Hôm nay,  

Chuyện Cộng Đồng

29/04/200300:00:00(Xem: 4379)
Thắc Mắc Về Ông Con Gouriotis & Lê Phú Cường

Hữu Nguyên

(Tiếp theo...)

Trong mấy số báo trước, tôi đã trình bầy tóm tắt những thắc mắc đối với ông Con Gouriotis và anh Lê Phú Cường. Trước khi tiếp tục trình bầy những thắc mắc của mình một cách cặn kẽ, có đầu có đuôi hơn, tôi xin được nêu lập trường minh bạch của Sàigòn Times như sau.
Thứ nhất, việc qúy độc giả của Sàigòn Times cũng như qúy anh em trong ban biên tập đóng góp ý kiến với những người như Bội Trân, Lê Phú Cường, Hai Bầu, Mai Văn Minh,... tuyệt nhiên không hề xuất phát từ những tự ái, dị biệt cá nhân, hay xung đột quyền lợi riêng tư. Sự thực, những việc các vị đó làm, không đáng để độc giả Sàigòn Times và anh em chúng tôi mất thì giờ, phí bút mực để tranh luận cùng các vị đó. Dĩ nhiên, với ngay cả những người cộng sản ngoan cố, chìm đắm trong tội ác và lòng ích kỷ, chúng tôi cũng không hề có ý muốn đối thoại. Động cơ duy nhất khiến độc giả Sàigòn Times và anh em chúng tôi lên tiếng là muốn làm sáng tỏ sự thực, để trước hết là lột trần âm mưu cùng tội ác của cộng sản, cho mọi người biết rõ mà xa lánh, phòng ngừa; và sau là góp phần nhỏ bé khiêm tốn của mình trong công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ cho quê hương.
Thứ hai, anh em chúng tôi gồm một số người có tâm huyết, cùng một chí hướng, cùng một hoài bão, đóng góp công sức, thời gian, tiền bạc để làm tờ Sàigòn Times. Vì vậy, tờ báo phải phụng sự cho chí hướng, cho hoài bão cao cả của mình, tuyệt nhiên tờ báo không thể là công cụ để giải quyết những chuyện riêng tư cá nhân. Tuy nhiên, một khi trên con đường thực hiện hoài bão đập nát guồng máy thống trị của CSVN, Sàigòn Times khó có thể tránh khỏi việc phải đập nát những đinh ốc, những mắt xích hoen rỉ của guồng máy thống trị đó, cho dù những đinh ốc, những mắt xích hoen rỉ đó không hề là đối tượng để Sàigòn Times tấn công.
Trở lại vấn đề Bôäi Trân và Lê Phú Cường, như qúy vị đã biết, sau khi đăng bài viết của Bội Trân trong Giai Phẩm Xuân Qúy Mùi, Sàigòn Times đã nhận được rất nhiều đóng góp của qúy độc giả. Ngoại trừ những bài vở đóng góp không ghi rõ tên, số điện thoại, tòa soạn không phổ biến, còn lại, chúng tôi đều mạnh dạn đăng tải gần như nguyên văn, kể cả thư của ông Vũ Thảnh (VIC), người đưa ra nhiều luận điểm được một số độc giả mô tả là "đánh lạc hướng" dư luận. Qua những đóng góp thẳng thắn và sáng suốt của qúy độc giả, cộng với nội dung của cuộc điện đàm kéo dài 41 phút đồng hồ giữa tôi và bà Bội Trân được anh chị em trong tòa soạn đem ra mổ xẻ phân tích, chúng tôi nhận thấy vấn đề Bội Trân cần phải được nhìn nhận và đánh giá như là một con cờ trí vận trong thế cờ đối ngoại của CSVN. Qua những đóng góp của qúy độc giả, qua chính lời của bà Bội Trân, và qua phối kiểm với nhiều người, chúng tôi thấy có những bằng chứng xác đáng, đủ để đi đến kết luận trên.
