhật Bản, phía Tây Hoa Kỳ… đều trong tầm phi đạn Trung Quốc, thì Hà Nội nằm nơi đâu trong tầm ngắm này" Đây là chỗ nhà nứơc CSVN cần suy nghĩ cho kỹ.

 

Thêm nữa, có một chiến lược mà một số sĩ quan cao cấp Trung Quốc đã đề ra cho một số cuộc chiến tương lai là chiến lược có tên "Vạn Pháp Quy Nhất: Hợp Lực Quá Biên" - tên chiến lược này dịch ra Anh ngữ là 'Ten Thousand Methods Combined as One: Combinations That Transcend Boundaries', nghĩa là Mười Ngàn Phương Pháp Kết Hợp Làm Một Pháp: Hợp Lực Đánh Vượt Ra Ngòai Biên Địa - đó là một chương trong cuốn sách Unrestricted Warfare (Chiến Tranh Vô Giới Hạn), xuất bản tại Bắc Kinh, là công trình nghiên cứu của hai đại tá Qiao Liang và Wang Xiangsui.

 

Hai nhà chiến lược này bắt đầu nghiên cứu từ cuộc chiến thắng của Mỹ khi đánh tan quân đội của Saddam Hussein trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh lần đầu năm 1990-1991. Thực tế, cuốn này là cẩm nang cho một nước như Trung Quốc về cách có thể chiến thắng một nứơc ưu thế về kỹ thuật tối tân như quân đội Mỹ.

 

Trong cuốn này, các chiến lược gia Hoa Lục đề ra những cách mà khủng bố (cụ thể, sách có nói tới Osama bin Laden) có thể tung ra cuộc chiến mới, không hạn chế nhắm vào Mỹ, và đánh bằng mọi phương tiện, cả quân sự lẫn phi quân sự, nơi đó "quy luật đầu tiên của cuộc chiến không hạn chế là không có luật lệ nào, không có gì bị cấm đoán hết."

 

Để dịch một đọan quan trọng về chiến tranh vô giới hạn này:

 

Trong cuộc chiến mới đó sẽ là dùng tòan lực: cuộc chiến khủng bố (như vụ lao phi cơ làm bom bay nổ sập WTC), cuộc chiến tài chánh (phá họai tài chánh và thị trừơng nứơc địch), cuộc chiến tâm lý (tung tin đồn làm hoang mang quân thù), cuộc chiến buôn lậu (làm thị trường quân thù hỗn lọan, làm rối lọan kinh tế địch), cuộc chiến truyền thông (để lèo lái ý kiến dư luận), cuộc chiến ma túy (vừa kiếm lời, vừa làm suy yếu thanh niên nứơc thù), cuộc chiến liên mạng (trên không gian ảo, phá hệ thống mạng nứơc thù), cuộc chiến kỹ thuật (tạo ra các thế độc quyền bằng cách lập các tiêu chuẩn độc lập), cuộc chiến phóng đại (làm mắt kẻ thù thấy sức mạnh ảo của mình), cuộc chiến tài nguyên (chiếm các nguồn tài nguyên), cuộc chiến viện trợ kinh tế (bề ngoài thì ban ơn, bí mật thì kiểm sóat), cuộc chiến văn hóa (lèo lái khuynh hướng văn hóa để đồng hóa),  cuộc chiến luật quốc tế (chụp cơ hội sớm nhất để làm luật), cuộc chiến môi trừơng (phá họai môi trừơng nứơc thù)…

 

Chú ý, trong các cuộc chiến do các chiến lược gia CSTQ đưa ra không có cuộc chiến đồng hóa sắc tộc - điều mà Hoa Lục đang làm ở Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng.

 

 Thử suy nghĩ xem, Việt Namđang bị Hoa Lục tấn công ở bao nhiêu cuộc chiến hiện nay"

 

Hãy đọc thêm câu nói lạnh mình trong sách này: "Khi người ta bắt đầu vui mừng trong vệic giảm quân sự để giải quyết tranh chấp, thì chiến tranh sẽ tái sinh trong hình thức khác và trong sân chơi khác."

 

Việt Namnằm ở đâu trong cuộc chiến tương lai. Mà thực tế, có phải là Hoa Lục đã bắt đầu tung ra nhiều cuộc chiến với Việt Nam: cho nhập lậu ma túy, gà bệnh cúm gia cầm, đô la giả, hàng giả, thúôc tây giả vào Việt Nam… cho làm các đập nứơc phá họai dòng Cửu Long… viện trợ kinh tế để gài gián điệp…  và vân vân.

 

Tình hình này thấy rõ là dù có nản lòng mà về kẻ lông mày cho ái thê cũng chẳng yên đâu. Còn như để cho Đảng CSVN tiếp tục độc đảng tòan trị, hút máu đồng bào thì tất nhiên cũng không yên. Cũng chính Đảng CSVN đã cắt đất, dâng biển cho Hoa Lục thì chắc chắn sẽ nhắm mắt giả ngơ trước các cuộc chiến tinh vi của Hoa Lục.

 

Không còn đường nào khác hết: để cứu đồng bào chỉ còn một hướng đi thôi, rằng Việt Namphải được dân chủ hóa, phải được tự do, phải đa đảng đa nguyên… để gỡ ra chiếc vòng kim cô CS Trung Quốc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.