Hôm nay,  

Lá Phiếu Da Màu

10/07/200300:00:00(Xem: 4353)
Tổng Thống Geoge W. Bush là vị Tổng Thống Mỹ thứ ba đến thăm các nước thuộc khu vực dưới sa mạc của Phi Châu. Trước đó có hai vị Tổng Thống Dân Chủ đến thăm vùng Tây Nam Phi châu là Jimmy Carter và Bill Clinton. Ông cũng là vị Tổng Thống Cộng hòa đầu tiên đến các nước này, vì Tổng Thống Bush phụ thân của ông chỉ đến thăm Somalia một lần ở bờ biển Ðông Phi. Chuyến đi thăm chớp nhoáng qua 5 nước Phi Châu tuần này của ông Bush được loan báo vào đúng lúc ở nhiều nơi khác trên thế giới nhiều điểm nóng đang bốc khói: hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq còn dang dở, lộ đồ vẫn chảy máu ở Trung Ðông, vụ bom nguyên tử của "nhị ác" Iran, Bắc Hàn tiếp tục căng thẳng, khiến người ta phải hỏi chuyến đi Phi châu của ông Bush có gì mà khẩn thiết vậy"
Nơi ông Bush đặt chân đầu tiên là hải cảng Goree Island (nước Senagal) được mệnh danh là hải cảng tội ác vì nơi đây thời xưa người Tây phương tập trung dân da đen bị bắt làm nô lệ, dồn xuống tầu chở qua Mỹ. TT Clinton cũng đã từng đến đây thăm di tích của tội buôn người để cúi đầu ăn năn sám hối. Lần này ông Bush còn làm hơn ông Clinton. Ông nói chuyện bắt người làm nô lệ là "một trong những tội ác lớn nhất của lịch sử nhân loại". Và đặc biệt ông chỉ trích cả một số người trong tôn giáo của ông đã dung dưỡng nạn nô lệ da đen. Ông tuyên bố: "Những người Thiên Chúa giáo, nam cũng như nữ, đã mù trước những điều chỉ dạy rõ rệt nhất trong tín ngưỡng của họ, đem điều giả nhân giả nghĩa cộng thêm với sự bất công". Trước đây trong thời kỳ tranh cử năm 2000, người ta thường nghe ông Bush nói đến "bảo thủ với tình thương", có lẽ đây cũng là một khía cạnh đặc biệt của khẩu hiệu hấp dẫn này. Nhưng ông Bush đi Phi châu không phải chỉ để sám hối cho nước Mỹ thời lập quốc, ông còn mang đến một loạt những chương trình đầy tình thương mà mắc giá nhất là đề nghị 15 tỷ đô-la để chiến đấu chống bệnh AIDS. Quốc hội Mỹ vẫn chưa biểu quyết cấp ngân khoản này. Về chính trị, ông đề nghị lập một ngân khoản 5 tỷ đô-la để tưởng thưởng những nước nào có dân chủ và cai trị tốt đẹp.
Thế nhưng chuyến Phi du của ông Bush có một cái bóng khổng lồ theo sát, nó có tên là Liberia đã lâm cuộc nội chiến đẫm máu từ 14 năm qua và đến nay nó đang trông chờ nước Mỹ để có một bước ngoặt quyết định. Ðây là một nước da đen duy nhất ở Phi châu có "huyết thống chính trị" của Mỹ. Nước Liberia được thành lập năm 1822 bởi những người nô lệ da đen được Mỹ giải phóng, năm 1847 thành lập chế độ Cộng hòa và năm 1862 được Mỹ chính thức thừa nhận. Ðây là nước anh em của Mỹ, vì quốc kỳ Liberia cũng có những vạch trắng và đỏ, góc có một ngôi sao trên nền đen, thể chế dân chủ với những cơ cấu quen thuộc như Phủ Tổng Thống, Thượng Hạ Viện, Tối cao Pháp Viện... Liberia có diện tích lớn hơn tiểu bang Ohio một chút, dân số tính đến năm 2002 có 3.3 triệu người, trong số này 95% thuộc 16 sắc tộc bộ lạc khác nhau, chỉ có 5% là giòng dõi những người nô lệ ở Mỹ thời xưa. Năm 1980, Samuel Doe thuộc sắc tộc Krahn nổi loại cướp chính quyền. Từ đó đất nước bất ổn. Năm 1989, Charles Taylor, giòng dõi cựu nô lệ, lãnh đạo loạn quân lật đổ được Samuel Doe, ra lệnh hành quyết ông này, tổ chức bầu cử độc diễn để lên làm Tổng Thống. Taylor cai trị độc tài, từ năm 2000 Liberia lâm cuộc nội chiến tàn khốc và đẫm máu, ít nhất cũng có trên 200,000 người bị giết. Cho đến nay chế độ Taylor chỉ kiểm soát được thủ đô Monrovia và vùng phụ cận, hai sắc tộc lớn nhất kiểm soát hoàn toàn 60% lãnh thổ.