Thứ nhất, bà Bội Trân và chồng, đều là cán bộ giảng dậy văn hóa nghệ thuật, mà xưa nay, trong chế độ CS, văn hóa nghệ thuật luôn luôn được CS công khai coi là vũ khí tuyên truyền quan trọng. Sách vở, tài liệu CS suốt cả nửa thế kỷ này đều thừa nhận chuyện này, và chính Hồ Chí Minh cũng từng kêu gào, "Nay ở trong thơ phải có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong".
Thứ hai, bà Bội Trân là một cán bộ văn hóa nghệ thuật được CS ưu đãi. Bằng chứng, bà đã 2 lần được CS cho phép sang Úc tu nghiệp. Ngoài Úc, bà Bội Trân cũng đã nhiều lần được CS cho phép xuất ngoại sang nhiều quốc gia khác ở Châu Âu và Châu Mỹ. Trong khi nhà văn nổi tiếng và nhiều tiền nhất nhì ở Việt Nam như Nguyễn Huy Thiệp công khai tuyên bố coi chuyện được xuất ngoại là "một điều may mắn cho số phận" không khác gì được trúng số độc đắc, thì việc bà Bội Trân "nhiều lần độc đắc" được CSVN thường xuyên cho xuất ngoại, chắc chắn bà phải là người đặc biệt. Căn cứ vào nội dung nông cạn và những nhận xét hời hợt trong bài viết của bà Bội Trân, chúng ta đủ biết, sự ưu đãi của CSVN dành cho bà Bội Trân hoàn toàn không hề xuất phát từ tài năng "chuyên sâu" của bà Bội Trân mà hoàn toàn xuất phát từ "hồng thắm", hay nói đúng hơn, từ lập trường trung thành với CS của bà.
Thứ ba, trong thời gian xuất ngoại, bà Bội Trân vẫn viết bài ký tên Bội Trân gửi cho báo chí xuất bản tại Việt Nam, trong đó có báo Tuổi Trẻ với số tiền nhuận bút hậu hĩ bằng cả phần tư lợi tức trung bình hàng năm của một người Việt Nam. Ngoài ra, trong thời gian du học, bà Bội Trân vẫn thường xuyên ra vô Việt Nam, hoặc đi các quốc gia khác để diễn thuyết, thông dịch, đọc tham luận... tại các buổi họp, hội thảo do CSVN tổ chức, hoặc do các cơ quan văn hóa, giáo dục, nghệ thuật ở ngoại quốc có dịch vụ làm ăn với CSVN, tổ chức.
Thứ tư, trong thời gian gần đây, qua sự móc nối của anh Lê Phú Cường, nhân viên nghệ thuật đa văn hóa của CĐNVTD/NSW, bà Bội Trân thường xuyên phổ biến bài viết của bà ký tên thật, hoặc công khai trả lời phỏng vấn qua nhiều cơ quan ngôn luận Việt ngữ của người Việt tại Úc.
Thứ năm, trong khi CSVN công khai đàn áp văn nghệ sĩ trong nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ của người dân VN, bí mật theo dõi chặt chẽ các cán bộ, sinh viên ra ngoại quốc tu nghiệp du học, và thường xuyên gieo rắc không khí khủng bố trong đời sống của họ, thì việc bà Bội Trân, một cán bộ văn hóa được CS ưu đãi cho xuất ngoại du học thường xuyên, lại viết bài công khai gửi cho các cơ quan ngôn luận của người Việt tự do, chắc chắn không phải vì bà dại dột, cũng không phải vì bà quá dư can đảm, và càng không phải vì bà muốn xả thân cho đại nghĩa, hay vì cần tiền nhuận bút. Bà viết là theo lệnh của CS, và viết trong tư cách một cán bộ văn hóa CS.
Năm điểm trên là những thực tế hiển nhiên. Chỉ căn cứ vào 5 điểm đó chúng ta cũng đủ để đi đến kết luận bà Bội Trân là con cờ trí vận trong thế cờ đối ngoại của CSVN. Ngoài ra, qua những gì bà Bội Trân đã nói trong cuộc điện đàm kéo dài 41 phút đồng hồ, tôi còn thu thập được nhiều sự kiện quan trọng để chứng minh kết luận trên. Mặc dù ngay từ lúc đầu khi gọi điện thoại cho bà Bội Trân, tôi đã nói rõ tôi đại diện cho báo Sàigòn Times, và lý do khiến tôi gọi điện thoại cho bà là vì tôi muốn minh bạch một số điểm trước khi quyết định đăng bài của bà được anh Lê Phú Cường mang tới nhờ đăng.
