Hôm nay,  

Chuyện Tử Cung Nhân Tạo!

09/06/200000:00:00(Xem: 6449)
Tối Chủ Nhật tuần rồi, Con Hươu biết được một chuyện quan trọng: Tương lai không xa, các khoa học gia sẽ chế ra tử cung nhân tạo để nuôi dưỡng hàng trăm ngàn phôi bào không thừa nhận. Đây là chuyện có thật 100%, và nếu qúy độc giả theo dõi bài viết này từ đầu đến đuôi, qúy vị sẽ thấy tin của Con Hươu là tin thật, không phải tin vịt.

Đầu đuôi là tạp chí Time tuần này có đăng một bài khá hứng thú về quyền sở hữu phôi bào một khi vợ chồng ly dị. Theo sự hiểu biết khiêm tốn của Con Hươu thì nếu một cặp vợ chồng không thể có con một cách bình thường, các bác sĩ sẽ giúp họ có con bằng cách lấy tinh trùng của người chồng cho thụ thai với trứng của người vợ. Sau đó bác sĩ sẽ cất phôi bào đã thụ thai vô tủ lạnh rồi chờ khi nào sức khỏe, tinh thần và thiện ý của người vợ cho phép, sẽ cấy phôi bào đó vô tử cung người vợ. Để cho chắc ăn, bác sĩ sẽ cho thụ thai khoảng bảy, tám, hoặc mươi phôi bào một lúc, phòng khi cái này hỏng còn có cái khác. Có điều nếu hai vợ chồng cơm lành canh ngọt sống đến lúc đầu bạc răng long thì quyền sở hữu những phôi bào đó không thành vấn đề phải bàn cãi. Chẳng may, nếu giữa đường đứt gánh, vợ chồng vác nhau ra tòa đòi ly dị thì quyền sở hữu những phôi bào đó trở thành điều vô cùng nan giải vì phôi bào đâu phải là tài sản mà có thể phân chia một cách dễ dàng, phải không thưa qúy vị"

Theo tạp chí Time thì mới đây tại New Jersey có hai vợ chồng ly dị vác nhau ra tòa vì cả hai đều giành quyền sở hữu phôi bào (embryo). Anh chồng là một người theo đạo Công Giáo nên nhất mực tin sự sống thành hình ngay từ khi trứng và tinh trùng "hôn nhau mà thụ thai". Vì vậy anh cấm không cho ai hủy hoại những phôi bào trong đó có một phần máu thịt của anh. Không những vậy, anh còn đòi mang mấy phôi bào đó nhét vô dạ con của người vợ mới cưới để cô vợ này sinh đẻ cho anh thêm mấy tí nhau. Khổ nỗi, anh muốn vậy nhưng không được vì cô vợ cũ của anh vừa dữ dằn lại vừa giỏi võ mồm. Tại tòa án New Jersey, cô thẳng thắn tuyên bố, trên thế giới này, nếu không được sự ưng thuận của cô, không thằng nào con nào được quyền sanh đẻ những đứa con mà cô đã thụ thai bằng trứng của cô. Có lẽ thấy thái độ hung dữ dám chơi dám chịu của cô, nên dù không có luật lệ giải quyết chuyện tranh tụng như vậy, chánh án tòa kháng án New Jersey vẫn phải gật đầu thừa nhận cô có lý. Kết quả, anh chồng đành ngậm đắng nuốt cay, chấp nhận thân phận của một thằng bố "có con mà vĩnh viễn không được thấy mặt con".

