Hôm nay,  

Chuyện Dài Quốc Doanh

8/28/200100:00:00(View: 4207)
Quốc doanh dưới chế độ Cộng sản có vẻ như một chuyện dài bất tận. Từ nhiều năm nay các nhà lãnh đạo Hà Nội vẫn nói đến giải quyết bằng cách “tái cấu trúc” quốc doanh, nhưng trong 10 năm trời từ năm 1990 đến năm 2000, quốc doanh từ con số 12,000 chỉ giảm xuống còn hơn một nửa là 5,300. Bây giờ có kế hoạch đến năm 2005 giảm xuống nữa, nhưng vẫn còn 2,500. Tại sao giải quyết nạn quốc doanh lại gập khó khăn và kéo dài như vậy"

Thông cáo chính thức của Hội nghị khoáng đại Trung ương kỳ 3 hai tuần trước vẫn nói đến tái cấu trúc và tăng cường hiệu năng của những quốc doanh trong các lãnh vực chính yếu, nhưng đó chỉ là những câu nói ngoài mồm đã quá quen thuộc, che mắt thiên hạ để câu giờ. Tái cấu trúc là xây dựng lại cơ cấu của nó, cho đến nay biện pháp được thi hành là giải tư, nghĩa là cổ phần hóa những xí ngiệp nhà nước làm ăn thua lỗ tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước phải bù lỗ. Nếu làm ăn thua lỗ thì phá sản giải tán chớ tại sao còn cổ phần hóa" Đó là vì ban lãnh đạo vẫn còn thấy cần phải giữ miếng ăn cho một số người có thế lực trong và ngoài đảng, vì trong việc bán cổ phần này, nhà nước vẫn giữ một nửa số cổ phần, còn nột nửa được giải tư để cho tư doanh gia nhập. Điều này chỉ có nghĩa giản dị là xí nghiệp sắp chết rồi, nay gọi thêm vốn của tư nhân ở bên ngoài vào, tiếp tục đem tiền nuôi béo các tay có chức có quyền. Nhưng liệu có ai dại bỏ tiền vào một xí nghiệp thua lỗ sắp chết" Vì thế chuyện cổ phần hóa vẫn lằng nhằng.

Về chuyện “tăng cường hiệu năng” nói thì dễ, làm lại khó. Hiệu năng trước hết là ban lãnh đạo xí nghiệp, nếu không thay thế được thì phải cho mấy ông đó đi học nghề, nhưng quan trọng nhất vẫn là cách làm ăn và tinh thần sản xuất của công nhân viên. Đây là chuyện đường dài, nhưng chỉ có khổ là trong khi chờ đợi, ngân sách nhà nước vẫn phải è cổ ra bù lỗ để nuôi báo cô mấy ông đó. Trước đây, chuyện bù lỗ không đến nỗi tệ hại lắm, vì quốc doanh được sủng ái vay tiền của ngân hàng làm ăn để chịu lỗ, rút cuộc ngân hàng phải chịu. Chính vì thế ngân hàng đã gánh hàng núi nợ xấu, nghĩa là nợ khó đòi hay không còn hy vọng đòi được. Đây cũng là thêm một khó khăn nữa trong việc giải quyết nạn quốc doanh vì khi giải tán một quốc doanh là phải thanh toán hết nợ ngân hàng. Nếu không thanh toán được, xí nghiệp nhà nước vẫn ngồi đó để tiếp tục ăn bù lỗ ngân sách nhà nước.

Quốc doanh vẫn là chuyện nội bộ, người bên ngoài không ai được xen vào. Nhưng khi Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề lại khác. Đặc tính của kinh tế thị trường là sự cạnh tranh đặt trên nguyên tắc bình đẳng. Khi đã có tư doanh theo đổi mới kinh tế, quốc doanh và tư doanh phải có sân chơi đồng đều. Các xí nghiệp ngoại quốc và đầu tư từ nước ngoài đến làm ăn ở Việt Nam cũng là tư doanh, bởi vậy họ đòi hỏi được đối đãi bình đẳng với quốc doanh. Bởi vậy quốc doanh không còn được những ân sủng đặc biệt của nhà nước, nhất là không còn được vay tiền thả cửa của các ngân hàng nhà nước. Mất những ân sủng đó, quốc doanh chỉ có chết. Vậy tại sao không để cho quốc doanh chết luôn mà còn đặt ra ưu tiên tái cấu trúc để quốc doanh được sống còn"

Quốc doanh là lãnh vực bệnh hoạn của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng các ông Cộng sản vẫn thích nói “quốc doanh lãnh đạo kinh tế quốc dân”. Các ông Cộng sản thích nói cho sướng mồm là tùy ý, người bên ngoài thấy thế chỉ cười thầm, chẳng ai thấy cần phải phê phán trước cảnh một anh mù và què quặt đòi làm lãnh đạo. Đây cũng là chuyệh nội bộ của Việt Nam, bên ngoài nói vào chẳng có ích gì mà còn bị mang tiếng can thiệp. Nhưng trên thực tế, muốn giải quyết nạn quốc doanh, chế độ Hà Nội khó lòng không nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Tái cấu trúc quốc doanh trước hết là cần tiền. Tiền để thanh toán những món nợ vay của ngân hàng, tiền để trợ cấp những công nhân viên bị sa thải khi một số xí nghiệp nhà nước quá tệ hại phải đóng cửa chớ không còn cách nào khác, và tiền để tạo thêm công ăn việc làm cho đoàn quân thất nghiệp có thêm lính mới. Thứ hai là cần đến viện trợ kỹ thuật của bên ngoài để tăng thêm hiệu năng những xí nghiệp được đánh giá còn có thể duy trì được. Nhưng chỉ tiêu đến năm 2005 vẫn còn đến 2,500 quốc doanh để lãnh đạo kinh tế chỉ làm nản lòng những nguồn viện trợ từ bên ngoài. Trong khi đó kinh tế Việt Nam vẫn không phát triển được như những năm đầu của đổi mới kinh tế, đầu tư ngoại quốc sút giảm, ngân sách nhà nước thâm thủng và đồng bạc Việt Nam tiếp tục mất giá dài dài.

Chính vì thế chuyện quốc doanh có thể không bất tận như người ta tưởng. Nó phải được giải quyết dứt khoát và mau lẹ trước khi quá muộn. Nhưng giải quyết cách nào" Việc giải quyết nạn quốc doanh cho đến nay vẫn bị kéo dài vì sự cản trở của một số thế lực bảo thủ sợ bị mất quyền lợi riêng tư. Mọi người đã biết từ lâu quốc doanh là những ổ tham nhũng. Đây là những hình thức nhũng lạm rất tinh vi, được hiện đại hóa theo kinh tế thị trường, nó không chỉ có nghĩa là ăn của đút mà còn là ăn bớt ăn xén, ăn cắp của công, thâm lạm công quỹ, có tổ chức thành những hệ thống mua chuộc, hối mại quyền thế, làm tiền phi pháp để bỏ vào túi riêng một số người có chức có quyền. Quốc doanh dính liền với nạn tham nhũng, nên gọi nó là “quốc nạn” cũng đúng.

Theo tôi nghĩ muốn giải quyết nạn quốc doanh là phải ưu tiên diệt trừ cho tận gốc nạn tham nhũng. Nói đến quốc doanh mà không nói đến tham nhũng là sai.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.