Trong tinh thần Phật giáo Đại Thừa, người xuất gia tìm đạo không phải chỉ mong cầu giải thoát cho riêng mình, mà tự độ, rồi còn phải độ tha, “thượng cầu Bồ Đề, hạ hóa chúng sanh”. Chính vì tâm nguyện đại bi cứu vớt muôn người, muôn loài mà các ngài phải nỗ lực tự giác ngộ rồi từ đó phát Bồ Đề Tâm, cất bước trên đường thiên lý, hành trì Bồ Tát Đạo.
Nếu chỉ hiểu một cách đơn sơ, thuần khiết như vậy, liệu có đủ cho chúng ta nhìn ra những “Bồ Tát hóa thân” giữa chốn ta-bà đầy sân si phiền trược này không" Ở một nơi thanh bình, no đủ, người ta dễ dàng nói về những mỹ từ “tự do, nhân quyền, hòa bình, bình đẳng, chia xẻ, hòa đồng v…v…” nói, mà không thực sự nhận chân giá trị của những danh từ phải trả bằng máu lệ. Hãy tưởng tượng một đêm - chỉ một đêm thôi - trong lao tù với Đại lão Hòa Thượng Quảng Độ, một giờ biệt giam – chỉ một giờ thôi – với Thượng Tọa Tuệ Sỹ, một buổi thẩm tra quằn quại tinh thần – một buổi thôi - với Đại lão Hòa Thượng Huyền Quang, một giờ tra tấn - một giờ thôi - với Thích Trí Lực v…v…giữa vây bủa trùng điệp của tàn ác bạo lực, may ra chúng ta mới hiểu phần nào tinh thần Bi, Trí, Dũng của người con Phật; may ra mắt trần, tâm tục mới thấp thoáng thấy được những Bồ-Tát-Hóa-Thân đang mang nghiệp chúng sanh, hành trì Lục Độ Ba La Mật mà chuyển hóa cõi ta-bà ô trược.
Là Phật tử, có bao giờ chúng ta tự hỏi, tại sao các ngài chọn con đường khổ hạnh đó không" Nếu có, xin hãy lắng tâm tĩnh lặng, nhớ lời Phật dạy về Bồ Đề Tâm. Chính nơi đó là ngọn đèn chánh pháp không bao giờ tắt, ngọn đèn rực sáng tinh thần Bi, Trí, Dũng của những Bồ Tát đầy trí tuệ đang từ bi, dũng cảm giữa cơn Pháp nạn tại quê nhà.
Sau hình ảnh khiêm cung, nhưng nhất mực kiên cường của hai vị Đại lão lãnh đạo Phật giáo: Hòa Thượng Quảng Độ và Hòa Thượng Huyền Quang, là hình ảnh khẳng khái, quả cảm, bi tráng và rực rỡ trí tuệ của vị Đệ nhất phó chủ tịch Viện trưởng Viện Hóa Đạo: Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ. Chỉ Ngài thôi, Phật tử cũng đã nhìn thấy trọn vẹn tinh thần Bi, Trí, Dũng.
Xuất gia từ khi mới 6 tuổi, Thầy Tuệ Sỹ đã đem tất cả sự tinh khôi, thuần khiết, quy y Tam Bảo. Viên ngọc lưu ly không tỳ vết đó lại ẩn chứa một kho tàng uyên bác tuyệt luân. Thượng Tọa thông thạo chữ Hán, tiếng Phạn, tiếng Pali đã đành vì kinh sách Phật, đa số dịch từ những ngôn ngữ đó; nhưng ngài còn am tường nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức…… Nhìn hình ảnh Thượng Tọa tràn ngập trên báo chí, trên mạng lưới khắp nơi, không ai mà không cảm phục, ngưỡng mộ, vì từ hình hài khắc khổ, khả kính kia đã toát ra “sự im lặng sấm sét” của Bi, Trí, Dũng. Bị kết án tử hình rồi tiếp tục vào tù ra khám, những cảnh huống đối với người thế gian là cực kỳ bi thảm thì với người đã phát Bồ Đề Tâm, nó chẳng hơn một cơn gió thoảng, một hạt sương rơi.
