Hôm nay,  

Đèn Sân Khấu

27/11/200600:00:00(Xem: 4442)

Đèn Sân Khấu
Trương Ngọc Bảo Xuân

Năm Đệ Ngũ.
Mấy năm Trung Học mình đổi trường hoài cho nên học hành dở ẹt hà.
Đã vậy, năm lên Đệ Ngũ, nghe bạn bè nói đệ ngũ cũng như đệ tam. Học kỷ năm nay thì đệ Tam ngồi chơi, còn năm nay ngồi chơi thì đệ Tam phải ráng… Tui nghĩ bụng có món gì ngon thì nên xực trước đừng giống như con nhỏ em tui, nhỏ Kim Loan, hồi nhà còn ở trên đường Nguyễn Trung Trực tối tối ba hay dẩn mấy chị em thả bộ tới khu rạp Long Phụng (rạp nầy chuyên môn chiếu phim tình cảm xã hội hay phim Thần Thoại Ấn Độ mà bà dì Bảy của tui mê lắm hồi tui còn 7, 8 tuổi hay được đi theo coi. Tui mê cô đào Savitri hay đóng vai thảm não, mình gọi là đào thương đó, cô AngeliDevi ca vũ số dách, anh kép Ganesan có hàm râu mép đẹp trai lắm và anh kép Ramarao cũng đẹp, cười hàm răng trắng bóng mướt rượt tuy rằng hơi ù !!! sao đào kép Ấn Độ “chòn do” hà" )
Khu bán đồ ngọt, mỗi đứa một ly sâm bổ lượng. Trong ly có hột sen nhãn nhục bo bo rau câu phổ tai nước đá bào nhuyễn độn vô rồi trên cùng chỉ có một trái táo tàu để chưng trên mặt hà, nhỏ Kim Loan thường để dành trái táo đặng ăn sau cùng mà lần nào cũng vậy thế nào lúc múc trái táo lên đưa gần tới miệng là trái táo rớt xuống đất.
Con nhỏ tiếc trái táo lần nào cũng khóc mà thói quen cứ để dành!
Ba tui lúc nào cũng nhường trái táo trong ly của Ba, sớt qua cho nó.
Tui rút kinh nghiệm trước mắt.
Cái gì ngon xực trước. Chuyện gì thích làm trước.
"Chiện" học cũng như chiện ăn. Bởi mới nói ăn học đi đôi.
Vì vậy, năm Đệ Ngũ tui thường ngồi chơi!
Cũng giống như chuyện làm thơ hông được thì chép thơ của người ta làm sẵn cũng đầy một tập bằng giấy "pu lơ" mỏng dánh.
Chép nhạc để đem vô lớp ca chơi với mấy nhỏ bạn. Cùng với ba nhỏ bạn cúp cua đạp xe đạp đi lên Sở Thú chơi là thường. Còn dám chụp hình để lại tang chứng nữa chớ ...

Một hôm có người bạn đồng nghiệp của ba tui là thầy T. An tới nhà chơi.
Thầy xách theo cây đàn ghi ta với xấp bản nhạc.
Trời. Trúng tủ thợ mộc!
Ba tui nói thầy nghe con theo ban văn nghệ trong trường, thầy tới đờn cho con ca thử bản nhạc thầy mới viết. Hể ca được thì thầy giới thiệu đi ca phòng trà.
Chaaaa.
Ca phòng tràaaà.
Làm ca sĩiiiĩ.
Khỏi phải đi học.
Sướng quá ta.
Nghĩ trong bụng vậy khoái quá trời.

