Hôm nay,  

Tin Tức Về Cuộc Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo Tại Huế: Bản Tin Ngày 2-9-2001

04/09/200100:00:00(Xem: 3661)
1. An Truyền: nhật ký đau thương
- 21-8-2001:
Nhân dịp lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương (22-8), các cha và mẹ gia đình lại đi hành hương La Vang, để cầu nguyện cho Giáo hội nói chung, cầu nguyện cho giáo xứ cùng 3 cha nói riêng: cha Tađêô Nguyễn Văn Lý, cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, cha Phêrô Phan Văn Lợi.
Xe khởi hành từ lúc 5g sáng. Đến An Hòa, tất cả bắt đầu hát kinh Chúa Thánh Thần, xin Người soi sáng hướng dẫn, thiêu đốt tâm hồn và ở với mọi giáo hữu, để ai nấy biết yêu mến Chúa và chịu khổ vì Chúa. Tiếp đến là đọc các kinh kính Đức Mẹ, dâng cho Mẹ những gian nan mà toàn thể giáo xứ đang chịu. Cầu nguyện cho Giáo hội, cho giáo xứ, cho cha sở cùng hai cha bạn được mọi sự bình an trong. Kết thúc bằng Kinh Hòa Bình.
Xe đến La Vang lúc 7 giờ. Nghỉ ngơi một tí, rồi các cha mẹ gia đình tiến lên Linh đài. Lần hạt Mân Côi, đọc kinh cầu Các Thánh, hát "Cung chúc Trinh Vương". Kết thúc bằng lời cầu nguyện: "Lạy Mẹ Maria Trinh Nữ Vương, chúng con thành kính dâng lên Mẹ Giáo hội chúng con, giáo xứ chúng con, cha Tađêô quản xứ chúng con, hai cha Phêrô bạn của ngài và ba cháu ruột của ngài cũng đang bị giam cầm bắt bớ. Xin Mẹ luôn ở với mỗi người chúng con, ban ân sủng và bình an cho mỗi người, để chúng con can đảm bước theo con đường Chúa đi ngày xưa. Xin Mẹ cho cha sở mau về với giáo xứ. Xin Mẹ gìn giữ ngài bình an. Mẹ ơi, Mẹ biết tất cả lòng chúng con luôn hy vọng nơi Mẹ". Cầu nguyện xong, các bà mẹ đến ôm chân tượng Đức Mẹ La Vang mà khóc nức nở, tiếng khóc như muốn thổ lộ tấm lòng tha thiết của mình.
9g30: Lại đọc kinh. Lần hạt 5 Sự Thương, hiệp thông với sự đau khổ của Chúa và Mẹ. Cầu cho các kitô hữu bị bách hại, xin Chúa Thánh Thần củng cố đức tin nơi họ để họ vượt qua những nỗi sợ sệt, nhất là sợ những kẻ đàn áp: "Lạy Cha là Thiên Chúa chúng con, xin ở lại với giáo xứ chúng con là các chi thể của Chúa Kitô tử nạn. Xin thắp sáng ngọn lửa trong tâm hồn chúng con, để chúng con sốt sắng chia sẻ Tin Mừng trong gian khổ và qua gian khổ. Chúng con xin dâng lên Chúa cha quản xứ chúng con đã bị bắt 3 tháng 4 ngày, hai cha Phêrô Phan Văn Lợi và Phêrô Nguyễn Hữu Giải đã bị quản chế và theo dõi ngặt nghèo đã 4 tháng nay và đang bước trên con đường làm chứng cho Chúa. Chúng con xin dâng lên Chúa những kitô hữu đang bị bách hại trên khắp đất nước Việt Nam. Xin Chúa cho họ kiên trì, can đảm, để lôi kéo những anh em mình đang vì sợ hãi mà không dám lên tiếng cho sự thật..." Ngang đây thì có nhiều cha mẹ quá cảm động khóc nức nở vang cả linh đài, khiến những người hành hương đứng chung quanh cũng khóc theo.
