Hôm nay,  

Phim "mùa Len Trâu"

15/01/200500:00:00(Xem: 2916)
wk_01152005_5wk_01152005_6

Khởi Chiếu tại Mỹ
Bắt đầu chiếu ngày 14 tại Seattle, dự tính sẽ chiếu ở ViFF tháng 4.2005
Cuốn phim "Mùa Len Trâu," do đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vật lộn hơn nửa năm để quay và một năm để hoàn thành, lấy cảm hứng từ một truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sơn Nam trong tập truyện "Hương Rừng Cà Mau," sẽ bắt đầu chuyến du hành chiếu quanh nước Mỹ ngày 14 tháng 1 tới đây tại Seattle, Washington. Sau đó, cuốn phim sẽ được chiếu tại các bảo tàng viện, các đại học trên 15 thành phố Hoa Kỳ. Dự tính, phim cũng sẽ được chiếu tại Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (gọi tắt theo tiếng Anh là ViFF) tại Irvine vào tháng 4 năm nay.
Mở đầu cuộc lưu chiếu Hoa Kỳ, phim "Mùa Len Trâu" sẽ được chiếu trong chương trình Global Lens Film Series, do Cinema Seattle cùng với Northwest Film Forum đồng tổ chức, với các suất chiếu mỗi tối 7 giờ, từ Thứ Sáu ngày 14 đến Thứ Năm ngày 20 tháng 1, Northwest Film Forum, 1515 12th Avenue, Seattle. Ngoài ra, còn có thêm một suất chiếu lúc 3 giờ chiều Thứ Bảy 15 tháng 1. Đạo diễn Nghiêm Minh sẽ có mặt tại suất chiếu đầu tiên 7 giờ chiều Thứ Sáu 14 tháng 1 để gặp mặt và nói chuyện với khán giả.
"Len" là một chữ gốc tiếng Khmer, nguyên thủy có nghĩa là thả về thiên nhiên, nhưng về sau chỉ việc người dân lùa trâu hàng đàn lên vùng đất cao trong mùa nước lụt để tìm cỏ cho trâu ăn. Truyện ngắn nói về một gia đình nhà nông miền đồng bằng sông Hậu đến mùa nước lũ phải đi "len" trâu. Cốt truyện của nhà văn Sơn Nam súc tích, nội dung nói lên sự trưởng thành của một thiếu niên qua một mùa vật lộn với sông nước.
Nhưng trong phim "Mùa Len Trâu", kịch bản do Nghiêm Minh viết thoát ra ngoài cốt truyện của nhà văn mà tạo nên hẳn một câu chuyện, thêm nhiều tình tiết và hình ảnh. Anh nói: "Chữ gợi hứng (inspired) rất chính xác, thay vì chuyển thể (adapted) vì tôi chỉ lấy không khí và một vài nhân vật từ tập truyện này để viết kịch bản theo những cảm nhận riêng của tôi."
Trong phim, có nhân vật chính là Kìm, tương tự như nhân vật trong truyện, người thiếu niên chăn trâu này đi vào thế giới trưởng thành trong mùa len trâu. Nhưng đạo diễn còn đặt Kìm vào bối cảnh lịch sử của miền Nam thời thuộc Pháp, và sự trưởng thành của Kìm được nhìn theo con mắt của một người dân bị trị. Theo lời Đạo diễn Nghiêm Minh: "Những thanh niên bản xứ, bất lực dưới sự đè ép của một cường lực từ bên ngoài, đã xoay ra phát tiết nam tánh bạo tợn của mình trong sự tranh chấp lẫn nhau và đối với phụ nữ. Hành trình nầy được kết thúc khi Kìm phải đứng trước quyết định làm cha, mặc dù vẩn còn có nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong liên hệ với cha mình."
Phim "Mùa Len Trâu" cũng có ba nhân vật nữ không có trong truyện. Ba nhân vật nữ cứng cỏi đã có những phản ứng khác nhau trong một thế giới đàn ông ngự trị. Đạo diễn giải thích: "Bà mẹ nuôi đầy tính toán nhưng cũng không bảo vệ được quyền lợi của mình. Bà già tốt bụng hy sinh, nuôi dưỡng những người đàn ông và chết trong thế giới đó. Và người quả phụ trẻ quyết định từ bỏ thế giới nầy, ra đi tìm một lối thoát khác."
Nước lũ phù sa Cửu Long là nguồn sức mạnh và cảm hứng của "Mùa Len Trâu." Nghiêm Minh gọi nước là một "nhân vật" của phim: "Trong phim Mùa Len Trâu nước không chỉ là một phần của hậu cảnh nhưng mà là một nhân vật luôn có mặt trong phim. Nước cuốn chảy còn là biểu tượng của thời gian trôi qua." Chưa kể là biểu tượng của sự sống và sự chết: "Trong phim Mùa Len Trâu, nước được gắn liền với sự chết và rũ mục. Tuy vậy trong phim ta thấy cũng từ nước nầy mà người dân có được tôm cá và lúa gạo là hai nguồn thực phẩm quan trọng nhứt. Sự sống và sự chết kề cạnh nhau, nuôi dưỡng nhau. Và nước trở thành một biểu tượng hỗn hợp (mixed metaphor) của sự sống và sự chết. Một lưỡng thể tuy đối kháng nhưng bất ly."

