Hôm nay,  

Lá Phiếu Da Màu

10/07/200300:00:00(Xem: 4371)
Tổng Thống Geoge W. Bush là vị Tổng Thống Mỹ thứ ba đến thăm các nước thuộc khu vực dưới sa mạc của Phi Châu. Trước đó có hai vị Tổng Thống Dân Chủ đến thăm vùng Tây Nam Phi châu là Jimmy Carter và Bill Clinton. Ông cũng là vị Tổng Thống Cộng hòa đầu tiên đến các nước này, vì Tổng Thống Bush phụ thân của ông chỉ đến thăm Somalia một lần ở bờ biển Ðông Phi. Chuyến đi thăm chớp nhoáng qua 5 nước Phi Châu tuần này của ông Bush được loan báo vào đúng lúc ở nhiều nơi khác trên thế giới nhiều điểm nóng đang bốc khói: hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq còn dang dở, lộ đồ vẫn chảy máu ở Trung Ðông, vụ bom nguyên tử của "nhị ác" Iran, Bắc Hàn tiếp tục căng thẳng, khiến người ta phải hỏi chuyến đi Phi châu của ông Bush có gì mà khẩn thiết vậy"
Nơi ông Bush đặt chân đầu tiên là hải cảng Goree Island (nước Senagal) được mệnh danh là hải cảng tội ác vì nơi đây thời xưa người Tây phương tập trung dân da đen bị bắt làm nô lệ, dồn xuống tầu chở qua Mỹ. TT Clinton cũng đã từng đến đây thăm di tích của tội buôn người để cúi đầu ăn năn sám hối. Lần này ông Bush còn làm hơn ông Clinton. Ông nói chuyện bắt người làm nô lệ là "một trong những tội ác lớn nhất của lịch sử nhân loại". Và đặc biệt ông chỉ trích cả một số người trong tôn giáo của ông đã dung dưỡng nạn nô lệ da đen. Ông tuyên bố: "Những người Thiên Chúa giáo, nam cũng như nữ, đã mù trước những điều chỉ dạy rõ rệt nhất trong tín ngưỡng của họ, đem điều giả nhân giả nghĩa cộng thêm với sự bất công". Trước đây trong thời kỳ tranh cử năm 2000, người ta thường nghe ông Bush nói đến "bảo thủ với tình thương", có lẽ đây cũng là một khía cạnh đặc biệt của khẩu hiệu hấp dẫn này. Nhưng ông Bush đi Phi châu không phải chỉ để sám hối cho nước Mỹ thời lập quốc, ông còn mang đến một loạt những chương trình đầy tình thương mà mắc giá nhất là đề nghị 15 tỷ đô-la để chiến đấu chống bệnh AIDS. Quốc hội Mỹ vẫn chưa biểu quyết cấp ngân khoản này. Về chính trị, ông đề nghị lập một ngân khoản 5 tỷ đô-la để tưởng thưởng những nước nào có dân chủ và cai trị tốt đẹp.
Thế nhưng chuyến Phi du của ông Bush có một cái bóng khổng lồ theo sát, nó có tên là Liberia đã lâm cuộc nội chiến đẫm máu từ 14 năm qua và đến nay nó đang trông chờ nước Mỹ để có một bước ngoặt quyết định. Ðây là một nước da đen duy nhất ở Phi châu có "huyết thống chính trị" của Mỹ. Nước Liberia được thành lập năm 1822 bởi những người nô lệ da đen được Mỹ giải phóng, năm 1847 thành lập chế độ Cộng hòa và năm 1862 được Mỹ chính thức thừa nhận. Ðây là nước anh em của Mỹ, vì quốc kỳ Liberia cũng có những vạch trắng và đỏ, góc có một ngôi sao trên nền đen, thể chế dân chủ với những cơ cấu quen thuộc như Phủ Tổng Thống, Thượng Hạ Viện, Tối cao Pháp Viện... Liberia có diện tích lớn hơn tiểu bang Ohio một chút, dân số tính đến năm 2002 có 3.3 triệu người, trong số này 95% thuộc 16 sắc tộc bộ lạc khác nhau, chỉ có 5% là giòng dõi những người nô lệ ở Mỹ thời xưa. Năm 1980, Samuel Doe thuộc sắc tộc Krahn nổi loại cướp chính quyền. Từ đó đất nước bất ổn. Năm 1989, Charles Taylor, giòng dõi cựu nô lệ, lãnh đạo loạn quân lật đổ được Samuel Doe, ra lệnh hành quyết ông này, tổ chức bầu cử độc diễn để lên làm Tổng Thống. Taylor cai trị độc tài, từ năm 2000 Liberia lâm cuộc nội chiến tàn khốc và đẫm máu, ít nhất cũng có trên 200,000 người bị giết. Cho đến nay chế độ Taylor chỉ kiểm soát được thủ đô Monrovia và vùng phụ cận, hai sắc tộc lớn nhất kiểm soát hoàn toàn 60% lãnh thổ.