Một thiếu nữ trẻ (đi theo đoàn gia trưởng) hầu như ngất đi thì lập tức có hai bà lạ mặt lên linh đài dìu xuống, xoa bóp cho tỉnh lại. Lúc em bắt đầu tỉnh, hai bà liền hỏi: "Em khóc chuyện gì thế" Trông em rất đau khổ, có phải em đã bị ai đã lừa không" Cứ thành thật kể để hai chị chia sẻ cảm thông với em!" Cô thiếu nữ nghẹn ngào trả lời: "Em không khóc cho em, em cũng chẳng bị ai lừa. Gia đình em nghèo đói lắm nhưng em cũng không van xin khóc lóc vì điều đó" - "Vậy tại sao em khóc"" - "Em khóc vì em thương cha quản xứ của em. Em đến với Mẹ chỉ để cầu nguyện cho ngài" - "Cha quản xứ em thế nào"" - "Ngài đã bị Cọng sản bắt" - "Bắt hồi nào"" - "Bắt ngày 17-5-2001. Đến nay đã được 3 tháng 4 ngày" - "À! Có phải là cha coi giáo xứ mà việt kiều và ngoại kiều không được tới phải không"" - "Dạ phải!" - "Cha quản xứ em tên gì nhỉ"" - "Ngài tên là Tađêô Nguyễn Văn Lý" - "Cha quản xứ em làm chi mà bị bọn CS bắt"" "Cha quản xứ em đòi tự do tôn giáo. Ngài đưa ra khẩu hiệu: Tự do tôn giáo hay là chết". Hai bà lạ mặt (dân việt kiều chính cống) liền ồ lên: "Đúng rồi! Hai chị có nghe trong đài phát thanh hải ở ngoại. Người ta ca tụng cha ấy lắm! Em biết bây giờ sao không" Cha Lý như một cây cổ thụ ngày càng to lớn không ai sánh được, ngày càng mạnh mẽ không ai hạ được, ngày càng bén rễ sâu không ai đào được. Một con người danh vang dội trên khắp thế giới!". Hai bà hỏi tiếp: "Cha quản xứ có đặc điểm gì mà em thương"" - "Cha em sống chân thật, thương người nghèo. Cha lại đạo đức nữa. Mỗi lần đọc kinh sáng xong, cha ở lại chầu Mình Thánh Chúa, rồi ôm ảnh các thánh Tử đạo hôn mà khóc" - "Đúng rồi, giòng máu tử đạo đang theo sát bên cha và chảy trong cha đó! Phải giáo xứ em có cha Bửu Đồng không"" - "Dạ phải, cũng bị Cộng sản giết!" - "Em thấy chưa" Giòng máu tử đạo quý lắm, mà giáo xứ em lại có được. Thật là một ơn trọng Chúa ban". Khuyên giải hồi, cuối cùng hai bà việt kiều nói với cô thiếu nữ: "Đức Mẹ thấu hiểu lòng em!".
Tối đến, các bà mẹ đọc kinh lần hạt tại linh đài tới 12 giờ đêm mới đi nghỉ. Nhưng thiếu nữ nói trên vẫn lại với Đức Mẹ. Đến 1g15 sáng, theo như em kể lại, thì Đức Mẹ đã nhìn em mỉm cười và nghiêng đầu hôn Chúa Giêsu, hào quang sáng chói tỏa ra từ hai đấng (bức tượng kiểu Việt Nam này vốn trình bày Chúa Hài đồng được Đức Mẹ bồng trên đôi tay, nhưng hơi chệch qua trái, khuôn mặt hai đấng nhìn thẳng về đằng trước và đầu không chạm nhau).
- 22-8-2001:
Lúc 9 giờ sáng, khoảng 200 giáo dân lên đường đi đòi cha quản xứ. Ra khỏi cổng làng, chưa tới cổng trụ sở xã thì công an ùa ra, quất roi điện để chặn lại. Đoàn người bèn chia hai toán. Một toán bỏ chạy, một toán đứng lỳ tại chỗ. Công an đuổi theo nhóm đầu thì nhóm sau la lớn: "Thả cha quản xứ ra!" Công an chạy đến nhóm sau hăm dọa thì nhóm đầu hét tướng: "Thả cha quản xứ về!" Công an chạy lui chạy tới như con thoi. Sau cùng, quá bẽ mặt, bọn chúng đến nhà một ông thuộc hội đồng giáo xứ, nhờ ra dẹp. Chẳng có ông hội đồng nào. Rốt cuộc, vì bọn chúng quá đông, nên bà con đành phải ai về nhà nấy.