Trong suốt 41 phút đồng hồ nói chuyện, trong đó có những lúc tranh luận gay cấn, bà Bội Trân không hề bao giờ yêu cầu tôi giữ kín bất cứ chi tiết gì của buổi điện đàm. Vì vậy, trên phương diện luân lý nghề nghiệp, tôi không hề bị ràng buộc bất cứ điều gì trong việc bạch hóa toàn bộ nội dung buổi nói chuyện mà tôi đã ghi kín 4 trang giấy. Nhưng phần nhận thấy những tiết lộ của bà Bội Trân chưa thể được phối kiểm, hoặc dụng ý của bà đằng sau những tiết lộ đó là gì, tôi chưa thể biết chắc, hoặc có những điều bà Bội Trân nói ra tuy tôi biết chắc là sự thật, nhưng nếu đưa lên báo có thể gây ngỡ ngàng, bẽ bàng cho một số người, trong đó có cả một số đồng nghiệp được coi là đáng kính... nên hiện tại cũng như trong tương lai, nếu phải tiết lộ, chúng tôi sẽ chỉ tiết lộ những gì thực sự cần thiết.
Có điều, qua việc làm của bà Bội Trân, một vấn đề quan trọng cần phải được đóng góp ở đây là vai trò, trách nhiệm của một nhân viên văn hóa nghệ thuật của CĐNVTD, cụ thể là anh Lê Phú Cường, và qua đó, ta không thể không đặt vấn đề trách nhiệm lên BCHCĐ, Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát, cũng như các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh chính trị của cộng đồng. Để vấn đề thêm sáng tỏ, tôi đã gặp gỡ xin ý kiến một số vị hữu trách trong CĐNVTD, trong đó có ông Trần Nhân, Điều hợp viên nhân viên Xã hội CĐNVTD/NSW.
Đặc biệt, trong buổi khai mạc Hội Chợ Tết Qúy Mùi vào chiều Thứ Bảy, anh Lê Phú Cường và tôi cũng đã có dịp trao đổi với nhau một số điểm, và qua những điểm đó, tôi nhận thấy nên viết bài này để xin được chia sẻ một số suy nghĩ khiêm tốn và chân thành cùng qúy vị hữu trách, cũng như qúy độc giả.

BẢN SẮC YÊU TỰ DO, GHÉT ĐỘC TÀI CỦA CĐNV HẢI NGOẠI

Cộng đồng người Việt tại NSW, tại Úc, cũng như tại hải ngoại nói chung, tuy có những dị biệt về quá khứ, địa phương, thời điểm đến Úc, nhưng đều chung một đặc điểm chính yếu: Cùng yêu tự do và là nạn nhân của chế độ cộng sản độc tài. Chính lòng yêu tự do, và là nạn nhân của CS đã khiến cộng đồng người Việt hải ngoại không phải là một cộng đồng di dân. Cộng đồng di dân là cộng đồng bao gồm những người rời bỏ quốc gia mình đến một quốc gia khác tìm kiếm một đời sống tốt hơn về vật chất, kinh tế. Còn cộng đồng tỵ nạn là cộng đồng bao gồm những người phải rời bỏ quốc gia mình vì bị chế độ hiện hành đàn áp, khủng bố chỉ vì dị biệt về chính kiến, về tôn giáo. Cũng vì yêu tự do, không thể sống chung được với CS, nên ngay khi CS cưỡng chiếm Miền Nam, bất cứ người dân Việt nào có khả năng cũng đều vượt biên, vượt biển tìm tự do. Tại Miền Bắc, sau bao nhiêu năm sống trong bưng bít, bị CS nhồi sọ tuyên truyền, đến 30-4-75, người dân mới có dịp nhìn rõ đời sống tự do và sung túc của Miền Nam, hiểu rõ sự lừa bịp của CS, và bản chất phi lý của cuộc chiến tranh do CS chủ xướng, nên cùng với người dân Miền Nam, người dân Miền Bắc cũng bỏ nhà cửa, mồ mả tổ tiên, gia nhập làn sóng người Việt tỵ nạn cộng sản.