Thầy An vừa nắn nót lên dây La La La vừa biểu tui đọc nốt lên coi, biết đọc nốt nhạc hông" Tui nói dạ con ca theo đài radio con hổng biết đọc nốt nhạc.
Thầy An ngạc nhiên nói "Ủa vậy trong trường không có dạy giờ nhạc sao"" Tui nói "dạ hồi học bên trường Văn Hiến có lớp nhạc lý, chuyển qua trường nầy hông có dạy nhạc thành ra học bao nhiêu con quên hết rồi nhưng mà điều hể thầy đờn vài lần con nghe là con thuộc giọng hà."
- Con chỉ biết ca thôi
Thầy nói thôi được rồi thử giọng coi coi từ trầm tới cao rồi ngược lại từ cao lên trầm,
Đồ rê mi fa sol la sí đố rế mí ...
mí mí mí mí .....
mí rê đồ sì là sòl fà mì rề đồồồ .... lớn lên lớn lên
Tập ngân dài run run cần cổ coi…
Tui hú tui ngân giọng "đổ hột" gì cũng được hết.
Vừa thử giọng thầy vừa hỏi "ủa sao cháu hổng để tóc dài" Mái tóc thề sao cắt uổng quá vậy" chú nhớ dài nửa lưng mà."
Hổng lẻ tui khai thiệt tui cắt tóc thề,tui thề …bỏ quính lộn. Thì cũng là thề!
Tui đành phải nói là "tại vì năm ngoái con đi học hay đánh lộn cuối năm trước con học bên Văn Hiến để tóc dài được bây giờ trở qua trường nầy… má con sợ... thành ra má con bắt con phải hớt tóc ngắn hông thôi bị người ta chụp chùm tóc mất công""""
Thầy nghe nói xong thầy cười ngất. Cười rồi thầy nói “Chú tính dợt cho con đặng lăng xê con lên làm ca sĩ nè. Ca sĩ tóc dài như cô Thanh Thuý trông đẹp nhu mì và dễ thương. Ối hổng sao. Bây giờ ráng để tóc cho dài nha con. Mấy hồi."
Thầy An đâu có biết mình với mấy nhỏ bạn thường hay ca bài:
Thanh Thuý đi lấy chồng
Thanh Thúy đang có con
Thanh Thúy đang hết tiền
Thanh Thúy đang chổng … (thôi hổng dám lập lại chữ cuối)
Cô Thanh Thúy lúc đó nổi tiếng lắm, nổi tới độ từ đứa con nít cũng biết tên mới đặt bài ca chọc cô vậy đó.
- Dạ Dạ. Dạ. Dạ.
Tui cứ đứng đó dạ nhịp.
(đã nói là từ sau khi bị anh Th. hun cho mấy cái tui đổi lốt từ con quỉ Tấm dữ như bà "chằn nước" trở thành con Cám hiền như cục bột mờ)
***
Khoái chí tử. Mộng làm ca sĩ sắp thành.
Thầy An dạo nguyên bản nhạc qua một bận là tui đã nắm được sơ sơ đại ý lời và giọng điệu bổng trầm rồi.
Lời là lời nói về thân phận một cô ca sĩ đi hát đêm từ phòng trà trở về ngỏ vắng tối thui không đèn... rồi còn đi tuốt luốt vô ngỏ hẹp nữa. Hình như là:
“ mưa đêm vẫn rơi mãi không ngừng""" có người ca sỹ khóc đời quạnh hiu """......” hổng biết phải vậy hông nữa, ôi quên mất tiêu rồi!
Tui còn nhớ lời ca vừa buồn vừa nghèo thấy bà.
Ca sĩ người ta chạy phòng trà bằng xe xích lô đạp vừa "phẻ" vừa mát mẻ vừa sang trọng, cô nầy hát xong đi bộ dìa nhà rồi còn để cho ngừời ta thấy người ta viết thành bài hát kể lể... hổng biết tui có diễn tả nổi tâm trạng nầy không nữa à.
Tại vì, bản rên rĩ thở than thương thân phận cần có hơi dài, hơi của tui thì đứt từ khúc từ khúc, chỉ quen với những bản nhịp đều đều dễ dễ khỏi cần "phăng ta zi" gì ráo là điệu Slow Rock, Ti Tí Ti Tí Tì và điệu Bolero, như bản Mười Năm Chuyện Cũ:
“ Thửa ấy tóc nàng chưa chấm ngang vai mắt em chưa vương lệ sầu
Tuổi thơ nhìn đời như giấc mơ hoa
Mối tình đẹp như câu ca
Còn nhớ nhớ mãi hoa tươi màu...
Hay bản:
“ Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn
Cầm chắc đôi tay tôi hỏi lòng đêm nay buồn không
Chuyến xe đêm lạnh không...”
Còn bản nhạc của thầy An về cô ca sĩ nầy là để người lớn ca.
Nhạc thì có lẽ thích hợp với người có giọng cao. Tui thuộc giọng ca “tông” thấp chủng hà, giỏi lắm là lên tới tông “sol mi nưa” làm sao ca bản nầy nổi.
Thầy An biểu tui cất giọng lên cao nhứt cho ổng nghe thử coi.
Y lời, tui rống cao gần đứt dây thiều.
Nghe xong thầy nói hổng sao đâu để chú hạ xuống hai “tông”
Ổng vừa hạ dây đờn khè khè xuống, dạo sơ qua là tui bắt vô ca được liền. Được có nghỉa là hổng trật nhịp chớ chưa đâu là đâu gì hết á.
Ông thầy khó động trời. Nội có một chữ "Bước" ổng bắt tui phát âm đi phát âm lại cả chục lần. Mình người Nam ca tân nhạc ca giọng Bắc có phải dễ đâu.
Ổng chê tui ngọng qúa. Ổng nói cách phát âm chữ bước, chữ C cuối chớ hổng phải chữ T. Rồi ổng bắt tui nói thước thước thước thước.... bước, bước, bước…
Haaaaa...... Đâu phải dễ ăn ta.
Vô mấy trại lính ca xong ai cũng vỗ tay, tui tưởng mình hay số ... hai hay ba, (tại vì có hai nhỏ kia ca hay số một hay số hai, ai cũng thấy vậy)
Nhớ hồi năm ngoái ghi danh vô thi Tuyển Lựa Ca Sĩ của đài phát thanh quân đội do nhạc sĩ Nguyễn Hiền phụ trách, ca bản Mùa Hợp Tấu:
“ Bạn đường ơi nắng lên rồi gieo sáng ngời
Nào cùng nhau ta lên đường mùa hợp tấu...
Được đậu Sơ khảo để vô bán kết. Làm le, tui chuyển qua thi ở rạp Nguyễn Văn Hảo trên đường Trần Hưng Đạo, là rạp mỗi cuối tuần có chương trình Đại Nhạc Hội tuyển lựa ca sĩ trực tiếp truyền thanh đó. Kỳ nầy đậu ... an ủi !!!
Bữa nay thầy An chê tui. Và bây giờ tui mới rõ, ca trong trường có ai bắt bẻ gì đâu. Chẵng hạn như tại sao tui được làm đào chánh đóng cặp với trưởng ban Th. trong vở kịch Lịnh Thầy.
Sau nầy mới biết, tại tất cả mấy chị lớp đệ nhị đệ nhứt ai cũng nói phải học thi Tú Tài một Tú Tài hai hổng có hưởn, hết thẩy mấy chị lớp Đệ Tứ cũng nói phải học thi lấy bằng Trung Học hông có rảnh, lớp đệ Ngũ chỉ biết … múa, múa nón múa dù, bản
“Đi đâu cũng nhớ mang theo dù
dầu cho mưa nắng cũng mang theo cây dù…”
kiếm hổng ra một chị nào chịu lên sân khấu nên kẹt lắm, bổng dưng hên quá xá là hên, có con nhỏ nầy từ đâu đổi trường tới thấy cũng dạn sân khấu nên anh trưỡng ban Th. mới dớt đại tui đó chớ nào có hay ho gì đâu !!!
Nhắc tới vụ ban vũ công, tui nhớ tới chiện đụng độ con nhỏ Ngọc Lan.
Nhỏ nầy vừa đẹp vừa điệu.
Đâu có sao. Đẹp thì phải điệu là lẻ dĩ nhiên, nếu xấu mà cũng bày đặt điệu thì thế nào cũng bị đám con trai đặt tên là Chung Vô Lu, cháu gái Chung Vô Diệm lắm à. Tui sợ mấy ông nội đó lắm. Mấy ổng đã đặt ban vũ công là... (nói lái)
Bữa đó ngồi coi múa nón. Xong múa nón tới múa dù. Ngồi nhịp chân không thấy buồn buồn tui xin tụi nó cho tui vô ban vũ luôn, nhỏ Lan (nữ vũ công chánh) trề môi mộng ra nói chữ VŨ cho một hơi:
- VŨ khó lắm à. Nhất là VŨ cây dù. Bà đi đứng cứng ngắt, chẵng VŨ cây dù được đâu, mà cây dù không VŨ được thì chả VŨ được bản nào hết đấy.
Nghe ghét chưa" Thấy tui vũ hồi nào mà biết tui cứng ngắt" Sùng quá tui trả lời liền:
- Xí. Gì là khó" Dù cũng như nón. Chỗ nào thay vì đưa cái nón ra thì xè cây dù chống lên chớ có gì khó. Xí. Cà chớn. Ai thèm ! Cây dù ...
.......
Bây giờ thầy An nói mình đi hát phòng trà có lãnh “cát sê” (lãnh lương đó bạn) thì phải ca cho nhà nghề. Ừa. Để chừng nào tui trở thành ca sĩ nổi tiếng tui sẽ... sẽ... sẽ mời con nhỏ Ngọc Lan đi coi cho nó lé con mắt chơi...
Vừa suy nghĩ vụ trả thù vừa loáng thoáng nghe thầy An nói tiếp:
“ Chỗ nầy ca cho người ta nhảy thành ra khách cũng không khó lắm. Tập lại.
Tập lại.
Thì tui tập.
Dợt lại.
Thì tui dợt.
Mỗi buổi chiều đi học về thầy An xách cây đờn qua tập dợt tập dợt cho tới tối.
Dợt hoài sau cùng thầy nói tui ca bản nhạc của thầy hổng nổi đâu. Giọng còn thấp è è đâu có được. Có lẽ thấy nếu để tui ca lăng xê bản nhạc của ổng mấy chỗ lên cao lên hổng nổi hoặc có khi đang lên cao nữa chừng đứt bóng bất tử thì tiêu tên tuổi ổng luôn nên đành phải dợt cho tui ca vài bản khác.

