Hôm nay,  

Chuyện Dài Quốc Doanh

8/28/200100:00:00(View: 4205)
Quốc doanh dưới chế độ Cộng sản có vẻ như một chuyện dài bất tận. Từ nhiều năm nay các nhà lãnh đạo Hà Nội vẫn nói đến giải quyết bằng cách “tái cấu trúc” quốc doanh, nhưng trong 10 năm trời từ năm 1990 đến năm 2000, quốc doanh từ con số 12,000 chỉ giảm xuống còn hơn một nửa là 5,300. Bây giờ có kế hoạch đến năm 2005 giảm xuống nữa, nhưng vẫn còn 2,500. Tại sao giải quyết nạn quốc doanh lại gập khó khăn và kéo dài như vậy"

Thông cáo chính thức của Hội nghị khoáng đại Trung ương kỳ 3 hai tuần trước vẫn nói đến tái cấu trúc và tăng cường hiệu năng của những quốc doanh trong các lãnh vực chính yếu, nhưng đó chỉ là những câu nói ngoài mồm đã quá quen thuộc, che mắt thiên hạ để câu giờ. Tái cấu trúc là xây dựng lại cơ cấu của nó, cho đến nay biện pháp được thi hành là giải tư, nghĩa là cổ phần hóa những xí ngiệp nhà nước làm ăn thua lỗ tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước phải bù lỗ. Nếu làm ăn thua lỗ thì phá sản giải tán chớ tại sao còn cổ phần hóa" Đó là vì ban lãnh đạo vẫn còn thấy cần phải giữ miếng ăn cho một số người có thế lực trong và ngoài đảng, vì trong việc bán cổ phần này, nhà nước vẫn giữ một nửa số cổ phần, còn nột nửa được giải tư để cho tư doanh gia nhập. Điều này chỉ có nghĩa giản dị là xí nghiệp sắp chết rồi, nay gọi thêm vốn của tư nhân ở bên ngoài vào, tiếp tục đem tiền nuôi béo các tay có chức có quyền. Nhưng liệu có ai dại bỏ tiền vào một xí nghiệp thua lỗ sắp chết" Vì thế chuyện cổ phần hóa vẫn lằng nhằng.

Về chuyện “tăng cường hiệu năng” nói thì dễ, làm lại khó. Hiệu năng trước hết là ban lãnh đạo xí nghiệp, nếu không thay thế được thì phải cho mấy ông đó đi học nghề, nhưng quan trọng nhất vẫn là cách làm ăn và tinh thần sản xuất của công nhân viên. Đây là chuyện đường dài, nhưng chỉ có khổ là trong khi chờ đợi, ngân sách nhà nước vẫn phải è cổ ra bù lỗ để nuôi báo cô mấy ông đó. Trước đây, chuyện bù lỗ không đến nỗi tệ hại lắm, vì quốc doanh được sủng ái vay tiền của ngân hàng làm ăn để chịu lỗ, rút cuộc ngân hàng phải chịu. Chính vì thế ngân hàng đã gánh hàng núi nợ xấu, nghĩa là nợ khó đòi hay không còn hy vọng đòi được. Đây cũng là thêm một khó khăn nữa trong việc giải quyết nạn quốc doanh vì khi giải tán một quốc doanh là phải thanh toán hết nợ ngân hàng. Nếu không thanh toán được, xí nghiệp nhà nước vẫn ngồi đó để tiếp tục ăn bù lỗ ngân sách nhà nước.

Quốc doanh vẫn là chuyện nội bộ, người bên ngoài không ai được xen vào. Nhưng khi Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề lại khác. Đặc tính của kinh tế thị trường là sự cạnh tranh đặt trên nguyên tắc bình đẳng. Khi đã có tư doanh theo đổi mới kinh tế, quốc doanh và tư doanh phải có sân chơi đồng đều. Các xí nghiệp ngoại quốc và đầu tư từ nước ngoài đến làm ăn ở Việt Nam cũng là tư doanh, bởi vậy họ đòi hỏi được đối đãi bình đẳng với quốc doanh. Bởi vậy quốc doanh không còn được những ân sủng đặc biệt của nhà nước, nhất là không còn được vay tiền thả cửa của các ngân hàng nhà nước. Mất những ân sủng đó, quốc doanh chỉ có chết. Vậy tại sao không để cho quốc doanh chết luôn mà còn đặt ra ưu tiên tái cấu trúc để quốc doanh được sống còn"

Quốc doanh là lãnh vực bệnh hoạn của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng các ông Cộng sản vẫn thích nói “quốc doanh lãnh đạo kinh tế quốc dân”. Các ông Cộng sản thích nói cho sướng mồm là tùy ý, người bên ngoài thấy thế chỉ cười thầm, chẳng ai thấy cần phải phê phán trước cảnh một anh mù và què quặt đòi làm lãnh đạo. Đây cũng là chuyệh nội bộ của Việt Nam, bên ngoài nói vào chẳng có ích gì mà còn bị mang tiếng can thiệp. Nhưng trên thực tế, muốn giải quyết nạn quốc doanh, chế độ Hà Nội khó lòng không nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Tái cấu trúc quốc doanh trước hết là cần tiền. Tiền để thanh toán những món nợ vay của ngân hàng, tiền để trợ cấp những công nhân viên bị sa thải khi một số xí nghiệp nhà nước quá tệ hại phải đóng cửa chớ không còn cách nào khác, và tiền để tạo thêm công ăn việc làm cho đoàn quân thất nghiệp có thêm lính mới. Thứ hai là cần đến viện trợ kỹ thuật của bên ngoài để tăng thêm hiệu năng những xí nghiệp được đánh giá còn có thể duy trì được. Nhưng chỉ tiêu đến năm 2005 vẫn còn đến 2,500 quốc doanh để lãnh đạo kinh tế chỉ làm nản lòng những nguồn viện trợ từ bên ngoài. Trong khi đó kinh tế Việt Nam vẫn không phát triển được như những năm đầu của đổi mới kinh tế, đầu tư ngoại quốc sút giảm, ngân sách nhà nước thâm thủng và đồng bạc Việt Nam tiếp tục mất giá dài dài.

Chính vì thế chuyện quốc doanh có thể không bất tận như người ta tưởng. Nó phải được giải quyết dứt khoát và mau lẹ trước khi quá muộn. Nhưng giải quyết cách nào" Việc giải quyết nạn quốc doanh cho đến nay vẫn bị kéo dài vì sự cản trở của một số thế lực bảo thủ sợ bị mất quyền lợi riêng tư. Mọi người đã biết từ lâu quốc doanh là những ổ tham nhũng. Đây là những hình thức nhũng lạm rất tinh vi, được hiện đại hóa theo kinh tế thị trường, nó không chỉ có nghĩa là ăn của đút mà còn là ăn bớt ăn xén, ăn cắp của công, thâm lạm công quỹ, có tổ chức thành những hệ thống mua chuộc, hối mại quyền thế, làm tiền phi pháp để bỏ vào túi riêng một số người có chức có quyền. Quốc doanh dính liền với nạn tham nhũng, nên gọi nó là “quốc nạn” cũng đúng.

Theo tôi nghĩ muốn giải quyết nạn quốc doanh là phải ưu tiên diệt trừ cho tận gốc nạn tham nhũng. Nói đến quốc doanh mà không nói đến tham nhũng là sai.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.