Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

14/10/200200:00:00(Xem: 4324)
Hỏi (ông Phan Đ. T.): Tôi là một Việt kiều, vượt biên vào năm 1978, Sau khi sống tại Mỹ được hơn 7 năm, tôi đến Úc thăm bạn bè rồi lập gia đình và sau đó đến định cư tại Úc vào năm 1989.
Ở Úc một thời gian, tôi quyết định trở lại Việt Nam làm ăn vào năm 1997 vì một số bạn bè thân ở Mỹ hứa là sẽ hùn hạp và giúp đỡ cho tôi về nhiều phương diện khác.
Sau hơn một năm sống tại Việt Nam, vào đầu năm 1999, chúng tôi đã ký được hợp đồng với Bộ Công Nghiệp của Việt Nam để cung cấp máy vi tính và một số máy móc khác cho bộ.
Trong hợp đồng có điều khoản là nếu có sự tranh chấp giữa Bộ và công ty của chúng tôi thì vấn đề sẽ được giải quyết tại Hoa Kỳ hoặc tại Úc.
Cuối năm 2001, trong lúc toàn bộ máy vi tính cũng như các máy móc và dụng cụ khác được đặt mua cho Bộ do vị giám đốc đại diện Bộ ký kết, và tàu đã rời bến để đi Việt Nam. Sau khi tàu cập bến tại Singapore để bốc thêm hàng hóa, chúng tôi được viên chức phụ tá cho vị giám đốc này báo cho biết rằng ông giám đốc hiện là đối tượng bị nhà nước điều tra nên không một ai tại Việt Nam có thể quyết định cho lượng hàng mà chúng tôi đang chuyển tải đến Việt Nam được bốc dỡ xuống được.
Vì vụ việc xảy ra quá bất ngờ nên chúng tôi không thể nhờ ai can thiệp được. Thế là, mặc dầu tàu đã cập bến, các hàng hóa khác đã được bối dỡ xuống tàu, riêng hàng của công ty chúng tôi thì đành phải lưu lại trên tàu để chở về lại bến cảng cũ.
Chúng tôi có viết thư cho Bộ và đính kèm chi tiết cùng hóa đơn về số tiền thiệt hại để được bồi hoàn. Nhưng sau nhiều lần liên lạc với Bộ, cuối cùng chúng tôi nhận được một thư chính thức của Bộ báo cho biết rằng Bộ không dính dáng vào vụ việc này, và Bộ là một cơ quan cao cấp của nhà nước không thể bị chi phối bởi sự trọng tài, hòa giải hoặc xét xử bởi luật lệ của ngoại quốc.
Xin Ls cho biết là việc Bộ đã từ khước trách nhiệm vừa nêu trên có đúng với sự quy định của luật pháp hay không"
Trả lời: Tôi không biết là ông có hài lòng về nội dung của câu hỏi không, khi chúng tôi đã phải cắt bỏ một số chi tiết vì nhận thấy rằng có sự mâu thuẫn giữa việc ông muốn giấu tên và các nội dung khác ở trong thư, nếu được đăng báo, sẽ làm cho người khác nhận ra ông một cách dễ dàng.
Theo sự hiểu biết khác của chúng tôi thì hình như tại Việt Nam hiện có hai Bộ Công Nghiệp ("), “Bộ Công Nghiệp Nặng” (Ministry of Heavy Industry) và “Bộ Công Nghiệp Nhẹ” (Ministry of Light Industry), mặc dầu chi tiết này không cần thiết lắm.
Một điểm khác mà chúng tôi cần lưu ý cho ông trước khi trả lời câu hỏi này là vụ việc xảy ra mà ông đã nêu lên trong thư không những chỉ quan hệ đến “luật pháp quốc tế” (international law) mà còn dín dáng đến cả “luật mậu dịch quốc tế” (international trade law). Tuy nhiên, trong khuôn khổ của mục LPPT cũng như vì nội dung của câu hỏi mà ông đã nêu lên liên hệ đến những nguyên tắc cơ bản của “luật pháp quốc tế” nên chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này trong phạm vi của “luật pháp quốc tế.”
Hiệp ước liên hệ đến “các nguyên tắc luật pháp quốc tế về quyền đặc miễn của quốc gia” (the international legal principles on State immunity) quy định “những sự miễn trừ khỏi bị xét xử của các quốc gia” (Jurisdictional Immunities of States) rằng: “Quốc gia tận hưởng quyền đặc miễn khỏi bị xét xử bởi tòa án của một quốc gia khác.”
