Hôm nay,  

Đằng Sau Tai Nạn Columbia

04/09/200300:00:00(Xem: 5652)
PHOTO: Hình tác giả chụp chung với Sea Scouts bên cạnh con thuyền đưa 7 phi hành gia Columbia về nơi chín suối, vườn Nhật Morikami, 9/8/03

Ngày 9 tháng 8 vừa qua tôi được trung tâm NASA Kennedy đề cử đại diện cho trung tâm này đến dự buổi lễ tưởng niệm 7 phi hành gia của phi vụ Columbia STS-107 ở vườn Nhật Morikami tọa lạc ở thành phố Del Ray Beach, Florida.
Theo lời của giám đốc vườn Nhật Morikami thì sẽ có khoảng 500 khách dự, sẽ có đài truyền hình, báo chí. Buổi lễ được tổ chức theo nghi thức Á Đông, có bàn thờ, cúng kiến, có lễ cầu gọi vong hồn các phi hành gia, và sẽ có 1 con tàu chuyên chở lồng đèn chứa đựng tên các phi hành gia được thả xuống hồ để đưa họ về nơi chín suối. Trước khi đi, văn phòng quan hệ công chúng đã dặn đi dặn lại là lỡ báo chí hoặc đài truyền hình có đặt câu hỏi dính dáng đến vụ STS-107 thì chớ có phát biểu linh tinh vì bản báo cáo của ban điều tra tai nạn Columbia chưa được công bố.
Khi tôi đến nơi thì mới hay ra rằng đã quên mang theo một vật rất là quan trọng, đó là tấm giấy bao bọc lồng đèn (lantern sleeve) bao gồm chữ ký và các thông điệp gửi đến các phi hành gia STS-107 từ các nhân vật cao cấp ở trung tâm Kennedy. Lái về nhà ở cách đó 3 tiếng thì không kịp cho nên ban tổ chức phải gấp rút làm một cái bao lồng đèn thay thế và để tôi đại diện nguyên trung tâm NASA Kennedy ký tên vào đó. Hơn nữa, buổi lễ diễn ra không được như ban tổ chức mong muốn, bởi vì "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Hôm đó trời mưa ròng rã cả ngày, mà hầu hết các sinh hoạt hôm đó lại nhắm vào ngoài trời. Mặc dù trời mưa, hôm đó rất đông người đến dự lễ, con số có thể lên đến 500.
Đến phiên tôi lên phát biểu thì trời mưa ào ạt, sân khấu đành phải dọn vào trong hội trường. Theo chương trình thì tôi sẽ phát biểu xong xuôi sẽ được ban tổ chức Morikami tháp tùng ra hồ để tiến hành thủ tục thả lồng đèn theo truyền thống Toro Nagashi. Vào thời điểm đó trời đã rất tối bởi vì chương trình bị trì hoãn do thời tiết, và mấy cô con gái đi theo tôi cũng rất mệt nên tôi xin ban tổ chức cho miễn cái vụ ra hồ, tôi muốn ra về trước khi bị tắc nghẽn lưu thông, và ban tổ chức đã thông cảm cho gia đình tôi rút lui sau khi tôi lên phát biểu vài phút ngắn gọn trước hơn 200 khán giả chen chúc trong hội trường. Trong bài diễn văn tôi nói là không biết khi nào phi thuyền con thoi sẽ được rời bệ phóng, nhưng chúng tôi ở NASA sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân, khắc phục lỗi lầm, và tiếp tục chương trình thám hiểm không gian.
Rất may cho tôi hôm đó là trời mưa tầm tã nên lúc tôi trao đổi với khán giả trước giờ phát biểu ở căn lều ngoài trời tôi không bị báo chí quay, và sau khi đọc diễn văn xong là tôi lui ra sau hậu trường để vội vã vọt về.


Nhưng cho đến hôm nay thì không còn gì phải dấu diếm nữa cả. Ngày hôm qua (26/8/03), hội đồng điều tra tai nạn Columbia đã đưa ra bản báo cáo dài 248 trang, gồm 11 chương và 4 phụ chương. Trong đó, nổi bật nhất là ở chương 3 (Phân Tích Tai Nạn) ghi rõ thủ phạm là miếng xốp cách nhiệt văng từ bình chứa nhiên liệu và chạm mạnh vào bên cánh trái của Columbia khi con tàu được phóng vào ngày 16 tháng 1, 2003. Ngày 1 tháng 2, khi Columbia tái thâm nhập bầu khí quyển, những luồng hơi nóng do ma sát tạo ra đã len vào chỗ hở bên cánh trái và làm nổ banh con tàu mang theo sinh mạng của 7 phi hành gia.
Bản báo cáo sau khi vuốt ve, ca ngợi những công tác khoa học có một không hai trên thế giới của cơ quan NASA, nhấn mạnh là lỗi lầm là do sự cẩu thả của cấp quản lý, do nền văn hóa bất cần của NASA, do đặt các vấn đề ngân sách và thời khóa biểu cao hơn yếu tố an toàn, là do sự chủ quan kéo dài của cấp quản lý, không chịu lắng nghe ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật cấp dưới. Tưởng cũng nên nhắc lại là trước khi tàu Columbia trở về, các kỹ sư đã cảnh giác và tiên đoán việc gì sẽ xảy ra, ông Leroy Cain, giám đốc đường bay ở trung tâm Johnson, TX đã cố ý lờ đi, và vội vã ra lệnh cho tiến hành theo lịch trình. Không riêng gì Leroy, quản lý phi thuyền Linda Ham cũng phải chịu trách nhiệm một phần nào khi bà ta bác bỏ ý kiến dùng vệ tinh thám báo để chụp hình Columbia ngoài không gian để xác định mức độ thiệt hại. Bà Ham biện luận rằng bà bác bỏ ý kiến đó vì bà không nghĩ là điều đó có thể thực hiện được. Biện luận đó e khó có thể chấp nhận được, chuyện vệ tinh thám thính của Hoa kỳ có thể chụp hình được đồng xu ở dưới trái đất đã được quảng cáo hà rầm. Một người không am tường về khả năng vệ tinh của bộ quốc phòng mà leo lên được đến chức quản lý đoàn tàu con thoi thì thật là chuyện lạ!
Tuy nhiên, chúng ta không thể đỗ lỗi cho một cá nhân nào, vì như bản báo cáo tai nạn ghi rõ, chuyện làm việc thiếu an toàn đã trở thành nền văn hóa ở NASA, chuyện bà Ham hay ông Cain làm cũng chỉ là chấp hành văn hóa mà thôi.
Bản báo cáo còn cảnh giác là nếu NASA không thay đổi cách làm việc thì một tai nạn tương tự nhất định sẽ xảy ra trong tương lai, và bản báo cáo còn tiên đoán là chuyện thay đổi này rất khó thực hiện và sẽ gặp sự chống đối từ bên trong. Trong khi đó, ông Sean O'Keefe, giám đốc NASA, hùng hồn tuyên bố là NASA sẽ chấp hành tuyệt đối những đề nghị của hội đồng điều tra tai nạn đưa ra.
Điều đó có nghĩa là những sự chống đối từ bên trong phải bị dập tắt, vấn đề an toàn phải được hàng đầu, trên thời hạn. Như vậy thì mục tiêu phóng tàu Atlantis vào mùa Xuân năm 2004 coi như rất khó thực hiện được.
BTL
27 tháng 8, 2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.