Như trong bài viết trước tôi đã đề cập, câu nói nổi tiếng xuyên suốt nhiều thập niên sau 1975, "Ở VN, ngay cả cột đèn nếu có chân, cũng tìm đường vượt biên tìm tự do". Câu nói này đã phản ảnh chính xác một thực tế: Bất cứ người Việt nào yêu tự do dân chủ, đều không muốn sống với cộng sản.


Thực tế cho thấy, làn sóng người Việt trốn chạy CS tiếp tục cho đến khi LHQ dùng chính sách thanh lọc vô cùng tàn nhẫn và vô lý để ngăn chặn làn sóng người tỵ nạn, lúc đó người Việt không còn cách nào khác đành phải chấp nhận ở lại VN sống trong sự kìm kẹp, áp bức của cộng sản. Tuy nhiên, lòng yêu tự do vẫn là động lực chính yếu khiến hàng chục ngàn người Việt tiếp tục tìm đủ mọi cách để có thể vĩnh viễn thoát khỏi chế độ CS qua hôn phối, qua đoàn tụ gia đình; hoặc thoát khỏi chế độ CS một cách tạm thời qua làm ăn buôn bán, du học, tu nghiệp...
Vì vậy, đặc điểm chính yếu và then chốt nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại là yêu tự do, dân chủ, chống lại độc tài bất công, mà cụ thể là chế độ cộng sản. Nhìn rộng hơn, ta thấy đây cũng là bản sắc chung của mọi người Việt hiện sống tại Việt Nam. Nhìn rộng ra toàn thế giới, ta thấy đây cũng là đặc điểm chung của tất cả các dân tộc trên thế giới, và cũng là xu hướng tất yếu của toàn nhân loại... Không những thế, ta có thể nói, lòng yêu thích tự do là xu hướng tự nhiên của muôn loài, không riêng gì loài người.
Trước làn sóng tự do, nhân quyền và xu hướng dân chủ hóa lan rộng toàn cầu hiện nay, CSVN, cũng giống như các quốc gia CS, hoặc độc tài khác, đã lúng túng biện minh cho sự độc tài của mình bằng cách nặn ra sự dị biệt về tự do, nhân quyền và dân chủ giữa các dân tộc. CSVN khăng khăng cho rằng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, có một quan niệm riêng về tự do, dân chủ và nhân quyền, vì vậy, quyền làm người tại những quốc gia CS cũng phải hạn chế hơn so với những quốc gia không cộng sản. Đây là một điều hoàn toàn ngụy biện, và sai lầm trên nhiều phương diện, cần được trình bầy trong một bài viết đầy đủ. Ở đây, tôi chỉ cần nêu ra một điểm nhỏ, để mọi người thấy rõ được sự vô lý và đầy ngụy biện của CSVN trong vấn đề này.
Chắc chắn phần đông qúy độc giả còn nhớ, trong cái gọi là "Tuyên Ngôn Độc Lập" do chính Hồ Chí Minh viết và đọc vào ngày 2-9-1945, ngay phần mở đầu đã có đoạn:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Đọc đoạn văn trên, dĩ nhiên, ai cũng thừa hiểu, khi viết đoạn văn đó, HCM chỉ muốn lợi dụng sự giúp đỡ tiền của và vũ khí của nước Mỹ, đánh lừa dư luận thế giới, và bịp bợm dân tộc VN. Thực tế tại VN hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh, người dân VN sống trong chế độ CS đã bị mất tự do, mất dân chủ, sống đói khát, khổ sở và bị chà đạp về nhân quyền còn thê thảm gấp bội so với thời Pháp thuộc. Nhưng qua đoạn văn trên, ta thấy trùm sỏ CSVN, trên lý thuyết, đã nhìn nhận tự do, dân chủ, bình đẳng và nhân quyền là những quyền phổ quát, bất biến được tạo hóa ban cho tất cả mọi người trên thế giới ngay từ khi họ sinh ra. Như vậy, khi CSVN ngày nay cho rằng tự do, dân chủ, bình đẳng và nhân quyền của mỗi dân tộc mỗi khác, thì trên lý thuyết, CSVN đã phản bội HCM, người mà họ vẫn mù quáng tôn sùng.