Viết tới đây làm tui nhớ tới mấy cái tên, những cái tên mà vào thời đó tui thấy họ vừa đẹp vừa có tài vừa có thời.
Đó là các cô ca sĩ học trò cùng một lò đào taọ ca sĩ của các nhạc sĩ Nguyễn Đức, Tùng Giang, Tùng lâm… các cô họ Phương, họ Trang, họ Bạch. Bạch Đan Thanh, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Quế. …
Bởi vì không phải biết hát, mê hát, được người dẫn dắt, mà thành công đâu.
Còn cái số nữa.

Bữa đó thầy An dẫn tui với ba tui đi gặp ông chủ phòng trà Hòa Bình.
Các bạn còn nhớ phòng trà nầy hôn" Hồi xưa, nó nằm ngang Bùng Binh Sài Gòn, xéo xéo chợ Bến Thành, xéo xéo ga xe lửa.
Nói tới tiếng gọi Ông Chủ nghe tưởng già lắm. Hổng phải đâu. Ông chủ chưa băm vằm ai hết. Ổng mới hăm he thôi. Mới hăm mấy tuổi hà.
Ông rất trẻ trung, thời trang như … Pháp (dân Pháp mờ, có lẽ cũng giống như thời bây giờ, Việt Kiều ấy mà) cặp trên tay là một người đẹp mềm èo như “con mèo ngái ngủ” trong thơ Nguyên Sa…
Chỉ dòm sơ qua tui một cái thôi, ổng xây qua nói chuyện với thầy An và ba tui. Có lẽ thấy tui con nít trân, cần gì để ý mặc dầu bữa đó tui là nhân vật chánh!. Là ngày “phỏng vấn” nhận tui vô ca trong phòng trà của ổng mờ.
Buồn tình tui ngó xung quanh.