Ban tổ chức ĐHĐA Quốc tế Toronto, một đại hội hết sức quan trọng trong thị trường Bắc Mỹ, khi chọn chiếu phim "Mùa Len Trâu" cũng nhận ra tầm quan trọng của nước trong phim này. Tài liệu từ ban tổ chức viết về phim như sau: "Dùng nước làm một biểu tượng mạnh và làm biện pháp tạo hình, phim Mùa Len Trâu có nhịp điệu biến chuyển như nội tâm sôi sục của giới trẻ, biến sự thoát ly của Kìm thành một lời nói bóng gió về bối cảnh lịch sử của quốc gia [Việt Nam]."
Điện ảnh không phải là nghề đầu tay của đạo diễn Nghiêm Minh. Sinh ra tại miền Nam, anh du học tại Pháp năm 1974, sau đó chuyển qua Mỹ và tốt nghiệp tiến sĩ Vật Lý tại UCLA. Sau hơn chục năm làm nghiên cứu quang học, anh nhận ra rằng âm thanh, và ánh sáng của nghệ thuật thứ bảy quyến rũ anh hơn là những tia sáng đi kèm phương trình quang học. Anh tìm học một chương trình điện ảnh, sau đó thực hiện một số phim ngắn. Năm 2003, ViFF đã chiếu phim "Crimson Wings" dựa trên truyện Trang tử hóa bướm. Diễn viên Lê Thị Hiệp (Heaven and Earth; Green Dragon) đóng vai nữ chính trong "Crimson Wings."
Kịch bản phim "Mùa Len Trâu" (tựa Anh ngữ "Buffalo Boy") của Nghiêm Minh đọat giải của IFP/West Screenwriters Lab của Mỹ và giải éQuinoxe của Pháp. Nhờ giải éQuinoxe, Nghiêm Minh tìm được nhà sản xuất và tài trợ.
Phim "Mùa Len Trâu" được quay toàn bộ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước lũ 2003. Để thực hiện cảnh "len" trâu, đã có lúc đạo diễn phải chỉ huy một đàn trâu ô hợp cả 300 con!
Vùng tứ giác Long Xuyên, Cà Mau, Châu Đốc, Hà Tiên là nơi anh tìm thấy khung cảnh thật của Hương rừng Cà Mau. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài VNCR, Nghiêm Minh nhớ lại: "Lần đầu tiên thấy cảnh mùa nước nổi, thật ngoài sức tưởng tượng của tôi ! Chính nhờ những hình ảnh thiên nhiên của vùng sông Hậu, khi trở lại Âu Châu chúng tôi tìm thêm được tài chánh để thực hiện cuốn phim."
Cuốn phim đã đọat nhiều giải thưởng quốc tế. Tại Đại hội điện ảnh quốc tế Chicago, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh nhận được giải Đạo diễn mới Xuất sắc (Best New Director). Tại ĐHĐA Locarno (Thụy Sĩ), "Mùa Len Trâu" đoạt giải "Môi Sinh Là Đời Sống" của Ban Giám Khảo Trẻ. Tại ĐHĐA Amien (Pháp), "Mùa Len Trâu" đọat giải lớn nhất, là giải Licorne d'Or (Kỳ Lân Vàng). Tại ĐHĐA Amazonas ở Brazil, cuốn phim đoạt giải thưởng Đặc Biệt của Ban Giám Khảo.
Sau khi chiếu tại Seattle, "Mùa Len Trâu" sẽ lưu diễn nước Mỹ theo chương trình như sau:
San Rafael, California Film Institute, 21 tháng 1 đến 4 tháng 2
Boston Museum of Fine Arts, tháng 2 hoặc tháng 3
New York, Museum of Modern Art, 3 tháng 3 đến 18 tháng 3
Sarasota, Florida, Film Society, 18 tháng 3 đến 30 tháng 3
Madison, Wisconsin, UW-Madison Arts Institute, 31 tháng 3 đến 16 tháng 4
Portland, Oregon, Northwest Film Center, ba tuần đầu tháng 4
Columbus, Ohio, Wexner Center for the Arts, tháng 4
Denver, Colorado, Denver Film Society, 1 đến 31 tháng 5
Cleveland, Ohio, The Cleveland Art Institute, 5 đến 15 tháng 5
Minneapolis, Walker Art Center, tháng 9
Salt Lake City, Film Society, 15 đến 30 tháng 9
Miami, Miami International Film Fest, tháng 10
Santa Fe, Santa Fe International Film, tháng 10
Chicago, Gene Siskel Film Center, tháng 11
Ngoài ra, trong dịp Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (ViFF) lần thứ nhì sẽ tổ chức tại Irvine vào tháng 4, phim Mùa Len Trâu cũng sẽ được trình chiếu cho khán giả Việt Mỹ tại miền Nam California.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.