Hôm nay,  

Vụ Nội Nổ Enron

19/01/200200:00:00(Xem: 6876)
Tình trạng nổ vào bên trong gọi là nội nổ, nó khác với các loại ngoại nổ, nghĩa là nổ như lựu đạn với các miểng văng ra ngoài. Chỉ khổ là nội nổ cũng tạo ra những sóng chấn động lan ra ngoài và những chấn động đó có khi còn tai hại hơn cả những miểng. Vụ phá sản của đại công ty tổ hợp Enron xứng đáng được gọi là nội nổ, bởi vì sự tụt dốc của nó quá mau lẹ. Đại tổ hợp này xây dưng trong 15 năm trời để từ một công ty cỡ nhỏ địa phương (Houston, Texas) tiến lên đến một đại công ty lẫy lừng nhất thế giới, và chỉ trong 4 tháng, từ tháng 8-01 đến tháng 12-01 nó đã tụt xuống phá sản. Trên đồ biểu đi lên đi xuống của nó, đường đi xuống dựng thẳng tắp như hình bờ một vực thẳm. "Nội nổ" là từ ngữ của chính một lãnh đạo cao cấp của Enron sử dụng, khi bà Sherron Watkins báo động với ông Kenneth Lay, Chủ tịch đại tổ hợp, tỏ ý lo ngại "...chúng ta sẽ nội nổ trong một loạt những bê bối về kiểm toán".

Đây là bằng chứng rõ rệt nhất về nguyên nhân vụ nổ. Không phải chỉ là làm ăn thua lỗ, mà còn là "xì căng đan" dính đến kế toán sổ sách. Cơ quan kiểm toán cho một công ty cỡ lớn như Enron là một công ty pháp lý kiểm toán cũng cỡ lớn là Arthur Anderson & Co., một trong 5 hãng Kiểm toán uy tín nhất nước Mỹ. Vậy sự kiểm toán bê bối như thế nào" Tin mới nhất cho biết bà Watkins cũng vào khoảng tháng 8 năm ngoái đã gọi điện thoại cho một nhân vật cao cấp của Andersen để bầy tỏ nỗi lo ngại của bà. Nguyên nhân vụ nổ là Enron đã tạo ra những liên doanh "vỏ" để che dấu nợ nần, nhất là đã man khai số lời cao để cổ phần của đại tổ hợp không bị mất giá. Các lãnh đạo của các công ty kinh doanh đều có trách nhiệm pháp lý và đạo lý là phải đưa ra những sổ sách kế toán và tài liệu trung thực nhưng với Enron, người ta không làm như vậy. Nhiệm vụ của các kiểm toán gia ở bên ngoài là phải bảo đảm cho chắc những báo cáo tài chính của một công ty không những phải theo đúng từng chữ của luật lệ kiểm toán, mà còn có bổn phận phải thông báo cho các nhà đầu tư, các chủ nợ một hình ảnh trung thực và rõ ràng về những gì thực sự đã xẩy ra, nhưng Andersen đã không làm như vậy.

Thật ra những thủ đoạn của Enron, người dân thường không thể thấy rõ và cũng không hiểu nổi, nhưng một số chuyên gia phân tích tài chính ở Wall Street và cả những cơ cấu điều hòa tài chính cũng không thấy gì lạ để đào sâu tìm hiểu. Tất cả đã nhìn về hướng khác trong bao năm qua. Tại sao vậy" Người ta nói tiền nó bảo. Trong trường hợp Enron, nó không "bảo", nó "thét lên". Enron đã trả cho Andersen 25 triệu đô-la lệ phí kiểm toán năm ngoái và 27 triệu đô-la lệ phí "tham vấn". Một cơ quan kiểm toán khi được khách hàng trả công hậu hĩ như vậy làm sao còn giữ được tính độc lập của nó" Theo báo Time, cơ quan Kiểm toán Arthur Andersen uy tín như vậy mà hồi tháng 6 năm qua, để dàn xếp một vụ kiện cáo giác kiểm toán gian lận cho công ty Waste Management ở Houston, đã phải nộp phạt 7 triệu đô-la mà không phải nhìn nhận đã làm gì sai trái. Năm ngoái cũng để dàn xếp một vụ các cổ đông của công ty Sunbeam kiện về man khai tài chính trong thập niên 90, Andersen đã phải trả 110 triệu đô-la và cũng không phải nhận đã làm gì sai trái. Các cơ quan Quốc hội và Tư pháp đang điều tra về vụ Enron-Andersen. Giám đốc chi nhánh Houston của Andersen, David Duncan bị sa thải đã ra khai trước Ủy ban Hạ Viện về vụ tiêu hủy hồ sơ Enron.