Phòng trà có chiều dài. Dài thòong như hình chử nhựt dài. Đặt bàn đầy hết. Ghế sắp ngược lên bàn. Chắc là để cho dể lau nhà.
Sàn lót bằng ván láng bóng. Ạ, sàn để cho người ta nhảy
Sàn nầy nhảy Twist, “te” là đã lắm ha.
Trên bục cao là cái sân khấu nhỏ. Phía trên de ra cái mái hiên giả. Một dàn trống, đờn điện, một cái bục để tập nhạc, và cái micro. Thấy cái micro tui bước tới đứng ngay đó liền. Thử hỏi, có cô … ca sĩ nào mà không thích cái micro"
Ngón tay tui theo thói quen khỏ khỏ vô cái đầu micro. Ba tui la liền.
“ Con. Đừng có phá. Con nhỏ nầy đi tới đâu phá tới đó.”
Trời. Ba tui làm mất mặt bầu cua cá cọp hết trơn. Tui đang là ‘mầm non” ca sĩ, bữa nay là bữa mấy người lớn điều đình đặng “lăng xê” tui làm ca sĩ, mà ba tui nở nào rầy rà tui trước mặt mọi người làm tui quê một cục.
Thì ra mình tưởng mình lớn chớ đối với người lớn bao giờ mình cũng nhỏ hơn, ai muốn rầy hồi nào thì tự nhiên rầy.
Hưm. Tui có phá gì đâu" “Ca sĩ” thì phải thử micro chớ.

Thôi kệ. Để người lớn nói chuyện. Tui tưởng tượng khi đứng trước cái micro ca cho thiên hạ nhảy rồi sẽ nổi tiếng làm cho mấy con nhỏ bạn lé mắt nhứt là con nhỏ Ngọc Lan điệu….
Mơ màng mộng tưởng cho tới khi thầy An với ba nói chuyện xong xuôi kêu tui chào ông chủ đi về, tối thứ bảy tuần sau sẽ bắt đầu hát.
Chia tay với thầy An, ba nói để mai ba dẩn đi mua hàng may áo dài.

Tui không biết nhà tui nghèo. Nghèo lắm.
Ba làm cảnh sát con đông tiền luơng tháng nào hết tháng đó nhờ tài vén khéo nhịn đủ thứ của má tui.
Sau nầy mới biết. Cho con gái theo nghề “xướng ca vô loại” như thành kiến xưa cũ của xã hội ta thời đó là một chuyện đã làm ba má suy nghĩ bàn với nhau dữ lắm.
Tui nào có hay.
Chị lớn học Trưng Vuơng. Em kế học Gia Long. Tui ngu học trường tư. Học phí trường tư là một cái lỗ thũng không nhỏ cho ngân quỹ gia đình.
Tui nào có để ý.
Tui nào có lo học hành gì đâu"
Hồi nhỏ ham chơi. Lớn lớn một chút ham ca hát.
Thấy vô hy vọng về đường học vấn, cùng một lúc có lời đốc xúi của thầy An “nó có khiếu có triển vọng” ba nói với má “thấy nó ca cũng được” ba má bằng lòng cho đi ca.
Hy vọng, cũng có thể tui được nổi tiếng, có chút tài chánh giúp mấy đứa em nó ăn học thành tài…
Tui nào đâu có biết.
Để cho tui có cái áo dài đầu tiên đi hát, ba tui đã phải đi vay nợ!
Ba dẫn vô chợ Bến Thành Sài Gòn. Đi xuất mồ hôi hột mới lựa được xấp hàng, mỏng mỏng, có bông mai là loại bông tui thích từ nhỏ. Một cái một thôi. Quần thì bận cái quần trắng đi học được rồi. Có thể khi lãnh lương lần đầu, đủ thì trả nợ cái áo dài xong, còn thì mua thêm cái áo khác.

Đêm đầu tiên ba đưa đi, chở bằng xe Vespa.
Tới sớm để gặp “dàn đờn” là những người nhạc sĩ sẽ đờn cho ca sĩ ca.
Đở khổ cho tui, thầy An là một người khảy ghi ta trong nhóm ấy.
Rồi tui gặp hai cô ca sĩ thường trực của phòng trà đang nổi tiếng lúc đó là hai chị em cô Bích, Bích Ly và Bích Liên và anh ca sĩ hát nhạc ngoại quốc là anh Ph. Th. M.
Các cô đẹp quá đẹp. Đẹp từ mái tóc cách ăn mặc cho tới lời ăn tiếng nói cách cư xử với mọi người.
Họ không ở suốt buổi như tui. Họ tới, ca vài bản xong là đi.
Về sau tui mới hiểu, người ta là ca sĩ "chạy phòng trà" còn tui, là lính mới chỉ được lên ca trong những lúc không có… ca sĩ. Ca cho lấp khoảng trống. Nghĩa là, tui là “chầu rìa” đó bạn.
Được cái, tui có lương. Hình như một trăm đồng một đêm. Số tiền đó đối với tui lớn lắm. Mới mười lăm tuổi. Kiếm được bạc ngàn mỗi tháng. Nghe nói các cô ca sĩ nổi tiếng làm tháng hai ba chục ngàn. Nghĩ tới đó bắt ham! Nếu chừng nào có tiền nhiều tui đi đâu đó bằng Máy Bay, tui sẽ cho mấy đứa em theo cho nó biết…
Mà có tới đó được đâu"""
Đêm đầu tiên.
Tui diện cái áo dài vô thấy mình lớn lên tuy ngực còn xẹp lép, như “cô” chớ đâu còn là con nhỏ nữa.
Trang điểm đậm hơn những lần đi ca ở trại lính vì thầy An có dặn con phải trang điểm đậm hông thôi đèn màu nó át mất nét. Tô một lớp phấn ướt, má hồng, chì đen viền mắt đen thui, mode lúc đó là mode cặp mắt đen như những người nghệ sĩ chán đời thức đêm đôi mắt có quầng thâm!!! kiểu của nhà văn nữ người Pháp, Francoi Sagan đó bạn. Bả viết rất lãng mạng, có một chuyện về cô gái trẻ yêu nguời trung niên có gia đình, rất nổi tiếng thời đó.