Sau nhiều lần tù tội, tháng 8 năm 1998, vì sự tranh đấu tích cực của các cơ quan nhân quyền Quốc tế, CSVN phải nhượng bộ, trả tự do cho Thượng Tọa. Trước khi thả, chúng bắt ngài ký vào đơn xin khoan hồng, nếu không ký sẽ không được thả.
Rực lửa như mặt trời mà cũng êm ả như trăng thu, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bình thản trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, cũng không ai có quyền ân xá tôi”.
Đó là tâm kim cương kiên cố của trí nguyện từ Bồ Đề Tâm đã giác ngộ vô thượng, mới thể hiện được đủ cả Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng cảm để nói lời chân thật đó.
Là Phật tử, có ai từng khởi tâm nghi ngờ về giai thoại khi vua nước Kế Tân nghe lời sàm tấu, xách gươm đến hỏi Tổ Sư Tử: “Ngài giảng pháp, ngũ uẩn đều huyễn, phải không"” Tổ trả lời: “Đúng, ngũ uẩn đều là huyễn.” Vua nói: “Nếu ngũ uẩn không thật, Ngài cho ta cái đầu được không"” Tổ điềm nhiên trả lời: “ Năm uẩn còn không, huống chi chỉ cái đầu.” Nói rồi, Tổ kê đầu dưới gươm bén cho vua chặt!
Nếu đã khởi nghi chuyện thời xưa, tâm thối chuyển có hổ thẹn khi mắt thấy tai nghe chuyện thời nay hay không" Đầu Tổ đặt dưới gươm bén thời xưa với thân Chư Tăng trong gông cùm thời nay, có là cái Dũng của lòng Từ bi mà Trí tuệ Bát Nhã đã tận tường liễu ngộ" Nói điều chân thật để bảo tồn giáo pháp cho nhân gian khỏi lầm lạc hay dung hòa với ma vương quỷ dữ để chúng sanh chìm đắm trong vô minh tà ác"
Ôi! Ánh sáng Bi, Trí, Dũng tuyệt luân của Đạo Pháp, xin soi sáng đêm tối trên quê hương Việt Nam.
Nếu chỉ hiểu một cách đơn sơ, thuần khiết như vậy, liệu có đủ cho chúng ta nhìn ra những “Bồ Tát hóa thân” giữa chốn ta-bà đầy sân si phiền trược này không" Ở một nơi thanh bình, no đủ, người ta dễ dàng nói về những mỹ từ “tự do, nhân quyền, hòa bình, bình đẳng, chia xẻ, hòa đồng v…v…” nói, mà không thực sự nhận chân giá trị của những danh từ phải trả bằng máu lệ. Hãy tưởng tượng một đêm - chỉ một đêm thôi - trong lao tù với Đại lão Hòa Thượng Quảng Độ, một giờ biệt giam – chỉ một giờ thôi – với Thượng Tọa Tuệ Sỹ, một buổi thẩm tra quằn quại tinh thần – một buổi thôi - với Đại lão Hòa Thượng Huyền Quang, một giờ tra tấn - một giờ thôi - với Thích Trí Lực v…v…giữa vây bủa trùng điệp của tàn ác bạo lực, may ra chúng ta mới hiểu phần nào tinh thần Bi, Trí, Dũng của người con Phật; may ra mắt trần, tâm tục mới thấp thoáng thấy được những Bồ-Tát-Hóa-Thân đang mang nghiệp chúng sanh, hành trì Lục Độ Ba La Mật mà chuyển hóa cõi ta-bà ô trược.
Là Phật tử, có bao giờ chúng ta tự hỏi, tại sao các ngài chọn con đường khổ hạnh đó không" Nếu có, xin hãy lắng tâm tĩnh lặng, nhớ lời Phật dạy về Bồ Đề Tâm. Chính nơi đó là ngọn đèn chánh pháp không bao giờ tắt, ngọn đèn rực sáng tinh thần Bi, Trí, Dũng của những Bồ Tát đầy trí tuệ đang từ bi, dũng cảm giữa cơn Pháp nạn tại quê nhà.
