Hôm nay,  

Chống Nạn Mù Chữ Việt

06/10/200300:00:00(Xem: 6217)
Có ai nghĩ nhiều sinh viên, học sinh, và cả một số không nhỏ người trẻ Việt tốt nghiệp đại học Mỹ rồi mà vẫn mù chữ… mù chữ Việt không" Có nhiều, nói bập bẹ được, mà không đọc dược, viết được là mù chữ, chớ còn gì nữa.
Nên chi, trong một cuộc gặïp gỡ thân tình tại trụ sở Truyền hình SBTN, mấy nhà báo lớn tuổi hỏi Cô Diệu Quyên. Tại sao 78 Trung Tâm Việt ngữ Nam Cali cần tiền làm ra bộ sách giáo khoa tiểu học 5 lớp, tổ chức lớp tu nghiệp sư phạm hè cho giáo viên, giúp cho các lớp dạy Việt ngữ từ vỡ lòng đến hết tiểu học; một đại nhạc hội tổ chức để kiếm tiền làm những việc rất cần thiết, rất lợi ích cho mầm non Việt Nam, cho tương lai thế hệ trẻ như vậy, mà sao cho anh em truyền thông hay biết chậm quá vậy" Cô Diệu Quyên và người bạn từ tốn trả lời. Vì Đại Hội Toàn Quân là một sư kiện lịch sử đã chiếm nhiều thì giờ và sự chú ý của đồng bào, đồng hương. Nên hôm nay - chỉ còn 8 ngày nữa _ mới dám nhờ truyền thông giúp đỡ làm gạch nối với đồng bào khán thính giả. Về Đại Nhạc Hội kỳ 3 lấy chủ đề - Tiếng Việt Mến Yêu,Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn,Tất Cả vì Tương Lai Giới Trẻ- tổ chức tại Hí viện Miranda, 14900 La Miranda Bld, vào Chủ Nhựt ngày 12 tháng 10, năm 2003. Nội dung chương trình có ca vọng cổ, có hát bằng tiếng Mỹ, Mễ, Pháp, Hoa và Việt để so sánh ý nghĩa và âm thanh tiếng Việt đủ sức chuyên chở tâm tư con người, không thua những ngôn ngữ lớn nào trên thế giới. Tài tử, ca, nhạc, vũ, đại đa số là trẻ.
Việc làm của một số người trẻ cố gắng làm sống và vinh danh tiếng Việt tại đất Mỹ, nơi lấy tiếng Anh làm phương tiện chánh, làm chuyển ngữ để đồng hoá, gợi lại một câu chuyện xưa. Khi Giáo sư danh tiếng quốc tế về Nhạc Đông Phương, là Oâng Trần văn Khê bây giờ, chọn môn học hậu đại học. Người thầy đỡ đầu nói với Oâng. Nếu Em chọn học vĩ cầm, giỏi lắm em chỉ trở thành một tay vĩ cầm đứng hàng thú 6 hay 7 trên thế giới. Nhưng nếu em chọn môn Cổ nhạc Đông Phương, trong đó có cổ nhạc VN, em có thể là người đứng hàng đầu trong giới âm nhạc hoàn vũ. Lời khuyên đầy kinh nghiệm vàng ngọc đó đã giúp cho Giáo sư Trần văn Khê trở thành người uyên bác, nổi danh thế giới về Cỗ nhạc Đông Phương, và VN tại Liên hiệp Quốc và thế giới như bây giờ. Tương tự, một người trí thức Mỹ gốc Việt còn rất lâu hay không bao giờ lên nổi tổng thống Mỹ. Dân biểu, nghị sĩ, bộ trưởng hoạ may vài chục năm nữa, thường là thế hệ thứ 3, thứ 4 mới leo lên đến đó nổi. Nhưng leo lên đó thường thường và chánh yếu do cái vốn gốc Việt của mình, cộng đồng người Mỹ gốc Việt ủng hộ hay không; tài ba cá nhân chỉ đóng vai trò không lớn lắùm khi ứng cử và khi được chọn đề cử. Chánh trị Mỹ dựa vào thế lực quân chúng và lá phiếu mà.
Ngôn ngữ là thành tố trọng yếu nhứt của bất cứ nền văn hoá nào. Có lẽ vì vậy nên nhiều học giả uyên thâm, túi khôn bình dân mớùi kết tinh thành nhữõng lời vàng ngọc, như "Quế hương bất viễn, thư hương viễn; Thế vị vô như đạo vị trường (tạm dich, hương quế không lâu bằng huơng văn; mùi đời không bằng mùi đạo), "Tiếng Việt còn người Việt còn". Thực vậy, 1000 năm bị người Tàu đô hộ, nước VN còn, phần lớn là nhờ tiền nhân không để cho tiếng Việt biến thành tiếng Tàu. Người Việt viết chữ giống tiếng Tàu mà đọc khác, gọi là Hán văn. Chưa đủ, Hàn Thuyên còn nôm hoá, tức thay đổi chữ Tàu, thêm dấu đọc thẳng ra thành tiếng Việt, gọi là chữ Nôm. Nhờ vậy mới ghi ra thành sách, truyện với lời hoàn toàn Việt, như cuốn Kiều bất hủ, "Trăm năm trong cõi người ta", chớ không đọc bách niên….chữ Hán người bình dân khó hiểu. 100 năm người Pháp đô hộ, bắt buộc học và dùng Pháp văn làm chuyển ngữ trong trường học, công sở. VN có người giỏi văn phạm Pháp hơn Pháp, được mời dạy Grammaire cho đại học Pháp ở Paris, như Ô. Phạm duy Khiêm. Nhưng Pháp văn không làm chết tiếng Việt được trong văn hóa và văn học Việt. Tư lực Văn đoàn, phong trào thơ mới VN, là tiếng trả lời không lớn nhứt. Quả thực tiếng Việt còn là người Việt còn, nước Việt còn.

