Hôm nay,  

Chùm Nho Phẫn Nộ

11/06/200200:00:00(Xem: 4546)
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Hơn hai năm trước đây khi bàn đến tình hình căng thẳng ở Nam Hải với sự tranh chấp đầy hăm dọa về một chuỗi các hòn đào nhỏ, tôi đã dùng mấy chữ của một cuốn tiểu thuyết Mỹ nổi tiếng để ám chỉ hiểm họa bùng nổ thành chiến tranh lớn. Tình cờ cuối tuần qua tôi lại nhìn thấy tựa đề "The Grapes of Wrath" cuốn tiểu thuyết của đại văn hào John Steinbeck trên báo Mercury News, vào dịp bà Sharon Davis, phu nhân của vị Thống đốc tiểu bang California, đề nghị cuốn sách này là cuốn sách hàng đầu dân chúng tiểu bang nên đọc.

John Steinbeck, giải thưởng Văn chương Nobel năm 1962, đã viết cuốn cách này năm 1938 và 50 năm qua trên 14 triệu cuốn đã được bán ra, đến nay mỗi năm có đến 100,000 ấn bản đã được bán ở Mỹ. Những người gốc Việt ở Mỹ có thể chưa có dịp đọc cuốn sách, nhưng nó đã được đóng thành phim với tài tử trứ danh Henry Fonda năm 1940 và có lẽ nhiều người khi còn ở Việt Nam đã được coi cuốn phim này. Đây không phải là chuyện về nước Mỹ ngày nay, mà cho chúng ta biết người Mỹ trước đây đã từng là những người như thế nào, trong tấn thảm kịch đầy máu và nước mắt của những người dân nghèo phải lang thang di cư trong khoảng thập niên 20 để tìm đất sống, những thử thách, những tranh đấu, và những va chạm với thực tế của một nước vào một thời điểm có sự chia rẽ sâu sắc giữa "kẻ có" và "kẻ không có".

Steinbeck đã viết một chuyện hư cấu, nhưng dựa vào tài liệu, lời chứng rất hiện thực về cuộc sống của một gia đình nông dân nghèo ở một khu gọi là "lòng chảo đầy cát bụi" ở Oklahoma, nơi đây gió và cát bụi đã sói mòn nền đất mỏng mầu mỡ trên mặt đất, khiến các cánh đồng trồng nho, trồng bắp và những hoa mầu khác đã biến thành đất trơ. Nông dân đã gặp thảm cảnh, trong khi các chủ ngân hàng chiếm lại đất để trồng bông. Người dân gặp nhiều nỗi đau khổ, không tiền, đói và tinh thần xuống dốc phải bỏ nơi sinh sống đi đến nơi khác kiếm sống. Nhưng đi đâu" Ở những vùng lân cận, hình ảnh những kẻ rách rưới đói khổ kéo nhau đi từng đoàn từng lũ đã bị miệt thị, xua đuổi. Trong bối cảnh đó, chuyện của Steinbeck hư cấu gia đình của Má Joad. Phải nói là đại gia đình mới đúng vì tất cả có đến 10 nguời con và cháu.

Tom, một người con trai của Má Joad, tìm về gia đình và cùng nhau trên một xe vận tải ọp ẹp, tiến về một miền đất xa xôi ở miền Tây, theo lời đồn đại là vùng đất mầu mỡ đang cần nhiều công nhân nông trại. Vùng đất hứa đó là California. Chuyến đi thật gian nan cực khổ. Tom là một thanh niên khí khái, bầu nhiệt huyết đưa đến những cơn phẫn nộ khác thường, khiến nhiều khi Má Joad với những giòng nước mắt chảy dài phải năn nỉ các con nhẫn nại để tránh những mối họa lớn có thể đưa đến tù tội. Cuối cùng cả gia đình đến được một thung lũng xanh tốt ở miền Nam California, nơi đây có một trang trại trồng trái đào. Cả gia đình làm thuê cho trang trại này, nhưng chẳng bao lâu giấc mộng đi làm thuê cũng tan vỡ. Rút cuộc gia đình lại phải lên đường tìm việc. Vấn đề đặt ra là liệu có có kiếm được việc làm để có đủ ăn không hay lại phải di cư đi nơi khác vì không chịu nổi những nỗi đắng cay cực nhọc khủng khiếp.

Câu chuyện nỗi khổ cực của dân nghèo và những bóc lột của kẻ giầu là chuyện quá thường và đó cũng là một thứ bạo lực..."bạo lực kinh tế" như chúng ta vẫn nói đến. Tiểu thuyết của Steinbeck với tình tiết éo le và lời văn hấp dẫn cũng chỉ thuật lại câu chuyện của một gia đình nghèo ở một thời điểm trong quá khứ của nước Mỹ. Nhưng tôi nghĩ "Chùm Nho Phẫn Nộ" đã vượt không gian, vì không phải chỉ có gia đình Joad, những thảm cảnh tương tự vẫn xẩy ra ở nhiều nơi, ở Mỹ cũng như ở nhiều nước khác. Nó cũng vượt thời gian vì không phải chỉ thời xưa có nạn chia rẽ giầu nghèo mà ngay thời nay cũng có, và không có gì bảo đảm nó sẽ không có trong tương lai. Đó chính là lý do tôi muốn đưa "Chùm Nho Phẫn Nộ" vào câu chuyện thời cuộc.

