Hôm nay,  

Làm Lại Thương Ước?

10/03/200000:00:00(Xem: 5342)
Có nên xóa bài làm lại" Đó là câu hỏi người Việt ưa sử dụng khi lật hết các lá bài trong một bàn, hoặc là khi ngã ngũ một ván cờ. Câu nói của ông Đại Sứ Pete Peterson hôm Thứ Năm có mang hình ảnh này không" Đây có phải là lời hăm dọa hay là một thực tế nêu lên để cảnh báo Hà Nội" Hay là có ai gian lận giấu bài để đến nỗi Đại Sứ Mỹ phải bảo “không ký thương ước thì thôi. Mà ký hôm nay cũng sợ là trễ rồi. Đành là tương lai họp bàn lại từ đầu cho một thương ước mới.” Nghĩa là để thích hợp với các luật mới của Tổ Chức Mậu Dịch Toàn Cầu WTO. Sự thật đơn giản chỉ vì nhà nước CSVN lạnh cẳng, không muốn rửa chân leo lên bàn thờ ngồi quá sớm.

Bản tin hôm Thứ Năm cũng dị thường ở chỗ đích thân ông Peterson cảnh cáo. Không còn kiểu lịch sự bắn tiếng như trong các bản tin trước - như “một nhà ngoại giao Hoa Kỳ giấu tên” hay là “một viên chức giấu tên của Bộ Ngoại Thương Hoa Kỳ than phiền rằng” hay là “một chuyên gia ngân hàng ngoại quốc giấu tên tại Hà Nội nói” vân vân và vân vân. Nghĩa là sốt ruột lắm rồi.

Vấn đề còn là thời điểm nữa. Một tháng trước, ông dân biểu Archer, chủ tịch Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện, dẫn phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ về mậu dịch tới họp với các lãnh tụ CSVN. Không thấy nhúc nhích gì sau đó. Và lúc đó, Hà Nội, qua lời Phan Thúy Thanh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN, nói rằng Hà Nội sẽ gửi văn thư mời ông Dasmond, trưởng đoàn thương thuyết mậu dịch Hoa Kỳ, tới Hà Nội để bàn cho sáng tỏ vài điểm. Và vài lãnh tụ, trong đó có Trần Đức Lương sau đó cũng bảo rằng Hà Nội muốn ký thương ước với Mỹ, và muốn tiếp tục con đường đổi mới. Nhưng rồi mọi chuyện vẫn lặng như tờ. Trong khi đó thì các chuyên gia Mỹ-Việt đã ký tắt bản văn từ tháng 7.1999 rồi, lúc đó là muốn để cho các lãnh tụ ký vào tháng 9.1999 thế nhưng bất ngờ Hà Nội đổi ý. Cứ hệt như trời Hà nội chợt mưa chợt nắng có ai ngờ.

Vậy rồi bây giờ là thời điểm nào mà ông Peterson sốt ruột" Tuần sau thì Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ William Cohen sẽ thăm Việt Nam hai ngày. Chỉ là bàn các chuyện hợp tác quân sự cấp thấp. Không có gì trầm trọng. Nhưng chỉ là cử chỉ để Trung Quốc đừng có quậy phá Đài Loan ồn ào trước ngày đảo quốc này bầu cử Tổng Thống.

Nhưng trùng hợp lúc ông Cohen đi VN cũng là lúc 170 ủy viên trung ương Đảng CSVN họp sớm bất ngờ, để bàn nghị trình cho Đại Hội Đảng 2001 và soạn danh sách 1/3 các ủy viên phải về hưu, nghĩa là lui vào bóng tối. Con số 1/3 này có nghĩa là 57 ủy viên trung ương phải về vườn. Nghĩa là, những buổi họp tuần sau sẽ rất là sát phạt, làm sao đưa phe ta vào đông, và đưa phe chúng ra sớm.