Đọc truyện trên, Con Hươu lại nhớ tới truyện anh chàng Bill tự tử để lại 15 tinh trùng đông lạnh cho người tình tên Deborah. Chẳng may, người vợ cũ tên Sandra biết tin nhất mực đòi hủy "mấy cái của nợ sở khanh cho đàn bà con gái đỡ khổ". Còn Deborah thì nhất mực đòi mang mấy tinh trùng của anh cho thụ thai để "tương lai còn được thấy những đứa con mang hình dáng đáng yêu của Bill". Nếu Con Hươu nhớ không lầm thì đầu đuôi câu chuyện bi hài khiến các nhà làm luật phải lắc đầu ngán ngẩm xảy ra như sau. Bill Kane là người đàn ông thuộc loại đàng điếm, cờ bạc. Vì vậy sau khi bị thua bạc $30 ngàn đô, Bill đã chọn con đường tự vẫn để quên hết mọi chuyện. Sau khi nhâm nhi vài ly rượu, tọng vô miệng một vốc thuốc ngủ, Bill lấy bao plastic trùm đầu rồi đi vào cõi tử. Khi đó, Bill 49 tuổi.

Qua đời, Bill để lại cho người vợ cũ hai người con và cho người tình 15 tinh trùng được giữ trong trạng thái đông lạnh. Theo tờ di chúc tìm thấy ở bên cạnh thi thể của Bill, cảnh sát biết được Bill đã dành quyền sở hữu 15 tinh trùng đông lạnh cho Deborah, người tình xinh đẹp mà Bill quan hệ thắm thiết đã lâu cho dù Bill đã có vợ và có con.

Vợ của Bill đã chua chát thú nhận, tờ di chúc cùng 15 tinh trùng đông lạnh của Bill quả thực là phát súng ân huệ cuối cùng "thằng sở khanh đốn mạt đó dành cho tôi". Bà Sandra ly dị Bill sau khi hai người sống chung với nhau được 10 năm và có với nhau được hai mặt con. Còn Deborah sống với Bill khoảng 4 năm trước khi Bill tự tử. Dù nàng yêu Bill và tha thiết muốn xử dụng tinh trùng của Bill để có được một đứa con bằng phương pháp thụ thai nhân tạo nhưng vợ cũ của Bill và hai người con nay đã ở tuổi thành niên, nhất định không chịu.

Vì trong luật pháp xưa nay chưa hề có luật lệ nào hay có bất cứ tiền án nào về quyền sở hữu tinh trùng và quyền chuyển nhượng sở hữu đó trong di chúc nên quan tòa bối rối không biết giải quyết làm sao. Vậy là các vị luật sư chúi mũi tìm hiểu xem tinh trùng có phải là tài sản hay không" Nếu là tài sản, người đàn ông có quyền viết di chúc trao quyền sở hữu nó cho người khác" Nhưng liệu xã hội có đồng ý và có nên để nhân loại có quyền có con sau khi chết" Và nếu đồng ý, luật thừa kế tài sản sẽ phải có những thay đổi như thế nào để nhìn nhận quyền thừa kế của những người con sẽ được sinh ra sau khi người cha đã chết nhiều năm, thậm chí hàng chục năm trước đó"

Con Hươu thấy đây là vấn đề cực kỳ phức tạp, nhất là tại Hoa Kỳ nơi hiện có khoảng 100 ngân hàng chứa tinh trùng trong đó có những ngân hàng chứa tinh trùng chọn lọc của những sinh viên sáng giá nhất ở Harvard với giá bán trung bình $400 tới $10,000 Mỹ kim một tinh trùng.

Một vấn đề khác nan giải không kém là việc tồn trữ phôi bào đã thụ thai nhân tạo. Con Hươu còn nhớ khoảng 16, 17 năm về trước, vào năm 1984 thì phải, xảy ra chuyện thụ thai nhân tạo của vợ chồng nhà triệu phú Hoa Kỳ Mario và Elsa Rios. Con Hươu biết là trước khi có quyết định "rổ rá cạp lại đi thêm bước nữa" để thành hôn với nhau cả hai vợ chồng Mario và Elsa Rios đều đã có con riêng, nhưng trong cuộc hôn phối giữa hai người kéo dài nhiều năm trời, cả hai vẫn muốn có được một người con chung. Đáng tiếc, sau nhiều năm mây mưa ái ân long giường rách chiếu, cả hai vẫn không có con.