BẢN SẮC VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT CỦA CĐNV HẢI NGOẠI

Trong bất cứ xã hội nào, ở bất cứ thời đại nào, những sáng tác về văn hóa, nghệ thuật của những người nghệ sĩ chân chính luôn luôn phản ảnh cuộc sống, tâm tư, ước vọng... của cộng đồng mà họ là những thành viên. Xuyên suốt lịch sử văn hóa nghệ thuật của các dân tộc, trong đó có Việt Nam, ta sẽ nhận thấy rất rõ ràng, văn hóa nghệ thuật của dân tộc nào cũng phản ảnh cuộc sống, tâm tư, ước vọng của dân tộc đó trong đấu tranh chống độc tài áp bức, chống xâm lăng, và xây dựng đất nước.
Đồng ý, bên cạnh dòng văn hóa nghệ thuật "dấn thân", cũng có những sáng tác văn hóa, nghệ thuật mang tính nghệ thuật thuần túy, hậu quả của một số nguyên nhân. Một, dân tộc đó sống trong thanh bình, hạnh phúc, có đầy đủ quyền tự do dân chủ, không phải đối diện với thù trong giặc ngoài, nên văn nghệ sĩ có thể đi tìm những cảm hứng thuần túy nghệ thuật, hoặc ẩn dật để tô lục chuốt hồng, sáng tác những tác phẩm ca ngợi cái đẹp của trời trăng mây nước... Hai, một số văn nghệ sĩ, vì lý do nào đó, không gần gũi với cộng đồng nên không cảm nhận, rung động, vui buồn cùng cộng đồng; hoặc không đủ can đảm đối diện với thực tế đấu tranh đầy gian lao nguy hiểm mà cộng đồng đang đối diện, nên họ tìm cách trốn tránh trong nghệ thuật, và biện minh cho thái độ trốn tránh đó bằng quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật phi đấu tranh, phi chính trị". Những người có thái độ hèn nhát trốn tránh như vậy, rõ ràng không xứng đáng là thành viên bình thường trong một gia đình, trong một cộng đồng, và còn lâu mới xứng đáng với hai chữ “nghệ sĩ”.
Một cộng đồng Do Thái bị Đức Quốc Xã trục xuất khỏi nước Đức và các nước Châu Âu thời Đệ Nhị Thế Chiến, chắc chắn phải có những nghệ sĩ sáng tác văn hóa và nghệ thuật thể hiện cuộc sống đầy bi kịch của người Do Thái và những tội ác của Đức Quốc Xã. Một cộng đồng Cuba tỵ nạn CS tại Mỹ, chắc chắn phải có những sáng tác văn hóa nghệ thuật thể hiện lòng yêu tự do, dân chủ của người dân Cuba, cùng những tội ác do CS Cuba gây ra. Tương tự, một cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại, không thể không có những sáng tác văn hóa nghệ thuật thể hiện lòng yêu tự dân chủ, tinh thần tranh đấu cho nhân quyền của người Việt tỵ nạn, cùng những tội ác do CSVN gây ra. Một người nghệ sĩ chân chính có thể từ chối cống hiến tài năng hoặc nghệ phẩm của mình cho những thủ đoạn chính trị thấp hèn, những âm mưu bá đạo tranh quyền đoạn lợi của các đảng phái. Tuy nhiên, trên phương diện tranh đấu, chống lại cường quyền bạo lực, chống lại cái ác để bảo vệ cái đẹp, cái thánh thiện cũng như sự thật, thì người nghệ sĩ chân chính luôn luôn phải coi đó là bổn phận thiêng liêng, là lý tưởng cao cả mình cần theo đuổi.