Sau hình ảnh khiêm cung, nhưng nhất mực kiên cường của hai vị Đại lão lãnh đạo Phật giáo: Hòa Thượng Quảng Độ và Hòa Thượng Huyền Quang, là hình ảnh khẳng khái, quả cảm, bi tráng và rực rỡ trí tuệ của vị Đệ nhất phó chủ tịch Viện trưởng Viện Hóa Đạo: Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ. Chỉ Ngài thôi, Phật tử cũng đã nhìn thấy trọn vẹn tinh thần Bi, Trí, Dũng.
Xuất gia từ khi mới 6 tuổi, Thầy Tuệ Sỹ đã đem tất cả sự tinh khôi, thuần khiết, quy y Tam Bảo. Viên ngọc lưu ly không tỳ vết đó lại ẩn chứa một kho tàng uyên bác tuyệt luân. Thượng Tọa thông thạo chữ Hán, tiếng Phạn, tiếng Pali đã đành vì kinh sách Phật, đa số dịch từ những ngôn ngữ đó; nhưng ngài còn am tường nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức…… Nhìn hình ảnh Thượng Tọa tràn ngập trên báo chí, trên mạng lưới khắp nơi, không ai mà không cảm phục, ngưỡng mộ, vì từ hình hài khắc khổ, khả kính kia đã toát ra “sự im lặng sấm sét” của Bi, Trí, Dũng. Bị kết án tử hình rồi tiếp tục vào tù ra khám, những cảnh huống đối với người thế gian là cực kỳ bi thảm thì với người đã phát Bồ Đề Tâm, nó chẳng hơn một cơn gió thoảng, một hạt sương rơi.
Sau nhiều lần tù tội, tháng 8 năm 1998, vì sự tranh đấu tích cực của các cơ quan nhân quyền Quốc tế, CSVN phải nhượng bộ, trả tự do cho Thượng Tọa. Trước khi thả, chúng bắt ngài ký vào đơn xin khoan hồng, nếu không ký sẽ không được thả.
Rực lửa như mặt trời mà cũng êm ả như trăng thu, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bình thản trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, cũng không ai có quyền ân xá tôi”.
Đó là tâm kim cương kiên cố của trí nguyện từ Bồ Đề Tâm đã giác ngộ vô thượng, mới thể hiện được đủ cả Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng cảm để nói lời chân thật đó.
Là Phật tử, có ai từng khởi tâm nghi ngờ về giai thoại khi vua nước Kế Tân nghe lời sàm tấu, xách gươm đến hỏi Tổ Sư Tử: “Ngài giảng pháp, ngũ uẩn đều huyễn, phải không"” Tổ trả lời: “Đúng, ngũ uẩn đều là huyễn.” Vua nói: “Nếu ngũ uẩn không thật, Ngài cho ta cái đầu được không"” Tổ điềm nhiên trả lời: “ Năm uẩn còn không, huống chi chỉ cái đầu.” Nói rồi, Tổ kê đầu dưới gươm bén cho vua chặt!
Nếu đã khởi nghi chuyện thời xưa, tâm thối chuyển có hổ thẹn khi mắt thấy tai nghe chuyện thời nay hay không" Đầu Tổ đặt dưới gươm bén thời xưa với thân Chư Tăng trong gông cùm thời nay, có là cái Dũng của lòng Từ bi mà Trí tuệ Bát Nhã đã tận tường liễu ngộ" Nói điều chân thật để bảo tồn giáo pháp cho nhân gian khỏi lầm lạc hay dung hòa với ma vương quỷ dữ để chúng sanh chìm đắm trong vô minh tà ác"
Ôi! Ánh sáng Bi, Trí, Dũng tuyệt luân của Đạo Pháp, xin soi sáng đêm tối trên quê hương Việt Nam.
Send comment