Vụ nội nổ Enron đang tạo sóng chấn động đến chính trường vì mối quan hệ của đại công ty này với nhiều nhân vật chính phủ, những người tạo ra chính sách năng lượng cho cả nước. Theo tin CNN, Dân biểu Henry Waxman (Dân chủ-California) đã chỉ trích Bạch Cung đã không công bố các biên bản vệ cuộc họp kín của ban công tác đặc nhiệm chính sách năng lượng do Phó Tổng Thống Dick Cheney làm chủ tịch. Waxman đưa ra một bản báo cáo nói "có ít nhất 17 khoản trong chính sách của Bạch Cung về năng lượng là do Enron chủ trương hay có lợi cho Enron". Ông Curtis Herbert Jr. một cựu nhân viên trong Ủy hội Liên bang Điều hợp Năng lượng dưới thời chính quyền Clinton, nói Enron đã tìm cách điều khiển chính sách năng lượng của Mỹ sao cho "có lợi riêng cho họ chớ không phải có lợi chung cho toàn thể các công ty năng lượng ở Mỹ".

Theo tờ New York Times. Bạch Cung tiết lộ ông Lawrence Lindsey, cố vấn cao cấp của Tổng Thống Bush về kinh tế, hồi giữa tháng 10 năm ngoái đã chỉ đạo một cuộc nghiên cứu về vấn đề sự sụp đổ của Enron sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ. Lindsey là một kinh tế gia, ông đã từng ăn lương của Enron 50,000 đô-la năm 2000 làm việc trong Ban cố vấn của Enron, trước khi được bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế ở Bạch Cung. Hiện nay Lindsey làm Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Ông Harvey Pitt, Chủ tịch Ủy Hội Liên bang Chứng khoán, cũng từng làm luật sư Andersen. Và bây giờ Enron và Andersen đổ tội lẫn cho nhau. Enron đột nhiên sa thải Kiểm toán Andersen, kể tội tiêu hủy hàng ngàn hồ sơ và cố vấn kiểm toán. Trả đũa Andersen nói mối quan hệ với Enron đã chấm dứt từ đầu tháng 12 khi công ty khai phá sản.

Báo Newsweek tuần này đưa ra một tựa đề rất gợi cảm theo kiểu tiểu thuyết trinh thám: "Ai đã giết Enron"". Đây là một vụ xi-căng-đan kinh hoàng nhất: hệ thống kinh doanh và thị trường Mỹ có một chỗ trục trặc. Một đại công ty nở rộ, nhưng cũng chỉ như bong bóng xà-bông, nó phồng lên muôn mầu sặc sỡ, rồi trong chớp mắt tan tành. Điều đáng nói là trước khi tan, kẻ bên trong đã rút tiền ra bên ngoài. Từ tháng 5-2000 đến tháng tháng 8-2001, cấp lãnh đạo Enron đã bán đi cổ phần riêng của họ và kẻ bán nhiều nhất là Chủ tịch Kenneth Ray với số thu tổng cộng trên 37 triệu đô vào túi. Đau khổ nhất vẫn là nhân viên cấp dưới, họ bị cấm bán cổ phần của họ, mãi đến khi cổ phần xuống chỉ còn trị giá vài chục xu, họ mới được phép bán. Enron là một vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử kinh doanh Mỹ, nhưng tên nó chưa xóa sổ nợ đời. Nó còn mãi như một tấm gương cho hậu thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.