Hôm nay,  

Phỏng Vấn Đặc Biệt Ông Đoàn Việt Trung Chủ Tịch Cđnvtd Liên Bang Úc Châu Về Cuộc Thảo Luận Nhân Quyền Giữa Úc Đại Lợi Và Csvn

27/06/200200:00:00(Xem: 5853)
Lời Giới Thiệu - VNN: Ngày 27.5 vừa qua, một Phái đoàn của Chính phủ Úc đã gặp gỡ và thảo luận với CSVN để bắt đầu một tiến trình đối thoại về Nhân quyền. Thực chất vấn đề nầy như thế nào và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu đã thẩm định vấn đề nầy ra sao" Thông tấn VNN đã hân hạnh được Ông Chủ Tịch Đoàn Việt Trung dành cho một cuộc Phỏng vấn đặc biệt dưới đây do phái viên Võ Triều Sơn thực hiện. Xin kính mời Quý vị theo dõi.
Võ Triều Sơn: Kính chào Ông Chủ Tịch, trước hết, Xin Ông cho biết tổng quát về cuộc thảo luận vừa qua giữa Úc Đại Lợi và CSVN.
Ông Đoàn Việt Trung: Đó là cuộc thảo luận đầu tiên trong một tiến trình sẽ tiếp diễn giữa 2 nước, tương tự như giữa Úc với Trung Quốc đã có mấy năm nay. Tiến trình thảo luận này, ngoài chủ đề nhân quyền, hiện nay còn bao gồm các vấn đề khác như chống khủng bố, buôn lậu người, và cải tổ Liên Hiệp Quốc. Mỗi năm sẽ có vài cuộc gặp gỡ giữa viên chức đôi bên, khi thì ở Việt Nam, khi thì ở Úc.
Trong mấy năm qua, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu (CĐNVTDUC) đã thúc giục chính quyền Úc đòi Hà Nội phải tham gia vào một tiến trình thảo luận về nhân quyền như vậy.
Võ Triều Sơn: Như vậy, phải chăng CĐNVTDUC là một trong những động lực chính để có tiến trình này"
Ông Đoàn Việt Trung: Điều đó thì chỉ Bộ Ngoại Giao Úc mới biết chắc. Tuy nhiên, qua các cuộc tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Úc, chúng tôi được biết là chính Canberra đã thúc đẩy để có tiến trình này, chứ không phải Hà Nội.Và CĐNVTDUC có lẽ là tổ chức duy nhất ngoài chính quyền đã vận động để Canberra thực hiện việc này.Việc làm của CĐNVTDUC ăn khớp với việc làm của các tổ chức ngoài chính quyền khác, thí dụ như Hội Ân Xá Quốc Tế, lâu nay vẫn thúc dục phải hủy bỏ án tử hình ở Việt Nam.
Võ Triều Sơn: Kính thưa Ông Chủ Tịch, trong Phái đoàn của Úc vừa rồi, gồm những ai, và có người Úc gốc Việt nào không"
Ông Đoàn Việt Trung: Phái đoàn được dẫn đầu bởi Tiến Sĩ Geoff Raby, là người điều hành cơ sở Tổ Chức Quốc Tế và Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao. Cùng đi với ông là một số viên chức của một số Bộ, Sở khác. Ngoài ra, còn có Bà Alice Tay, là Chủ Tịch của Ủy Hội Nhân Quyền và Bình Đẳng Cơ Hội, đây là một cơ quan độc lập do chính quyền Liên Bang thành lập.
Trong Phái đoàn không có người nào đại diện cho Cộng Đồng Việt Nam. Xưa nay, khi tiếp xúc với Quốc Hội và chính phủ Úc, CĐNVTDUC không nhắm vào việc thúc đẩy để có người đại diện của mình, mà chỉ vận động sao cho có tiến trình thảo luận giữa hai nước, và đưa ra những đề nghị nhằm làm sao cho tiến trình đó có được cơ cấu đứng đắn.