Vẽ viền môi tô son hồng quét lớp bóng môi lên. Da thịt còn non dễ trang điểm lắm.
Mấy đứa em ngồi thò lỏ con mắt mà ngó, phục quá xá quà xa!
Tới phòng trà. Sớm trước giờ.
Các cô ca sĩ được một cái bàn bên hông sân khấu. Ai ca xong cũng được bưng tới ly nước chanh tươi uống đã lắm.
Đêm đầu tiên tui ca bản ruột, là bản Mười Năm Chuyện Cũ:

“Thuở ấy tóc nàng chưa chấm ngang vai, mắt em chưa vương lệ sầu
Tuổi thơ nhìn đời như giấc mơ hoa…mối tình đẹp như câu ca....”.
Được vỗ tay, được ai đó la Biss Biss… tui cúi đầu cám ơn và thì thào giọng hơi bắt chước các cô ca sĩ… “ Để tiếp nối chương trình em xin gởi đến quí vị bản …. Tiếng hát học trò.”
Hết bản đó tới giờ của cô ca sĩ Bích Ly lên ca. Tui được ngồi nghỉ và coi người ta hát.
Sau đó lúc giờ trống tui lên làm thêm bản:
“ Người về đâu hởi người về đâu
Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ
Nghe gió cuốn mưa rơi….”
Đang ca ngon lành bổng nghe văng vẳng tiếng ai nói, tui giựt mình nhìn xuống thì có một cặp đang nhảy nhích lần lần tới ngay trước sân khấu, lúc đó tui mới nghe họ la, mặt mày cau có: “ Chậm chậm chậm chậm…”
Ạ. Thì ra đang cao hứng tui ca càng lúc càng mau, mau hơn nhịp đờn, người ta nhảy quấn chân, người ta la. Hoảng hồn tui ca chậm lại.
Sợ thấy bà. Sợ người ta đuổi xuống.
Nói cho ngay, kể như đêm đầu tiên qua cầu khỉ mà hổng run chân lọt xuống nước ao hồ.
Khán giả ở đây đa số là trẻ trẻ đi có cặp, kêu nước uống để đó hể nhạc cất lên là họ ra nhảy liên tục.
Trí óc non cạn nhưng tui còn nhớ. Tui suy nghĩ, sao có người sung sướng quá há. Mình cần tiền mình đi ca giúp vui, người ta có tiền bỏ ra đi chơi. Mình đi làm người ta đi chơi.
Về tới nhà khuya lắm. Tội nghiệp ba. Ở đợi tới tàn rồi chở con về. Sáng phải thức sớm đi làm. Tui còn ngủ nướng tới trưa.

Hai hôm sau thầy An ghé nhà nói với ba tui là muốn được nổi tiếng và được mời qua phòng trà khác ca thêm thì phải theo thời, nên tập ca nhạc ngoại quốc. Nhạc tiếng Anh.
Trời. Trật rơ. Tui học chương trình Pháp Văn, tiếng Anh hổng biết một tiếng lấy gì ca" Thầy An nói hổng sao ca nhái theo băng. Để thầy đem tới cho mượn cái máy thu băng cho tui dợt.
Lúc đó ba tui đang học tiếng Anh ở Hội Việt Mỹ để sữa soạn đi tu nghiệp bên Mỹ. Thầy biểu ba dạy tui đọc vài lần là thuộc chớ gì.
Bản thầy An đưa là bản The Young One do ca sĩ Cliff Richard ca.
Nhịp điệu không khó, chỉ khó tiếng Anh lạ hoắc, phát âm vẹo mồm vẹo miệng nghe thấy cười quá. Cứ thè cái lưỡi ra để ngay trên hàm răng đặng tập nói chữ “The” khó muốn chết. Tui hẹn với thầy An để cho con quen quen đã.
Trong bụng hổng tính chuyện ca nhạc ngoại quốc đâu cha ơi.
Nội cái thấy anh Ph. Th. M. mỗi lần ca bản BiBop A LuLa (") ảnh rút cái micro ra cái rẹt, “te” sát xuống sàn sân khấu, mặt mày nhăn nhó khổ sở, thấy xấu quá, tui hổng ham. Ca nhạc Việt mình hiểu ý hiểu lời diễn tả được, có phải hay hơn không" Mà khỏi phải đổi dạng mặt mày như khỉ ăn chanh!
Ca ở Hòa Bình được một tuần gì đó.
Phải chi trên đời, đúng lúc mà mình gặp được những người tử tế thì hổng chừng cuộc đời đã rẽ qua ngả khác.
Phải chi cái buổi tối đó, một buổi tối của tuần lễ thứ nhì con nhỏ mười lăm lên sân khấu, đừng gặp phải chằng gây!
Sau một tuần mệt mõi đưa con đi, ở đợi tới khuya đưa về, có khi quá nửa đêm rồi sáng phải thức đi làm, ba tui chịu hổng nỗi.
Tui tự đạp xe đạp đi làm.
Con gái đi đêm. Sợ thì hổng sợ hay là chưa biết sợ vì nghĩ bụng mình có … nghề võ. Hồi năm ngoái tui có đi học Nhu Đạo với Thái cực Đạo. Lên tới đai "cam huyền vàng"! thì ngưng. Cho nên, ngán gì ai """
Dựng xe đạp dưới lầu.
Cũng tới bàn của ca sĩ ngồi.
Tới giờ thì lên ca rỉ rả cho nóng micro.
Rồi tới giờ của ca sĩ lên ca, xong, họ chạy phòng trà thì mình lên ca lấp chỗ.
Ngày nào cũng chỉ có bao nhiêu bản đó làm hoài. Ờ quên, có tự tập mình ên thêm bản
“ Nhịp Võng Ngày Xanh” như vầy:
Ngày còn thơ nằm trên võng đưa mơ màng
Lòng thầm mơ bao nhiêu giấc mơ huy hoàng
Cuộc sống êm trôi …..
Đang ca nữa chừng bổng đâu nghe tiếng ai la um sùm. Giựt mình đảo mắt tìm.
Bạn à, khi đứng trên sân khấu, bị dàn đèn trước mặt dưới chân chiếu thẳng lên ngay mình, nhìn xuống khán giả không thấy rõ ai đâu. Nhưng tui thấy dạng ai đưa tay lên quơ quơ vừa la “xuống xuống dở quá xuống xuống xuống…
Tui lạnh hết mình mẩy.
“ Xuống ”
Đâu có nghe lầm.
Miệng thì vì bị tiếng đờn lôi kéo vẫn cứ ca mà giọng thì lạc đi nhiều vì phải có chỗ đặng nuốt nước mắt.