Tuy nhiên, Điều 7 (1) đã quy định:

“Quốc gia không thể viện dẫn sự miễn trừ khỏi bị xét xử trong vụ tranh tụng trước tòa án của một quốc gia khác liên hệ đến một vấn đề hoặc một vụ tranh tụng nếu quốc gia đó đã đồng ý một cách rõ ràng về sự hành xử thẩm quyền tư pháp bởi tòa án của một quốc gia khác liên hệ đến vấn đề hoặc vụ kiện: (a) bằng một sự thỏa thuận quốc tế; (b) theo một hợp đồng bằng văn bản; hoặc (c) bằng sự công bố trước tòa án hoăïc do sự truyền đạt bằng văn bản theo một thủ tục riêng biệt nào đó.” (A State cannot invoke immunity from jurisdiction in a proceeding before a court of another State with regard to a matter or case if it has expressly consented to the exercise of jurisdition by the court of another State with regard to the matter or case: (a) by international agreement; (b) in a written contract; or (c) by a declaration before the court or by a written communication in a specific proceeding).
Điều 7 (2) đã quy định rằng: “Sự thỏa thuận bởi một Quốc Gia về việc áp dụng luật pháp của một quốc gia khác sẽ không được giải thích như là sự đồng ý đối với việc hành xử thẩm quyền tư pháp bởi các tòa án của quốc gia khác đó.” (Agreement by a State for the application of the law of another State shall not be interpreted as consent to the exercise of jurisdiction by the courts of that other state).
Điều 10 quy định rằng: “Nếu một Quốc Gia cam kết bằng nghĩa vụ pháp định về một sự giao dịch thương mãi với một người ngoại quốc bình thường, theo những nguyên tắc được áp dụng đối với quốc tế tư pháp, … , và sự giao dịch thương mãi đó thuộc phạm vi thẩm quyền tư pháp của tòa án thuộc một quốc gia khác, thì Quốc Gia đó không thể viện dẫn sự miễn trừ khỏi bị xét xử tại tòa án của quốc gia khác đó.”
Trong vụ Victory Transport Inc kiện Comisaria General de Abastecimientos y Transpertos 35 ILR 110. Trong vụ đó, bị đơn là một “cơ quan của chính quyền Tây Ban Nha” (an organ of the Spanish government) ký kết một hợp đồng thuê mướn tàu với nguyên đơn. Điều khoản về sự hòa giải quy định rằng trong trường hợp có tranh chấp thì vấn đề hòa giải sẽ được giải quyết tại “Nữu Ước” (New York). Bị đơn bèn viện dẫn quyền đặc miễn quốc gia.
“Tòa Kháng Án Lưu Động Hoa Kỳ” (the United States Circuit Court of Appeals) đã bác đơn kháng án và tuyên bố rằng:
… quyền đặc miễn quốc gia làm giảm mất hiệu lực pháp lý đối với việc hành xử thẩm quyền tư pháp bình thường bởi các tòa án và vì thế chỉ có thể được chấp nhận trong những trường hợp thật rõ ràng. Vì “Bộ Ngoại Giao” (the State Department) đã không chịu hoặc từ khước đề nghị việc áp dụng quyền đặc miễn quốc gia trong trường hợp này, vì thế tòa quyết định rằng quyền đặc miễn quốc gia đã không được thừa nhận và cho phép trong trường hợp này bởi “Bộ Ngoại Giao,” ngoại trừ có sự chứng minh rõ ràng rằng các sự giao dịch trong vấn đề đang tranh cãi thuộc về một trong những lãnh vực công cộng hoặc chính trị mà chính quyền phải rất dè dặt vì truyền thống nhạy cảm của vấn đề.
Nếu Bộ Ngoại Giao cho rằng vấn đề đang tranh cãi thuộc về các lãnh vực vừa nêu thì Bộ phải đệ trình về quyền đặc miễn quốc gia đó cho tòa để tòa quyết định.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng Bộ Công Nghiệp phải chịu sự chi phối bởi luật pháp cũng như thẩm quyền tư pháp của tòa án của quốc gia mà vào lúc ký kết hợp đồng Bộ đã đồng ý, ngoại trừ Bộ Ngoại Giao của quốc gia nơi mà tòa án có quyền xét xử vụ tranh tụng này cho rằng Bộ Công Nghiệp được hưởng quyền “đặc miễn quốc gia.”
Vì vụ tranh tụng còn liên hệ đến một hợp đồng mậu dịch quốc tế, nên tôi đề nghị ông phải mang bản hợp đồng đó đến cho những LS có kiến thức về “luật pháp quốc tế” và “luật mậu dịch quốc tế” để được cố vấn tường tận hơn. Nếu ông muốn hiểu rõ thêm về những luật lệ vừa nêu thì liên lạc điện thoại với chúng tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.