Nhưng trong cơn lửa đỏ CS, gần 3 triệu người Việt tung ra tỵ nạn CS trong lòng văn minh Tây Phương, một thử thách lớn đang xảy ra đối với tiếng Việt, nhứt là ở Mỹ. Nhiều người tỵ nạn CS, nhiều nhà văn, nhà báo thuộc thế hệ thư nhứt đang lo, tiếng Việt sẽ tan biến dần trong Anh văn đối với thế hệ hậu duệ. Những người đến Mỹ vào tuổi học trò, hay sanh tại Mỹ, ăn học tại Mỹ, cuộc sống hoà nhập sâu vào văn hoá Mỹ mà Anh văn là yếu tố đồng hoá chánh, tiếng Việt dần dần không được dùng, tan biến dần thành tử ngữ. Không trách số người trẻ này được. Ngôn ngữ nào thường dùng, chữ sẽ đến trước vì suy nghĩ bằng ngôn ngữ ấy. Trái lại tiếng nào ít dùng sẽ đến sau, phải dịch lại ý tưởng, phát âm không quen thành ngọng nghịu, cách dùng không hợp cấu trúc câu và ngữ cảnh, và sau cùng sẽ biến thành tử ngữ hay ít nhứt thành ngôn ngữ ngủ say trong tiềm thức. Đó là qui luật chung của sư sống, mà ngôn ngữ cũng là một thực thể sống, như ý nghĩa của chữ "sinh ngữ"õ (langue vivante). Nên chi không ít những người trẻ tại Mỹ nói tiếng Việt tả pín lù với tiếng Anh, phát âm ngọng nghịu, dù đó là những người trẻ học giỏi, tài cao. Tệ hơn, có nhiều sinh viên xuất sắc ở đại học Mỹ, nói tiếng Anh, viết tiếng Anh như rồng bay phụng múa, nhưng mù chữ Việt. Chỉ nói một ít tiếng Việt, một vài câu nhát gừng bằêng tiếng Việt được, mà không ráp vần, không đọc được một chữ VN vì tiếng Mỹ chữ Vietnam viết dính liền, không dấu, chữ n không hoa. Phân tích như vậy, mới thấy thách thức các Trung Tâm Việt ngữ đang đối phó là một thắch thức lớn lắm, gay go lắm, không thua vì cuộc đấu tranh đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho nước nhà, 28 năm này liên tục làm mà chưa đến đích.
Từ đó mới thấy đi xem Đại Nhạc hội Tiếng Việt Mến Yêu- trước mua vui sau làm nghĩa - giúp cho các Trung Tâm Việt Ngữ là một công đức lớn trong việc bão tồn tiếng Việt ở Mỹ. Theo sơ khảo, toàn quốc Mỹ có khoảng 200 trung tâm, Nam Cali có 78, rất nghèo có nơi, cólúc phải đặt tại chùa, nhà thờ, tư gia. Các trung tâm thiện nguyện, các giáo viện tình nguyện, và các học sinh VN học miển phí ấy đang thiếu một bộ sách giáo khoa. Sách đã soạn rồi mà không đủ tiền để in, bán giá vốân hay phát không cho học sinh nghèo. Sách có nhiều bài tập đọc, tập viết, có phiên âm đối chiếu với Anh văn, có những đặc điểm căn bản về lịch sử, điạ lý, nếp sống VN của cá nhân, gia đình, và xã hội Việt. Có sách mà thiếu người dạy giỏi, kết quả dạy tiếng Việt cũng chưa khả quan. Muốn dạy giỏi nhữõng người giáo viên tình nguyện không ăn lương này phải được huấn luyên, tu nghiệp, hội thảo sư phạm trong dịp hè.
Làm những điều lợïi về văn hoá cho lớp thiếu nhi, thiếu niên VN tại Mỹ, các Trung Tâm Việt ngữ cần phài có phương tiện. Phương tiện đó đã do các nghệ sĩ tạo ra cơ hội để người yêu tiếng Việt, nước Việt giúp vào, trước mua vui sau làm nghĩa, trong Đại Nhạc Hội Tiếng Việt Mến Yêu.

Ý kiến bạn đọc
19/03/201100:44:33
Khách
sao ở đây tôi viểt chử bỏ dấu được, còn nơi khác thì bỏ dấu không được?xin chỉ giúp, cám ơn

=====================

Ở đây bỏ đấu được vì web site đã được gắn bộ gõ dấu tiếng Việt, nơi khác khi bỏ dấu không được thì trên máy cần có bộ gõ chữ tiếng Việt.

Bộ gõ chữ tiếng Việt đơn giản và gọn nhẹ nhất có lẻ là bộ gõ Unikey của anh Pham Kim Long thể lấy về FREE tại địa chỉ http://www.unikey.org/

VB Admin
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.