Rất nhiều lần trong cuộc đời, về sau, khi mới lấy chồng, khi mới qua Mỹ, khi mới đi làm trong hãng Mỹ, khi đối diện với những thăng trầm, khi tưởng mình muốn buông tay, tui nhớ tới cái ngày đó, và rồi lòng tui thấy đỡ khổ hơn nhiều.
Không có gì làm cho mình mắc cỡ cho bằng, giây phút đó. Giây phút đứng trên sân khấu bị người ta đuổi xuống. Còn những chuyện nầy đâu có ăn thua gì!

Sau đêm đó tui không chịu trở lại phòng trà HB nữa. Thầy Ạ có nói với ba là ông chủ kêu trở lại ca đi đâu có gì đâu. Khách người ta khen còn nhỏ mà có giọng hay, đừng kể số gì mấy thằng du đãng. Nó vô muốn phá phách chớ đâu phải khách thường xuyên của phòng trà.
Nhưng tui nhứt định không chịu trở lại.

Ở nhà, buồn, tui ca suốt ngày. Làm cái gì cũng ca tới nỗi nhỏ em Ngọc Anh nó thuộc lòng mấy bài ca luôn cả bài hiệu đoàn trường Văn Hiến!
Ban ngày tui uể oải đi học, mất bài vở, mất căn bản, không theo kịp bạn bè, rất chán
Nhớ sân khấu. Giống như người bị nghiện thuốc phiện vậy đó.
Sau đó thầy An lại giới thiệu qua phòng trà N.B ở Tân Định.
Tui hơi quên quên vụ kia, ánh đèn sân khấu làm quáng con mắt, tui dạ liền.
Thầy A. lại dẫn đi giới thiệu nhưng thầy không có làm ở đó vì xa nhà thầy quá.
Nhà tui cũng xa vậy. Vậy mà tối tối tui đạp xe đạp từ nhà tới Tân Định.
Các bạn có ai biết hãng thuốc lá Basto trên đường Bến Chương Dương ngay dưới dốc cầu Ông Lãnh.hông" Nhà tui ở trong hẻm đó. Hãng có tường thành cao khỏi đầu. Trên bờ tường có một loại bông dại, dây leo choàng qua tới bên nầy tường là đường mình đi. Dây leo trổ bông màu tím thẫm đẹp lắm nhớ tới bây giờ.
….
N.B. là một phòng trà rất dễ chịu với người quản lý hiền lành.
Ông cho tui làm ba đêm mỗi tuần. Như vậy đỡ mệt.
Trong phòng để đèn tối hơn bên H.B. Đứng trên sân khấu nhìn xuống không thấy ai hết nên đỡ ngượng lắm.
Tui lại gặp anh Ph. Th. M. bên H.B., là ca sĩ trụ ở đây, vài cô ca sĩ chưa nổi tiếng và chị DH.
Mấy chị ấy lạ lắm. Chợt thoáng chợt hiện, trong cùng một đêm""".
Chị DH lúc đó còn nghèo còn tròn vo, mặt còn… chưa láng. Chị rất dễ thương. Một tuần chị vô ca có một hai ngày thôi, luôn luôn có một ông già hơn chị nhiều hộ tống.
Chị dạy khôn dạy dại tui nhiều lắm.
Một điều chị dạy tui nhớ và cám ơn tới bây giờ. Trong nhà vệ sinh khi vô đó để dậm mặt, chị nhìn tui từ đầu xuống tới chân rồi chị nói “ phải độn ngực lên. Xẹp lép. Em không có nhiều áo phải hông" Bận một màu trắng thôi. Em bận một màu, người ta hổng biết mình có mấy cái”
Còn những điều kia chị dạy tui bất đồng ý kiến vì hổng giống như ba má dạy ở nhà .
Chị nói “ nếu em muốn được nổi tiếng em phải biết điều một chút, như mấy cô kia..
Tui hỏi biết điều gì, chị"
Ngó cái mặt đâm hơi của tui, chị cười, tiếp “Trời ơi sao khờ khạo quá đi. Biết điều có nghĩa là… ngựa ngựa một chút thì mới “lên” nổi. Hiền quá thì chỉ có đứng chết một chỗ tới già luôn em ơi. Thấy thằng ba Tàu của chị hông, chị đâu có thương gì thằng chả đâu, nó bao chị đó”
Tui nghĩ trong bụng, đâu dám nói ra “dạy gì mà kỳ cục dzị hả bà nội" Ngựa chỗ nầy một chút đặng “lên” chỗ nầy. Qua bên kia cũng ngựa đặng lên bên kia. Tới chỗ nọ cũng ngựa một chút…thì mình lúc nào cũng… ngựa sao""
Ba tui dạy “con đi ca con càng phải giữ thể diện. Con phải giữ trinh tiết để chừng nào có chồng, chồng nó hổng khi dể”
Má tui thì dạy một cách thực tế rõ ràng dễ hiểu hơn, "con trai thường thường muốn dụ dỗ, lấy mình được rồi là bỏ, làm gì cưới"
Tui có nói chắc chắn một điều là ba má khỏi lo, con hổng có hư đâu.
Hèn gì lúc sau nầy má bắt bận quần cột dây lưng chật cứng hay quần gài nút gài móc chắc chắn!
Bây giờ bà nội D.H. nầy, dạy vụ ăn bận một màu trắng thì đúng lắm, mà dạy vụ kia thì… để về hỏi ba coi…
…..
Sau nầy theo dõi cuộc đời của chị, tui thấy chị thành công quá trời. Thành công trên đường thương mại.
Mà thôi. Ai có cuộc đời nấy, dù cho lời chị nói, hổng chừng lại đúng với trường hợp của tui. Hông "biết điều!"