Là một triệu phú thành công trên con đường công danh tiền bạc, nên hai vợ chồng đã không quản ngại đường xá xa xôi, thuốc men đắt đỏ tìm đủ loại thầy, loại thuốc để chữa trị bệnh hiếm muộn của hai vợ chồng, nhưng cuối cùng, tiền mất, bệnh hiếm muộn vẫn hoàn hiếm muộn. Đến năm 1981, hai vợ chồng đáp phi cơ từ Hoa Kỳ sang Úc, ghé thăm một trung tâm nghiên cứu y khoa danh tiếng tại Melbourne. Tại đây, sau khi khám nghiệm hai vợ chồng, các bác sĩ đã lấy trứng của bà Rios cho thụ thai thành công trong ông nghiệm. Kết quả sự thụ thai nhân tạo này tạo nên ba phôi bào mới trong đó có một phôi bào được cấy ngay vào tử cung của bà Rios. Hai phôi bào còn lại được các bác sĩ bảo trì trong trạng thái đông lạnh với mục đích có thể dùng trong tương lai khi bà Rios muốn có thêm một hai đứa con nữa cũng như đề phòng trường hợp thụ thai nhân tạo thứ nhất không thành công. Sau khi được thụ thai nhân tạo, cơ thể của bà Rios có những biến chứng không thích hợp nên xẩy thai. Các cụ Việt Nam nhà mình vẫn thường nói, "một lần xẩy bằng bảy lần đẻ". Vì vậy sau lần xảy thai, bà Rios kinh hoảng chẳng muốn có thai. Bà tìm cách khất lần với chồng... Thể theo ý muốn của bà, hai phôi bào còn lại tiếp tục được giữ trong tủ đông lạnh chờ khi sức khỏe của bà Rios cho phép.

Không lâu sau, hai vợ chồng Rios viếng thăm Nam Phi và tại đó, hai vợ chồng đã nhận một đứa bé làm con nuôi nên ý định thụ thai nhân tạo đã phần nào nguôi ngoai trong tâm trí của cả hai vợ chồng. Chẳng may đến mùa xuân năm 1983, cả hai vợ chồng Rios cùng đứa con nuôi bị tử nạn trong một tai nạn phi cơ sau khi chiếc phi cơ riêng của hai vợ chồng bị rớt. Cùng với cái chết của hai vợ chồng, đột nhiên các bác sĩ, các luật gia phải đối diện trước một vấn đề nan giải không biết giải quyết như thế nào đối với hai phôi bào còn lại đang được giữ trong tình trạng đông lạnh nhưng không người thừa nhận. Sau khi tai nạn của hai vợ chồng xẩy ra, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập và đi đến quyết định: Cả hai phôi bào phải được hủy bỏ. Tuy nhiên, khi quyết định của ủy ban được thông báo, hội đồng lập hiến tiểu bang Victoria đã phủ quyết đồng thời đi đến thông qua một tu chính án trong đó ấn định những phôi bào vô thừa nhận phải được tiếp tục bảo trì trong trạng thái đông lạnh để xử dụng trong tương lai.

Trên phương diện lý thuyết, quyết định của hội đồng lập hiến tiểu bang Victoria là một quyết định phù hợp luân lý và nhân bản. Nhưng trên phương diện thực tế, quyết định trên không phù hợp. Có mấy lý do như sau. Thứ nhất, trong tất cả những trường hợp thụ thai nhân tạo, các bác sĩ đều tiến hành lấy số trứng của người đàn bà nhiều hơn số lượng cần thiết, đề phòng những trục trặc có thể có trong quá trình cấy phôi bào vào tử cung cũng như quá trình phát triển của bào thai. Tình trạng này sẽ dẫn tới một kết quả không thể tránh khỏi là số lượng phôi bào dư thừa được giữ trong tình trạng đông lạnh sẽ ngày càng nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ những phôi bào này lại hầu như rất ít.