Chương trình Đọc sách của California chọn "Chùm Nho Phẫn Nộ" rất có ý nghĩa, không phải vì phần lớn câu chuyện đã xẩy ra ở tiểu bang này, mà vì California có 34 triệu dân, quá nửa là những người sinh trưởng từ nước khác đến đây như nơi đất lành chim đậu. Nhưng các con chim từ xa đến cũng có khi nhận thấy đất chẳng lành chút nào. Cuốn tiểu thuyết của Steinbeck đã được dịch ra tiếng Tây Ban Nha ở California, nơi 1/3 cư dân là người gốc Nam Mỹ. Có lẽ cũng nên có một ấn bản tiếng Việt vì dân gốc Việt đinh cư ở đây đông nhất trên nước Mỹ. Cuốn sách nhằm an ủi những người đã thất vọng trong giấc mộng Mỹ quốc chăng" Tôi nghĩ không phải như vậy. Đó là một bài học, một tấm gương phấn đấu, nhẫn nại, can trường, bất chấp gian nguy cực nhọc, vuợt trên mọi thử thách để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho những thế hệ kế tiếp ở đất nước đầy ước mơ này. Nhưng sự thành đạt ước mơ đó không phải từ trên trời rớt xuống. Nó chỉ có với đôi tay và trí óc của chính mình.

Trong lúc nước Mỹ và cả thế giới đang điên đầu với nạn khủng bố, tôi thích chữ "phẫn nộ" hơn. Không ai không biết tức giận, nói không biết tức giận chỉ là nói dối. Vấn đề là có kiềm chế được sự tức giận hay không. Không kiềm chế được phẫn nộ là mất sáng suốt, chỉ đi đến sai lầm và thất bại. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể kiềm chế được nóng giận. Phẫn nộ cũng như hoảng sợ là những điểm yếu kém của con người. Ai cũng biết sợ, nhưng chỉ những kẻ có can trường mới chế ngự được sợ hãi để khỏi trở thành hoảng loạn. Và ai cũng biết tức giận, nhưng không tự chế được nóng giận để đến nỗi mất cả lý trí chỉ là tư cách của những kẻ khiếp nhược. Đó là những bài học đáng ghi nhớ của "Chùm Nho Phẫn Nộ".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Thành phố Westminster địa chỉ 8200 Westminster Blvd, Westminster, Nam California, vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019, Đảng Tân Đại Việt đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập đảng, nhân dịp nầy một buổi Hội thảo chính trị chuyên đe về: “Bá Linh- Hồng Kông-Việt Nam đã được tổ chức, với sự tham dự của các chính đảng
Dân Biểu Liên Bang Lou Correa và Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal cùng với Thành Phố Garden Grove sẽ tổ chức buổi lễ thượng kỳ nhân Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ vào thời gian như sau:
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hay tin con Tina T mở tiệm ở trung tâm thương maị (shopping) đối điện làm cho chị Julie N tức giận: “Đồ phản phúc, đồ ăn cháo đá bát… “
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Mới đó mà đã 37 năm, tính từ khi chúng tôi vượt biển, vượt biên giới hải phận Việt Nam sang Hồng Kông, rồi tới Phi Luật Tân và đến Hoa Kỳ năm 1982.
Cái chết là nỗi sợ lớn nhất trong mọi nỗi sợ của con người. Tuy nhiên, có những người đã gắng vượt qua nỗi sợ, đi cạnh thần chết… để được Sống. Và, cũng có rất nhiều người, vì sợ đã chọn một cuộc sống… như đã Chết.
Tại Thủ đô tị nạn Little Saigon miền Nam California ngày 27 tháng 10/2019, đông đảo Người Việt từ khắp lục địa Bắc Châu Mỹ đã tham dự Đại Hội tôn vinh Chữ Nuớc Ta & vinh danh QLVNCH, tại Hội trường GYMNASIUM 2250 ghế, thành phố Westminster .
Với một lời nguyền: “Thà chết trong thùng xe tải lạnh nơi xứ đang giẫy chết; chứ nhất định không ở lại chịu sống đời ‘Hạnh phúc, Tự lo Độc lập’ trong thiên đường cộng sản.”
Chùa này nằm trên đỉnh núi lửa Asama của Nhật Bản, thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát để tưởng niệm các nạn nhân chết trong trận núi lửa Asama bùng nổ năm 1783.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.