Dân Liberia đang mong Mỹ đem quân đến giải phóng. Tên Liberia có nghĩa là đất nước của giải phóng, và thủ đô Monrovia cũng lấy theo tên của Tổng Thống Mỹ James Monroe (1817-25). Bây giờ Mỹ có đến giải phóng "nước Giải phóng" hay không" Trước ngày Phi du, TT Bush đã xác nhận Mỹ sẽ đem quân đến gìn giữ hòa bình cho Liberia nếu Taylor ra đi. Nước Nigeria cho biết sẵn sàng chấp nhận cho Taylor đến sống lưu vong. Trước khi TT Bush công du, Taylor nói sẵn sàng từ chức ra đi nhưng đặt điều kiện là phải có mặt quân Mỹ để chuyển giao quyền hành trong ổn định. Cho đến giữa tuần này, TT Bush vẫn chưa quyết định phái quân đến Liberia, mặc dù đã có một phái đoàn quân sự tiền phong Mỹ đến Monrovia để thăm thú. Rất có thể ông Bush sẽ xin một sự biểu quyết của Quốc hội Mỹ. Ðây cũng là chuyện lạ, vì các vị Tổng Thống Mỹ chỉ xin Quốc hội chấp thuận khi lâm vào một cuộc chiến, còn khi đưa quân đến bảo vệ hòa bình ở nước khác thường Tổng Thống không cần sự chấp thuận chính thức của Quốc hội. Sự đắn đo của ông Bush có lẽ vì một nguyên nhân sâu sắc: vấn đề nguyên tắc.
Năm 2000 khi ra tranh cử Tổng Thống, ông George W.Bush đã không ưa thích cái gọi là "xây dựng quốc gia", nghĩa là Mỹ phải nai lưng ra tốn người tốn của, trực tiếp đem quân đến giúp một nước nào đó tạo lập chế độ tự do dân chủ để có hòa bình và ổn định. Ngoài ra những vấn đề ở Phi châu cũng bị loại vào hàng thứ yếu trong chính sách đối ngoại, vì không ăn nhằm gì đến quyền lợi kinh tế hay quốc phòng của Mỹ. Kinh nghiệm gần nhất về việc Mỹ đem quân đến gìn giữ hòa bình ở Phi châu là Tổng Thống Bush - phụ thân ông Bush ngày nay - vào cuối năm 1992 đã đưa 25,000 quân đến Somalia, rồi sau bị tổn thất nặng phải rút về gấp. Sự thật ở những nơi có vấn đề bộ lạc và sắc tộc vô cùng phức tạp như Phi Châu, xây dựng dân chủ không phải dễ. Liberia có một thể chế dân chủ bắt chước Mỹ mà vẫn có loạn chém giết lẫn nhau. Bài học là dân chủ phải do chính người bản xứ tự làm chớ không phải chỉ cần một cái vỏ từ bên ngoài đem đến. Dù vậy ông Bush vẫn hăng hái Phi du, có thể vì ông cần những lá phiếu của những người dân Mỹ gốc Phi trong cuộc bầu cử 2004. Lần trước, chỉ có khoảng 1/10 dân da màu bầu cho ông, còn lại họ đã bầu cho Dân Chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.