***
Ca ở NB đâu được một lúc.
Một đêm, anh trưởng ban, Ph.Th.M. dắt tui xuống ngồi cùng một bàn với ông B.B.L. Anh giới thiệu ông nầy là… học giả, giảng sư, nhà văn. Tui dư biết tiếng tăm của ổng mà. Tui chỉ ngạc nhiên tại sao ông học giả, người mà học trò chúng tôi nghe danh và cảm phục, sao bây giờ vô phòng trà ngồi, một mình" Rồi còn biểu tui tới ngồi chung bàn nói chuyện. Tui đâu có biết nói chuyện gì đâu nà"
Hay là tui phải … ngựa"
Xời ơi. Thấy ổng lớn đáng … ba tui.
Nhớ ổng có hỏi em bao nhiêu tuổi… đi ca lâu chưa, thích ca ở đây hôn… đại khái như vậy, chuyện tầm xàm hổng đâu vô đâu hết trơn.
Nhạc thì lớn, hổng nghe ổng nói gì, hỏi lại, ổng kề sát mặt làm tui nhột nhạt muốn chết…
May phước cô ca sĩ kia phải chạy phòng trà, tới phiên tui lên.
Mừng thấy bà. Dọt lên sân khấu.
Vài ngày sau.
Anh Ph.Th.M. kêu tui tới NB buổi sáng để nói chuyện.
Tưởng chuyện gì, ảnh nói tui cần phải có người dẫn dắt, có người dợt nhạc chớ không lẽ cứ ca hoài mấy bản cũ.
Ảnh phân tích cho tui biết về hai ca sĩ đang nổi tiếng là cô ThTh và cô TP. Cô TP chuyên môn ca nhạc ngoại quốc. ThTh ca nhạc tình cảm. Em có khiếu ca như Thanh Thúy. Nhưng, anh nói tui cần có người chỉ dẫn tới chừng nào khi ca chữ “khóc” nghe nức nỡ như tiếng khóc, như kỷ thuật của cô Thanh Thúy thì mới thành công. Còn như bây giờ có mấy bản làm hoài, ai mà muốn vô đây nghe “con nít” hát" Rồi còn phải “chạy phòng trà” mới khá được.
Tui nghe ảnh nói có lý quá. Tui nói cũng muốn vậy mà chỉ có thầy A bây giờ thầy đổi đi xa rồi, làm sao"
Anh nói ảnh biết có nguời nhạc sĩ nầy muốn nhận học trò, rẽ lắm. Tui hỏi nhiêu, ảnh nói, ngàn mấy.
Trời. Ngàn mấy, nguyên số tiền tui sẻ lãnh lưong tối nay. Cả một tháng luơng chớ ít sao. Tui nói để về hỏi ba.
Anh nói đuợc hổng sao mai đem tiền vô đưa ảnh, bây giờ thì để ảnh đưa qua nhà nhạc sĩ cũng gần đây thôi cho biết nhà rồi sau đó tui đi một mình.
Ảnh lên xích lô, tui đạp xe theo.
Còn nhớ nhà ông nhạc sĩ gần chợ Tân Định. Ảnh kêu ghé vô cái quán uống nước. Đó là lần đầu tiên tui uống tách cacao sữa nóng, ngọt ngây, béo dễ sợ.
Uống gần xong thì thấy ông nhạc sĩ lò dò vô tiệm. Bộ họ có hẹn trước với nhau hay sao ấy """
Anh PhThM nói để ảnh về sửa soạn, tui cứ đi theo anh nhạc sĩ đặng thử giọng.
Tui đi theo. Tới nhà anh nhạc sĩ ảnh lấy cây ghi ta ra rồi đưa bản nhạc lạ hoắc dạo đờn cho tui bắt giọng. Hết một buổi sáng.
Về nhà nói với ba. Sau khi ngẫm nghĩ, ba nói ừ cũng được có người dạy phải học thêm mới khá chớ, đừng tiếc tiền, con. Kệ. Coi như con xài nguyên lương tháng con làm giống như tiền đầu khi xin vô làm trong một hãng xưởng tư vậy đó con, ở đâu cũng vậy, ở đâu cũng có vụ ăn chận, còn cái nầy người ta dạy mình mà.
Hôm sau đi làm tui nộp nguyên số lương mới lãnh tối hôm qua cho anh PhThM.
Kể như cả tháng đi làm công không.
Mỗi đêm tui có trong túi có có 10 đồng bạc hà, phòng hờ xe bị bể bánh thì có tiền vá!
Một tuần sau anh PhThM nói ông quản lý than lúc nầy phòng trà ế quá phải bỏ bớt ca sĩ, tui là người mới nhứt thôi thì còn đang trong vòng tập dợt, ở nhà luyện nghề đi rồi ảnh sẽ tìm cách lăng xê tui lên một cách ngon lành.
….
Trong tuần lễ đầu anh nhạc sĩ dợt cho tui được đâu hai bản, ảnh dắt tui đi ca đám cưới một lần. Tui hông mấy gì thích vì khi người ta đang ăn uống nhậu nhẹt cười nói ầm ĩ có ai để ý tới mình đang rống gân cổ lên ca đâu" Mà họ có trả tiền thì tui cũng chẳng có biết vì chủ cao lầu chỉ nói chuyện với anh nhạc sĩ mà thôi.
Rồi một hôm anh đưa tui tới phòng trà tên M.
Phòng trà gì mà y như cái nhà ở. Là cái phố lầu. Là một cái phòng khách rộng để nhảy. Vài cái bàn. Chỉ thấy hai ba …ông Mỹ (lúc đó tui còn kêu người Mỹ bằng ông, sợ thấy bà!) ngồi nhậu nói chuyện nho nhỏ. Có cô chủ phòng trà, là một ca sĩ có tiếng. Gặp anh nhạc sĩ, cô cười tươi lắm. Cô biểu tui lên hát đi, để cô nhảy với anh nhạc sĩ.
Hát xong, anh nhạc sĩ kêu tui ra nhảy với ảnh một bản. Tui nói em đâu có biết nhảy, ảnh nói trời ơi sao cù lần vậy đi hát phòng trà mà hổng biết nhảy, đừng có quê quá vậy em cưng. Ra đây anh dạy dễ ợt chớ gì ra đây ra đây. Điệu Slow dễ lắm.
Miệng nói tay kéo tui ra. Buộc lòng tui phải đứng dậy.
Bản nhạc điệu Slow.
Mới đầu anh còn ôm xa xa, càng nhảy ảnh càng ôm tui sát hơn. Tui ngượng ngịu cứ muốn đẩy ảnh ra. Tới một nhịp nào đó, bất ngờ, một đụng chạm thô lổ.
Hết hồn. Sự đụng chạm gợi dục ấy không gợi tình mà chỉ làm tui nổi quạu.
Tui đẩy ảnh ra cái rột. Đòi về.
Thấy sắc giận dữ của tui, ảnh đành phải chào cô chủ rồi đưa tui về.
Từ đó tui chấm dứt không tới nhà cho ảnh dợt nhạc nữa.
Kệ mẹ. Bỏ cha nó.
Đã mất tiền rồi còn để cho nó lợi dụng nữa sao"
Tuy mới 15 tuổi nhưng tui hiểu. Ngu gì mà không hiểu. Hai người nầy đã ăn có với nhau, một tên thì cướp đồng tiền mồ hôi nước mắt của tui, một tên lợi dụng chuyện dạy nhạc để dê tui