Hôm sau, 23-8, chính quyền lại mời một ông trong hội đồng giáo xứ ra xã. Đặng Công Diệu, chủ tịch xã, ngang nhiên ra lệnh cho ông hội đồng trục xuất bà o đang giữ nhà xứ (nơi cha quản xứ ở và giáo xứ đến sinh hoạt) rồi đóng cửa nhà xứ lại. Bảo vệ quyền của giáo xứ và giáo dân, ông hội đồng nhất định không chịu. Ông trả lời: "O ở đó lâu năm rồi! Phải có o để giữ nhà. Nhà xứ là nơi chúng tôi sinh hoạt, hội họp. Đó cũng là nơi in dấu kỷ niệm cha xứ chúng tôi. Nó cũng thiêng liêng như nhà thờ! Các ông lấy quyền gì mà đóng cửa lại"" Nghe ông Hội đồng kể lại thái độ xấc láo của tên chủ tịch xã (vốn là hung thần của giáo xứ từ lâu), giáo dân lên tiếng: "Bắt cha quản xứ rồi, chừ muốn bắt luôn cả giáo dân hay sao mà cấm lui tới nhà xứ" Có phải muốn đàn áp nhân dân kiểu nào cũng được đâu! Chính quyền chi mà quá độc đoán độc tài!"
- 24-8-2001:
Lúc 7 giờ tối, một tốp thiếu nhi, khoảng 10 tuổi trở xuống, đang ngồi chơi với nhau tại cổng làng thì tự nhiên nhớ cha quản xứ. Các em la lên: "Thả cha quản xứ tui ra. Đã 3 tháng 7 ngày rồi. Giam chỗ mô thả ra"" Các em lặp lại thật to và thật vang nhiều lần. Bọn công an xã ở gần đó (cách vài chục mét) nghe được liền rú xe máy ra (cho dễ đuổi theo các em nếu các em bỏ chạy mỗi đứa mỗi ngã). Trước hết chúng sà vào chỗ các em đang ngồi, hét lớn: "Tụi bây mất dạy rứa hả"" Các em la to: "Có chi mà mất dạy! Tụi tui chỉ nói thả cha tụi tui ra! Giam lâu rồi!" Tức điên lên, bọn công an liền nhảy xuống xe, định túm cổ các em đánh cho một trận. Lũ này hết sức hung tàn (có lẽ chúng đã được đào tạo như vậy), đánh người bất kể đàn bà, con nít. Các em liền bỏ chạy tứ tán, và lợi dụng trời tối một số nấp vào bụi rậm. Tưởng còn chút liêm sỉ, biết tha cho những đứa bé miệng còn hôi sữa, thế nhưng bọn chúng vẫn phóc lên xe đuổi các em như "săn bắt cướp", tóm tội phạm. Vài em không may sa vào tay chúng thì bị bạt tai sưng vù cả mặt. Những hành động khủng bố kiểu này của chính quyền rõ ràng chẳng coi dân ra gì, làm cho ngay cả các thiếu nhi cũng hoang mang sợ hãi.

- 25-8-2001
Lúc 7 giờ tối, bé Hồ Thị Thùy Thanh, 14 tuổi, con ông Hồ Phước và bà Hồ Thị Lai, được mẹ sai đến nhà mệ (bà) ngoại, xem mệ đau chi để mua thuốc. Bé Thanh đi, có hai bạn Nhạn + Huyền cùng theo. Ba em đi ngang nhà ông Danh thì Nguyễn Hữu Quang là trưởng công an xã bỗng nhiên chạy đến túm lấy bé Thanh, dùng còng số 8 cùm tay lại, định lôi về trụ sở xã. Bé vùng vẫy, Quang bèn nạt lớn: "Tau bắn đa!"