Thứ hai, đa số những cặp vợ chồng hiếm muộn, muốn thụ thai nhân tạo đều có khuynh hướng thích phôi bào phải là kết quả của một quá trình thụ thai từ trứng và tinh trùng của hai người chứ không muốn có trong tử cung một phôi bào xa lạ không mảy may liên quan đến huyết nhục của hai người.

Từ hai thực tế trên, Con Hươu thấy dù muốn dù không, số lượng phôi bào dư thừa sẽ tiếp tục gia tăng và một biện pháp nhằm giải quyết những phôi bào đó đến tận gốc rễ vẫn hoàn toàn cần thiết. Trong khi việc hủy bỏ cũng như tiếp tục lưu giữ những phôi bào của bà Rios trong trạng thái đông lạnh là một việc dễ dàng không tốn kém tiền bạc và thời gian nhưng trên phương diện pháp lý, tôn giáo cũng như luân lý, đó là cả một vấn đề nan giải khó có thể đi tìm một lời giải đáp đích thực ở thời điểm hiện tại.

Có một số người cho rằng, nếu như hai vợ chồng Rios còn sống, trên quan điểm luân lý cũng như luật pháp, dĩ nhiên cả hai cùng với các giới chức y khoa liên hệ sẽ là những người có trách nhiệm và có toàn quyền đối với những phôi bào hiện đang tồn giữ trong trạng thái đông lạnh.

Nhưng giáo sư David Ozar cho rằng, trách nhiệm của hai người cùng những bác sĩ liên hệ đối với sự tồn tại của phôi bào tuy là một trách nhiệm hiển nhiên nhưng điều đó không có nghĩa là hai vợ chồng Rios có quyền hủy bỏ và đình chỉ sự sống của hai phôi bào. Nói một cách cụ thể hơn, theo giáo David Ozar, sự sống của một phôi bào, tự bản thể, đã là sự sống của một con người. Chính vì vậy, luật pháp không thể nào coi trách nhiệm của hai vợ chồng Rios đối với phôi bào tương tự như trách nhiệm sở hữu của con người đối với đồ vật.

Là một con người, phôi bào có quyền sống thiêng liêng và quyền được đối xử, được bảo vệ tương tự như tất cả những con người hiện hữu trong tư cách pháp nhân chứ không phải là một vật sở hữu tùy quyền xử dụng của một người, hay một cặp vợ chồng cho dù cặp vợ chồng đó đã có công tái tạo. Trong trường hợp của hai vợ chồng Rios, tai nạn hàng không đã dẫn đến tình trạng vô thừa nhận hai phôi bào. Nhưng cho dù hai người còn sống, việc cấy phôi bào đầu tiên thành công, hay sự đổi ý của hai vợ chồng Rios không muốn tiếp tục thực hiện cuộc thụ thai nhân tạo vẫn có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hai phôi bào.

Trong trường hợp như vậy, việc đi tìm một lời giải đáp thỏa đáng cho số mệnh của hai phôi bào vẫn là một việc cần thiết và là trách nhiệm của không những bác sĩ, mà còn là trách nhiệm của những luật gia, chính trị gia cũng như của quốc hội, chính phủ...

Cũng chính vì những bế tắc như vậy, nên tối Chủ Nhật tuần rồi, Con Hươu nghe thấy mấy vị khoa học gia hàng đầu trên thế giới đang tranh cãi tính chuyện chế tạo tử cung nhân tạo để những phôi bào nào không được cấy vào tử cung người mẹ sẽ được cấy vô những tử cung nhân tạo và những đứa trẻ khi chào đời từ tử cung nhân tạo sẽ được chính phủ hay những hội từ thiện trông nom, nuôi dưỡng hoặc được các cặp vợ chồng hiếm muộn nhận làm con nuôi.

Con Hươu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.