“Phe ta, phe chúng” là những ai" Đó sẽ là sự phân bố quyền lực. Phe chuyên gia đối với phe kinh điển (chuyên-hồng). Phe Miền Nam đối với phe Miền Bắc. Phe Nhà Nước đối với phe Đảng Quyền. Phe cấp tiến đối với phe bảo thủ. Phe quân sự đối với phe dân sự. Phe Phiêu, Khải, Kiệt, Mười, Anh. Và vân vân.

Peterson chắc chắn là đã có tin tình báo về buổi họp bất ngờ này, và đã thấy cần lớn tiếng hỗ trợ cho phe chuyên viên và cấp tiến, nên mới bắn tiếng là thương ước sắp trễ. Đúng ra là trễ rồi: Các siêu thị người Việt và Hoa tại Quận Cam và San Jose đã tràn ngập các mặt hàng từ Trung Quốc, trong khi hàng từ VN vẫn còn là “thiểu số.” Và Quốc Hội Mỹ lại đang bàn thảo chuyện có nên hay không, tặng Hoa Lục quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn.

Góp tiếng với Peterson còn là Nhật Bản, với bản tin cũng hôm Thứ Năm là Nhật cảnh cáo VN phải gấp rút sửa luật đầu tư để tạo cơ hội cho kinh doanh, nếu không thì sẽ hỏng.

Tại sao Hà Nội lạnh cẳng, trong khi các chuyên gia kinh tế quốc nội đều thấy là phải hội nhập kinh tế toàn cầu gấp" Có nhiều lý do giải thích. Thứ nhất là, cần bảo vệ một số kỹ nghệ quốc doanh (hay kéo dài càng lâu càng tốt). Thứ nhì, CSVN không hoàn toàn tin vào chuyên gia (nhỡ Bộ Trưởng Ngoại Thương Trương Đình Tuyển là gián điệp CIA thì sao). Thứ ba, thấy nhiều nhà bất đồng chính kiến ủng hộ thương ước, như BS Nguyễn Đình Quế; sơ sẩy là mắc mưu chứ. Thứ tư, thấy các chính khách Mỹ ăn mừng, nên sợ trúng bẫy; như Dân Biểu Ed Royce nói rằng thương ước là tước quyền lãnh đạo của CSVN để trao lại cho dân, hay TNS McCain bảo thương ước là tiếp tục cuộc chiến một cách hòa bình (người Mỹ thật thà lắm, không xạo nổi). Thứ năm và là lý do quan trọng nhất: các đại gia CSVN chưa hình thành xong mạng lưiới kinh tế riêng và chưa chia vùng kinh doanh cho nhau (thí dụ, cậu con rể Đỗ Mười năn nỉ xin bố ngâm tôm thương ước để cho cậu lập xong 10 siêu thị rồi muốn làm gì thì làm, thử hình dung kiểu như vậy).

Và thứ sáu là cách thương lượng của CSVN rất là thiếu phiêu lưu: Ăn chắc mới ký. Như thỏa ước hàng không liên danh Việt-Mỹ vừa ký. Liên danh là các hãng hàng không hai nước hợp tác dịch vụ cho nhau. Cái này thì là CSVN ăn chắc, vì sẽ cứu vãn kỹ nghệ du lịch đang èo uột. Trong khi Mỹ chẳng lời bao nhiêu. Và vài tháng tới, cũng sẽ ký hiệp ước hàng không, vì CSVN lời nhiều mà chẳng lỗ gì cả. Cứ nghĩ xem, giá vé khứ hồi từ Mỹ tới VN bỗng nhiên từ 800 Mỹ Kim tụt xuống còn 500 Mỹ Kim (thử đoán đại) thì du lịch dĩ nhiên là hồi sinh sống mạnh, mà kỹ nghệ khách sạn, giải trí tại VN cũng hưởng nhờ.

Trong khi đó, thương ước thì cứ kẹt, vì CSVN không ăn chắc. Chẳng ai biết là tuần sau phe nào sẽ thắng. Nhưng tất cả các phe đều chịu chung một tội đối với đất nước: đã có quá nhiều cơ hội bỏ lỡ. Khi bàn tay vấy máu quá nhiều, thì bộ óc khó mà sáng suốt nổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.