Nghe Nhạn Huyền hô hoán, dân làng liền chạy tới. Họ hỏi Quang: "Sao lại bắt bé Thanh"". Quang trâng tráo nói: "Vì nó dám theo dõi dò xét công an!" Vận dụng tất cả óc tưởng tượng của mình, quý độc giả có hình dung nổi câu trả lời này không" Giáo dân nhao nhao: "Nói chi mà ngược đời vậy" Muốn phán với dân ra răng cũng được à" Công an làm rứa là sai!" Ông Danh bồi thêm: "Mấy chú làm như thế là vi phạm pháp luật. Con người ta còn nhỏ mà mấy chú còng tay như tội phạm là không được". Cả dân ố lên, biểu đồng tình: "Thả ra! Thả ra!" Quang lì lợm đáp: "Không thả!" Một số cán bộ xã nghe lao xao liền chạy đến. Thấy cơ sự, họ bảo giáo dân bình tĩnh, nhưng giáo dân (đến càng lúc càng đông) vẫn cứ la lớn: "Bắt trẻ nhỏ! Bắt trẻ nhỏ!" Ông Hiệp là bí thư xã bấy giờ xuất hiện hỏi: "Việc gì mà rộn thế!" Dân nói: "Công an còng trẻ nhỏ! Con người ta 13-14 tuổi tội chi mà các ông còng" Chính quyền chi mà lạ rứa" Pháp luật ai đưa ra mà như vậy"" Cố bênh cho đồng bọn của mình, Hiệp đuổi giáo dân về. Họ bèn la lên: "Không về! Phải xử chuyện này đã!" Bí thư Hiệp tức tối văng tục. Còn trưởng công an Quang hét to: "Tụi bây là lũ chó!" Dân ố lên: "Cán bộ mà biết chửi tục bà con ơi! Chính quyền ăn nói với dân thiếu văn hóa quá!" Họ nhất định đứng lì tại chỗ. Có một bà nói: "Các ông thi hành nhiệm vụ chi mà lạ rứa" Nó là con gái, đang còn đi học, tội chi mà ông Quang còng tay" Muốn giết con người ta hả" Hay định đem vô xã rồi giở trò hiếp dâm"" Dân càng lúc càng la lớn: "Thả ra! Thả ra!" Thấy cơn phẫn uất của dân lành lên đến cực độ, mấy tên đại diện chính quyền cuối cùng phải tháo còng, thả bé Thanh ra.
Thế nhưng sau đó, tay công an xã tên Nguyễn Đăng Đề vẫn còn về nhà bà Lai, cật vấn mọi chuyện, hỏi bé Thanh có đúng là đi thăm bà ngoại bị bệnh không. Bà Lai ngao ngán nói: "Con tôi còn con nít, tuổi đi học, biết gì mà dò xét theo dõi công an, đến nỗi các ông phải còng tay như tội phạm" Mấy ông làm rứa cháu chỉ thêm khiếp sợ. Chắc cháu đau thần kinh quá! Phải chăng vì muốn trả thù cha xứ và giáo dân người lớn mà bây giờ mấy ông đi tới chỗ hành hạ ngay cả con nít nữa!"
Tưởng cũng nên nhắc lại một chuyện tương tự cách đây khá lâu. Đêm 19-5, có hai sinh viên đến thăm nhà cha Lợi, trên đường về lại nhà trọ đã bị một tốp công an trẻ (canh giữ quanh nhà cha) dùng Honda rượt theo, chận bắt như bắt cướp, nghĩa là vật xuống đường và dùng còng số 8 khóa tay lại dẫn về đồn Phước Vĩnh. Sau đó, trong vòng 3 giờ đồng hồ (8-11 giờ đêm), 18 tên công an luân phiên thẩm vấn hai em. Rốt cuộc chỉ có chuyện thăm viếng bình thường, chứ không chuyển tài liệu hay liên lạc "phản động" gì, hai em sinh viên mới được thả (Bản tin 21-5).
- Sáng 27-8-2001
Gần trụ sở xã Phú An có lễ khánh thành một trạm y tế, được xây dựng với sự tài trợ (nghe nói) của một vài cựu chiến binh Mỹ. Thế nhưng công an vẫn về rất đông, gần bằng hôm vây bắt cha quản xứ. Có cả ông Pha, ông Thuận, ông Lam, ông Thắng là bộ sậu chuyên theo dõi và hành hạ Công giáo. Chẳng những giữ trật tự quanh trạm xá, họ còn vào trong thôn Truyền Nam (tức giáo xứ An Truyền), canh gác từng xóm, từng nhà. Ở cổng chính của làng thì công an đen đặc. Trong nhà xứ (nơi chỉ có bà o đang giữ) cũng chẳng thiếu bóng "bạn dân". Giáo dân không biết chuyện chi, đâm ra hốt hoảng bần thần, chẳng làm được việc gì.