Võ Triều Sơn: Xin Ông Chủ Tịch cho biết tại sao CĐNVTDUC không thúc đẩy cho có người Việt trong những cuộc thảo luận như thế, và những đề nghị vừa kể của CĐNVTDUC là gì"
Ông Đoàn Việt Trung: Trước hết và quan trọng nhất, là phải có tiến trình thảo luận đã. Từ đó mới đặt vấn đề cơ cấu và nhân sự. Tầm ảnh hưởng của Cộng Đồng Úc gốc Việt đối với chính quyền Úc không lớn đến mức có thể đòi phải có người đại diện cho CĐNVTDUC trong Phái đoàn Úc. Ngoài ra, trong chính quyền Úc có nhiều viên chức có khả năng rất cao. Vì vậy, chúng tôi chú trọng về cơ cấu hơn.
Những đề nghị chính của CĐNVTDUC liên quan đến cơ cấu là, thứ nhất, tiến trình thảo luận này phải được Quốc Hội giám sát, nghĩa là Quốc Hội sẽ đề nghị các tiêu đề thảo luận và Bộ Ngoại Giao sẽ phải báo cáo kết quả cho Quốc Hội. Thứ nhì, tiến trình này nên nhắm đạt đến các mục đích quan trọng, thí dụ như trả tự do cho tù nhân chính trị và Tôn giáo, thay vì chỉ là những mục đích nhỏ như tổ chức khoá học về Luật Nhân quyền mà Úc đã làm với Miến Điện, hay cung cấp sách vở về Luật Nhân quyền, mà Úc đã tặng CSVN trong chương trình viện trợ năm ngoái. Thứ ba, tiến trình này phải công khai và minh bạch, nghĩa là cho quần chúng và các tổ chức ngoài chính quyền được tham gia, chẳng hạn như CĐNVTDUC được làm quan sát viên, hay được nghe báo cáo kết quả.
Võ Triều Sơn: Như vậy, Ông Chủ Tịch nhận định ra sao về cuộc thảo luận vừa qua"
Ông Đoàn Việt Trung: Riêng về cuộc thảo luận ngày 27/5, thì chúng tôi chưa thể có ý kiến vì còn đang chờ Bộ Ngoại Giao chính thức thông báo kết quả.

Về tiến trình thảo luận nói chung, thì CĐNVTDUC có một số điểm hài lòng và một số điểm chưa hài lòng. Nói về hài lòng, thì chúng tôi ghi nhận nỗ lực của Bộ Ngoại Giao Úc đã đưa đến bước đầu trong tiến trình này. Đây là một nỗ lực không nhỏ, vì chắc chắn là CSVN không mấy gì thích đối thoại về vấn đề này lắm. Nông Đức Mạnh chỉ đành phải nói chuyện "Nhân quyền" khi tình thế bắt buộc mà thôi.
Một điều hài lòng khác là, trong cuộc thảo luận, Úc đã thúc đẩy một số trong những đề tài mà Cộng Đồng Việt Nam quan tâm rất nhiều, thí dụ như tình trạng các tù nhân lương tâm, và vụ đàn áp đồng bào người Thượng.
Võ Triều Sơn: Còn những điểm không hài lòng thì sao, thưa Ông Chủ Tịch"
Ông Đoàn Việt Trung: Hiện nay, chủ đề của tiến trình này không phải chỉ có Nhân quyền mà còn có các đề tài khác, như hồi nãy chúng tôi đề cập đến. Vì vậy, chủ đề Nhân quyền có thể bị làm cho loãng đi, hoặc có thể bị Cộng sản Hà Nội chuyển hướng nếu Canberra không cương quyết. Tuy nhiên, theo chúng tôi biết thì trong Bộ Ngoại Giao Úc có một vài viên chức thực sự quan tâm đến Nhân quyền ở Việt Nam.
Một điều khác là Quốc Hội đã không được góp phần trong việc định hướng và giám sát tiến trình đối thoại này. Như quý vị biết, nói chung thì hành pháp Úc lúc nào cũng muốn giữ quyền của mình, ít khi nào họ tự đặt mình vào thế bị lập pháp giám sát. Các tiến trình thảo luận với Trung Hoa và Miến Điện đều không được Quốc Hội giám sát.