Nghệ sĩ là những ai" Hiểu theo nghĩa rộng, họ là nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà điêu khắc... những người có những suy tư, những rung động tuyệt vời mà ngôn ngữ thường ngày không đủ để họ diễn tả nên họ phải tìm cách thể hiện những rung động, những cảm hứng tuyệt vời đó qua những hình thức nghệ thuật khác như thơ, văn, nhạc, họa, qua âm thanh, mảng khối, màu sắc... Nhưng dù nghệ thuật có tân kỳ, lạ lùng như thế nào đi nữa, một người nghệ sĩ chân chính, luôn luôn có những tác phẩm thể hiện cuộc sống, tâm tư ước vọng của mình và của cộng đồng. Giá trị lớn nhất của một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phải tôn trọng sự thực, xiển dương điều tốt lành, và ca ngợi cái đẹp. Mượn danh nghệ thuật để xuyên tạc sự thực, cổ võ cho sự tàn ác, hay ca ngợi cái xấu là thái độ thiếu lương thiện của người nghệ sĩ. Mượn danh nghệ thuật vị nghệ thuật để nhắm mắt bịt tai trước những thảm cảnh của dân tộc, trước tội ác của chế độ độc tài, là thái độ trốn tránh trách nhiệm, nếu không nói là đồng lõa với tội ác.
Phần đông văn nghệ sĩ thường có quan niệm, văn học nghệ thuật phải phi chính trị. Nhưng thế nào là "chính trị"" Nếu "chính trị" là những trò bá đạo, đổi trắng thay đen, thao túng nhân tâm, để giành quyền cai trị, bóc lột vào tay một đảng, một nhóm người như CSVN, thì người văn nghệ sĩ chân chính phải có bổn phận lánh xa "chính trị", không thể chấp nhận thân phận văn nô, thi nô, tiếp tay cho tội ác tung hoành. Không những lánh xa, người nghệ sĩ chân chính còn phải dùng tài năng của mình để chống lại đường lối chính trị phi nhân, phi nghĩa đó.
Còn nếu "chính trị" là làm những điều chính đạo, tôn trọng sự thực, duy trì lẽ phải, mang lại tự do, dân chủ, cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân, thì người văn nghệ sĩ chân chính phải dấn thân làm "chính trị", tuyệt nhiên không thể né tránh, chui rúc trong tháp ngà nghệ thuật.
Xưa nay, lịch sử của mỗi dân tộc, cũng như lịch sử thế giới, thường có những giai đoạn sóng gió, đòi hỏi người nghệ sĩ, thậm chí ngay cả những khoa học gia, những lãnh tụ tôn giáo, phải có một thái độ dấn thân, một tinh thần đấu tranh, để tìm cho mình một chỗ đứng, ở bên này, hay bên kia chiến tuyến. Sự chọn lựa đó, không những có ý nghĩa đối với bản thân mà còn đóng một vai trò nhất định trong việc bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đẹp và hòa bình. Đơn cử một thí dụ, thời Đệ Nhị Thế Chiến, trước nguy cơ bành trướng của Đức Quốc Xã, khoa học gia Albert Einstein đã viết thư cho tổng thống Roosevelt, thúc dục nước Mỹ đầu tư vào việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Kết quả, kế hoạch Manhattan được thành lập, Mỹ kịp thời chế tạo được bom nguyên tử, và chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến bằng hai trái bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản. Ngoài ra, năm 1944, Einstein còn cho bán đấu giá toàn bộ bản thảo về Thuyết Tương Đối để lấy số tiền 6 triệu Mỹ kim tặng nước Mỹ, giúp Mỹ gia tăng nỗ lực chiến tranh với Đức Quốc Xã. Hiển nhiên, nếu bác học Einstein cũng có quan niệm "khoa học phi chính trị", chắc chắn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã không kết thúc một cách sớm sủa, và như vậy, nỗi thống khổ của người dân Á Châu trong đó có Việt Nam, dưới ánh đô hộ của phát xít Nhật, chắc chắn còn tiếp diễn... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.