Hôm nay,  

Cuộc Chiến Của Ai?

10/11/200100:00:00(Xem: 3798)
Cuộc chiến A Phú Hãn làm báo Mỹ hay nhắc đến Việt Nam. Tuần này hai chữ Việt Nam được nói đến hơi nhiều, có lẽ vì chiến tranh A Phú Hãn có dấu hiệu kéo dài và Mỹ đã phải dùng đến một loại bom lớn nhất thế giới, nặng 15,000 pao (khoảng 3.3 tấn) gọi là "daisy cutter" (cắt cúc dại) có khả năng thiêu rụi cây và cỏ trong khoảng rộng 600 mét. Ở Việt Nam năm xưa, Mỹ đã dùng loại bom này giữa rừng để tạo bãi đậu cho trực thăng và trong trận đánh Iraq, Mỹ cũng dùng bom này để phá mìn chôn và gây kinh hoàng cho quân địch.

Khi một nước lâm chiến, người ta hay nhắc nhở đến kinh nghiệm của các trận chiến tranh trước, đó là chuyện thường. Nhưng lần này ngoài chuyện bom khổng lồ "cắt cúc dại", chuyện chiến tranh Việt Nam được nhắc đến với một ý nghĩa đáng chú ý, khi báo chí Mỹ nói về một cuốn sách sắp xuất bản, trích dẫn những lời tuyên bố của Tổng Thống Lyndon Johnson trong chỗ riêng tư. Johnson, kế vì TT J.F.Kennedy, là người đã ra lệnh oanh tạc Bắc Việt năm 1965 và đưa quân Mỹ đến Miền Nam Việt Nam. Nhưng cũng vào thời điểm quyết định then chốt này, theo các cuốn băng thu âm, TT Johnson đã cảm thấy Mỹ không thể nào thắng ở Việt Nam, trước một kẻ thù luôn luôn lẩn tránh. Ông nói không thể thắng CSVN nếu không dùng đến vũ khí hạt nhân và làm vậy là "gây Thế chiến thứ ba". Ông đã buồn bã than thở "không nhìn thấy con đường nào để thắng".

Trong lịch sử chiến tranh kể từ khi dựng nước, Mỹ chỉ gập một lần thất bại khi đánh Cộng sản Việt Nam. Ngày nay chiến tranh A Phú Hãn khác hẳn chiến tranh Việt Nam năm xưa. CSVN có điểm tựa lớn là siêu cường Liên Xô ngang hàng với Mỹ, ngoài ra lại có Trung Quốc sát bên phương Bắc đã yểm trợ CSVN mọi mặt từ thời chống Pháp và một khối Cộng sản quốc tế hậu thuẫn. Còn chế độ Taliban không có một nước lớn nào ủng hộ, trong khi thế giới lên án bọn khủng bố do bin Laden cầm đầu. Sau những trận oanh tạc rất dữ dội, Taliban vẫn mạnh và Liên minh tiến quân vất vả. Chiến tranh A Phú Hãn cố nhiên không thể kết thúc mau lẹ, nó sẽ kéo dài như đã dự đoán từ trước. Nhưng trong lúc này, một vài chuyên gia Mỹ đã nhắc đến chữ "sa lầy".

Liệu Mỹ có sa lầy ở A Phu Hãn như ở Việt Nam không" Thật ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ lâm vào giữa hai thế kẹt. Một mặt vì e ngại Liên Xô và Trung Quốc tham chiến trực tiếp, Mỹ không dám dùng hết khả năng ra đánh, chiến tranh kéo dài mà không có kết quả. Nhưng cũng vì chiến tranh kéo dài, tổn thất sinh mạng lên cao, hình ảnh tàn khốc của cuộc chiến hàng ngày do TV đưa về phòng khách các gia đình Mỹ khiến phong trào phản chiến nổi lên dữ dội. Nói Mỹ sa lầy ở Việt Nam cũng không đúng lắm, vì rút cuộc Mỹ vẫn rút ra được. Rút ra bằng cách ký kết hòa bình với Hà Nội và nhắm mắt để mặc cho Cộng sản xâm chiếm miền Nam. Khi tham gia cuộc chiến chưa đạt được mục tiêu, Mỹ đã phải ký kết hòa bình theo sách lược "Việt Nam hóa chiến tranh" để có an toàn rút quân, điều đó chỉ có nghĩa là thua chớ không còn từ ngữ nào khác để mô tả. Nó chỉ kém sự thảm bại đầu hàng một nấc.