Sau mới biết: công an sợ giáo dân, lợi dụng có người ngoại quốc đến, sẽ biểu tình như hồi ông Lars Rise, dân biểu Na Uy đến thăm. Thật ra thì cũng có một số học sinh trung học trong làng dự trù hô vang những câu khẩu hiệu "Thả cha Lý ra" bằng tiếng Anh khi mấy người ngoại quốc xuất hiện. Nhưng "bạn dân" ta, nhờ "nghiệp vụ giỏi", "cảnh giác cao", đã bóp chết mọi "âm mưu phản động" từ trong trứng nước.
Tuy nhiên, nếu tình trạng như nói trên đây còn tiếp diễn dài dài, chắc dân chết mất. Sống ngày đêm trong sự phập phồng, dưới con mắt cú vọ của chính quyền và công an, chẳng biết bị lôi cổ đến trụ sở xã bằng giấy triệu tập hay còng số 8 lúc nào, thôn xóm luôn luôn bị xáo động, giáo dân còn lòng trí đâu mà làm ăn nữa!
"Sống chết mặc bây! Quyền đầy Đảng nắm!
2. Cha Nguyễn Văn Lý: 100 ngày đau thương
Tính tới hôm 27-8, cha Lý đã bị giam tù chẵn 100 ngày. Một trăm ngày không được gặp thân nhân. Chế độ lao tù của "chế độ ta" nhân đạo thật! Song song đó, 3 người cháu của cha bị bắt giam cũng đã hơn 2 tháng rưỡi (Nguyễn Trực Cường ngày 13-06; Nguyễn Vũ Việt ngày 18-06; Nguyễn Thị Hoa 19-06). Và tuy chỉ ở giai đoạn điều tra xét hỏi của công an, chưa ra trước tòa án, cả ba đều bị kết tội là "đã có hành vi thu thập, làm ra, cung cấp tài liệu nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống Nước CHXHCN Việt Nam, phạm vào điều 80 bộ luật hình sự Nước CHXHCN Việt Nam". "Và hiện nay, gia đình gởi đơn... để xin gặp mặt, thăm nuôi, gởi thuốc bệnh và ít đồ dùng cá nhân (cho các bị can đó), song đều bị từ chối với lý do: vì (các bị can) không nhận tội nên không giải quyết"(trích Thư kiến nghị của bà Nguyễn Thị Mùi, thân mẫu ba em, gởi chính quyền ngày 25-7). Pháp lý của "chế độ ta" độc đáo thật!
Đã có nhiều tin đồn khác nhau trong những ngày gần đây về số phận của cha Lý: - được thả ra nhưng dưới dạng quản chế tại Nhà Chung (tòa TGM Huế); - được trả về lại nhiệm sở là An Truyền; - bị đem ra giam lỏng tại quê nhà là làng Ba Bình thuộc giáo xứ Ba Ngoạt, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; bị đem ra tòa án để xử... Nhưng có điều chắc chắn, đó là trong "giấy báo đã nhận đủ đồ thăm nuôi" đề ngày 7-8 do cha Lý gởi từ nhà lao (") ra, thì sau chữ ký của mình, cha Lý còn ghi thêm "Linh mục quản xứ An Truyền", điều mà trong mấy giấy báo trước đây không có. Người ta tự hỏi phải chăng đã có sự giằng co giữa các phương án thả về (mà cha Lý biết được) và cha chỉ muốn chấp nhận (cũng như muốn giáo quyền chấp nhận) phương án trở lại nhiệm sở " Nếu suy luận này là đúng, thì rõ ràng cha Lý vẫn sáng suốt và vẫn kiên định lập trường đấu tranh của mình: không chấp nhận thế quyền lấn lướt giáo quyền. Và cho dù thực hay hư, tin đồn "cha Lý chỉ chịu trở về lại An Truyền" là có lợi cho cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam lúc này.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho vị ngôn sứ bất khuất. Xin cho tinh thần bất khuất của ngài cũng thấm nhiễm chúng ta, nhất là những ai có nhiệm vụ trở thành chứng nhân bất khuất (để làm đầu tàu) trước bạo quyền đang đàn áp dân tộc và tôn giáo tại Việt Nam.

Phóng viên tường trình từ Huế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.