Các bạn ơi. Người tốt, làm cho mình nhớ. Hơn bốn chục năm vẫn còn nhớ.
Anh Th. Tui vẫn nhớ từ lời ăn tiếng nói giọng cười.
Nhớ cả hột mụn trên trán anh.
Khi anh hôn tôi. Tôi đã như con mèo chết giấc trong tay anh. Nếu anh là người xấu, anh đã có thể lợi dụng con nhỏ khờ khạo nầy. Nhưng anh đã tử tế, biết dừng lại, đúng lúc.
Cho nên bây giờ nhớ anh là nhớ tới ấn tượng cao quí anh dành cho tôi trong khoảng thời thơ mộng thanh xuân đẹp như chuyện thần tiên.

Nhớ cả ngôi nhà lá của anh tui đã tới một lần gặp người chị cả của anh. Chị đi chợ đem về một rổ mận đỏ rồi hai chị em rửa sạch sẽ ra ngồi chồm hổm dưới đất chấm nước mắm đường vừa ăn vừa cười vui hết sức.
Nhớ cả mặt mũi và tên tuổi đứa em trai kế của anh nữa.

Còn tên nhạc sĩ kia. Tui không nhớ mặt hắn
Cũng không nhớ tên hắn.
Chỉ nhớ cái dê đạo lộ của hắn mà thôi

Còn tên ca sĩ PhThM. Tui nhớ cái lợi dụng, nỡ nào nuốt lấy sức lao động của một đứa con gái mới ra đời. Đồng tiền ấy hẳn đã tiêu mất từ lâu, mà tiếng xấu do hắn gây ra, vẫn còn.….
….
Nhưng tui cũng học được bài học đời.
Còn nhỏ, có đi làm cũng hoàn trắng tay.
Đừng nghe lời ngon tiếng ngọt. Ai nói chuyện ngọt quá phải coi chừng.
Chuyện đời thường có hai mặt.
Cũng như bàn tay, bên đen bên trắng vậy mà.…..
Tui nhớ mà thương những người lính trong trại. Khi tụi tui vô ca giúp vui, có hay ho gì đâu mà các anh vỗ tay cổ võ còn tặng bông tặng hoa với tấm lòng chân thành ưu ái. Có lẽ vì vậy mà tui theo nhỏ bạn đón xe lam lên quân trường Thủ Đức làm quen với “người anh lính chiến” để có chiện nói tiếp dài dài…
Trương Ngọc Bảo Xuân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.