Chúng tôi đã trình bày với Bộ Ngoại Giao Úc và với một tờ nhật báo Úc, về các nhận định vừa kể của CĐNVTDUC. Đối với chúng tôi, thì tiến trình này mới chỉ là bước đầu, và nên được cải tiến trong tương lai.
Võ Triều Sơn: Kính thưa Ông Chủ Tịch, cách đây mấy năm có một Phái đoàn Quốc Hội Úc đến Việt Nam để tìm hiểu về Nhân quyền. Phái đoàn 27/5 vừa qua có gì khác không so với Phái đoàn Quốc Hội nầy"
Ông Đoàn Việt Trung: Các Phái đoàn trong tiến trình thảo luận này sẽ không do lập pháp mà do hành pháp tổ chức. Chúng tôi nghĩ rằng như thế thì dễ có hiệu quả hơn, vì Phái đoàn của Quốc Hội thì may ra nhiều năm mới có một lần, còn Phái đoàn hành pháp thì một năm có đến mấy lần.
Nếu nhiều người trong Cộng Đồng Việt Nam vận động đúng mức với các vị dân cử ở điạ phương của mình, thì các vị đó có thể làm áp lực để ảnh hưởng được đến chiều hướng của tiến trình này.
Võ Triều Sơn: Ông Chủ Tịch có nghĩ là tiến trình thảo luận này có thể đưa đến kết quả quan trọng nào không trong tương lai"
Ông Đoàn Việt Trung: Việc dựa vào sức mạnh của chính quyền Úc để làm áp lực ngoại giao chỉ là một phần phụ trong việc đấu tranh để có lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Phần chính vẫn là dùng lực của chính mình. Nếu chúng ta khoanh tay chờ người ngoài làm dùm mình, thì biết bao giờ mới có nền dân chủ ở Việt Nam. Vì thế, CĐNVTDUC có Chiến dịch "Mỗi Người Là Một Nhà Truyền Thông", là một phần trong sách lược lâu dài nhằm vận dụng sức mạnh của Cộng Đồng vào công cuộc đấu tranh cho dân tộc. Trong sách lược này thì Cộng Đồng người Việt chúng ta có thể dùng các cơ hội tiếp xúc với người quen hoặc người chưa quen trong nước, để phổ biến những tin tức bị bưng bít, và quan trọng hơn cả việc phổ biến tin tức nữa, là mang quan điểm và khát vọng dân chủ vào với người dân trong nước.
Võ Triều Sơn: Ông Chủ Tịch còn điều gì khác muốn nói nữa không"
Ông Đoàn Việt Trung:
Một điều khác cũng liên quan đến Bộ Ngoại Giao Úc, là theo lời yêu cầu của CĐNVTDUC, Bộ Ngoại Giao Úc đang thương lượng với CSVN để có một Thoả Ước song phương nhằm bảo vệ sự an toàn của người Úc gốc Việt khi về Việt Nam. Khi có thêm chi tiết, chúng tôi sẽ thông báo đến Quý vị sau.
Cách đây vài ngày, một người Úc gốc Việt cho chúng tôi hay là đã bị công an làm khó dễ khi qua Việt Nam để dự tang lễ của thân phụ. Chúng tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ sẽ lên tiếng với CSVN. Chúng tôi cũng đang tiếp xúc vận động với báo chí Úc, cả trang tin tức lẫn trang nhắm vào khách du lịch người Úc, để họ loan tải và lên tiếng, hầu tạo áp lực công luận khiến Hà Nội không thể ngang nhiên hà hiếp người Việt từ hải ngoại về Việt Nam.
Võ Triều Sơn: Đại diện cho độc giả VNN và Thông tấn VNN, tôi xin chân thành cảm tạ Ông Chủ Tịch CĐNVTDUC Đoàn Việt Trung đã dành thì giờ quý báu cho VNN thực hiện cuộc Phỏng vấn rất bổ ích nầy. Xin kính chúc Ông dồi dào sức khoẻ và thành công như ước nguyện.
Ông Đoàn Việt Trung: Dạ, chúng tôi cũng xin cám ơn VNN và ông Võ Triều Sơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.