Dân Liberia đang mong Mỹ đem quân đến giải phóng. Tên Liberia có nghĩa là đất nước của giải phóng, và thủ đô Monrovia cũng lấy theo tên của Tổng Thống Mỹ James Monroe (1817-25). Bây giờ Mỹ có đến giải phóng "nước Giải phóng" hay không" Trước ngày Phi du, TT Bush đã xác nhận Mỹ sẽ đem quân đến gìn giữ hòa bình cho Liberia nếu Taylor ra đi. Nước Nigeria cho biết sẵn sàng chấp nhận cho Taylor đến sống lưu vong. Trước khi TT Bush công du, Taylor nói sẵn sàng từ chức ra đi nhưng đặt điều kiện là phải có mặt quân Mỹ để chuyển giao quyền hành trong ổn định. Cho đến giữa tuần này, TT Bush vẫn chưa quyết định phái quân đến Liberia, mặc dù đã có một phái đoàn quân sự tiền phong Mỹ đến Monrovia để thăm thú. Rất có thể ông Bush sẽ xin một sự biểu quyết của Quốc hội Mỹ. Ðây cũng là chuyện lạ, vì các vị Tổng Thống Mỹ chỉ xin Quốc hội chấp thuận khi lâm vào một cuộc chiến, còn khi đưa quân đến bảo vệ hòa bình ở nước khác thường Tổng Thống không cần sự chấp thuận chính thức của Quốc hội. Sự đắn đo của ông Bush có lẽ vì một nguyên nhân sâu sắc: vấn đề nguyên tắc.
Năm 2000 khi ra tranh cử Tổng Thống, ông George W.Bush đã không ưa thích cái gọi là "xây dựng quốc gia", nghĩa là Mỹ phải nai lưng ra tốn người tốn của, trực tiếp đem quân đến giúp một nước nào đó tạo lập chế độ tự do dân chủ để có hòa bình và ổn định. Ngoài ra những vấn đề ở Phi châu cũng bị loại vào hàng thứ yếu trong chính sách đối ngoại, vì không ăn nhằm gì đến quyền lợi kinh tế hay quốc phòng của Mỹ. Kinh nghiệm gần nhất về việc Mỹ đem quân đến gìn giữ hòa bình ở Phi châu là Tổng Thống Bush - phụ thân ông Bush ngày nay - vào cuối năm 1992 đã đưa 25,000 quân đến Somalia, rồi sau bị tổn thất nặng phải rút về gấp. Sự thật ở những nơi có vấn đề bộ lạc và sắc tộc vô cùng phức tạp như Phi Châu, xây dựng dân chủ không phải dễ. Liberia có một thể chế dân chủ bắt chước Mỹ mà vẫn có loạn chém giết lẫn nhau. Bài học là dân chủ phải do chính người bản xứ tự làm chớ không phải chỉ cần một cái vỏ từ bên ngoài đem đến. Dù vậy ông Bush vẫn hăng hái Phi du, có thể vì ông cần những lá phiếu của những người dân Mỹ gốc Phi trong cuộc bầu cử 2004. Lần trước, chỉ có khoảng 1/10 dân da màu bầu cho ông, còn lại họ đã bầu cho Dân Chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.