Vấn đề A Phú Hãn ngày nay khác hẳn. Trước đây trong thời chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai phe với sức mạnh ngang ngửa. Ngày nay Mỹ được hầu hết các nước trên thế giới hậu thuẫn cuộc tấn công quân sự đánh khủng bố. Trong nước tỷ lệ dân chúng ủng hộ cuộc chiến A Phú Hãn còn cao hơn cả sự tán thành tham gia Thế chiến II. Trong cuộc các cuộc Thế chiến, các nước Âu châu lâm trận trước, còn Mỹ vẫn là nước tham chiến chót. Mỹ chỉ xông vào chiến tranh khi một tầu hàng của Mỹ bị tầu ngầm Đức Quốc xã bắn chìm. Còn ở Á châu, Mỹ chỉ tham chiến sau khi Nhật Bản tấn công Pearl Harbor. Báo chí Pháp thời đó phê bình một câu sống sượng: Người Mỹ chỉ nhẩy vào chiến tranh khi bị đá vào bàn tọa. Ngày nay còn hơn bị đá, Mỹ đã bị khủng bố đánh thẳng vào mặt ngày 9-11 ở New York và Ngũ Giác Đài làm 7,000 người chết trong khoảng khắc. Đây cũng là chỗ sai lầm lớn nhất của bọn khủng bố cực đoan. Phản ứng của Mỹ thật dễ hiểu và chế độ Taliban chứa chấp khủng bố đã lãnh đủ những đòn dữ dội của Mỹ đánh trả.

Cuộc chiến A Phú Hãn có khó khăn, khó khăn hơn dự tưởng. Nó có thể kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm chưa biết chừng. Nhưng ăn thua là ở lòng dân trong nước chớ không ở mặt trận. Chính dân Mỹ đã làm chính phủ phải rút quân ra khỏi Việt Nam, vì người Mỹ vẫn cho rằng đó là cuộc chiến của người Việt Nam chớ không phải của Mỹ. Cuộc chiến ngày nay là cuộc chiến sống còn của nước Mỹ, cuộc chiến bảo vệ văn minh nhân loại, cuộc chiến của Mỹ chớ không còn của ai khác. Không có cách nào "A Phú Hãn hóa chiến tranh". Bởi vì bất cứ sự kết thúc nào không có toàn thắng đánh tan chế độ Taliban và truy nã cho bằng được bọn khung bố, nó chỉ có nghĩa là Mỹ đã bại trận với tất cả những hậu quả nghiêm trọng của nó. Không có hòa, chỉ có thắng.

Nhưng nếu chiến tranh kéo dài mà không có tiến triển cụ thể, sự liên minh quốc tế chống Taliban có thể thành lỏng lẻo. Nguy hiểm nhất vẫn là mặt trận hậu phương của Mỹ. Nếu cơ quan Nội an, với các lực lượng hùng hậu FBI, Cảnh sát, chuyên gia và điều tra viên không tìm được nguồn gốc khủng bố anthrax, nếu chính phủ Bush không chặn đứng được nạn khủng bố trong nước, dân chúng Mỹ sẽ mất dần niềm tin chính quyền có đủ khả năng bảo vệ an toàn cho họ. Lúc đó kinh tế sẽ xuống dốc và Mỹ sẽ bị sa lầy ở mặt trận A Phú Hãn còn hơn ở Việt Nam năm xưa. Bởi vì đánh không được mà rút ra cũng không xong.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.