Hôm nay,  

Cao Trào Dân Chủ Mất Mát: Oâng Trần Độ Qua Đời

10/08/200200:00:00(Xem: 3686)
HANOI (LMVNTD, AP) - “Nguồn tin từ trong nước cho biết, tướng Trần Độ đã qua đời vào lúc 14giờ15 ngày 9 tháng 8 năm 2002. Ông vừa bị bệnh tiểu đường, vừa bị lao phổi. Từ vài tuần trước đây, ông Nguyễn Thanh Giang đã báo động về tình trạng sức khỏe của ông Trần Độ rất nguy ngập, ông đã hôn mê từ ngày 20/7/2002 và phải thở bằng máy hô hấp nhân tạo.
Ông Trần Độ tên thật là Trần Ngọc Phách, sinh năm 1923 tại tỉnh Thái Bình. Ông tham gia quân đội của đảng cộng sản Việt Nam từ khi còn rất trẻ, lên đến cấp tướng và đã từng giữ chức vụ chủ nhiệm báo Vệ Quốc Quân, Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ của Trung Ương Đảng CSVN. Ông cũng là một nhà văn đã viết và xuất bản nhiều tác phẩm như "Lòng Tin" (truyện dài - 1953), "Kể Chuyện Điện Biên" (bút ký - 1964), "Bên Dòng Sông Đón Súng" (hồi ký - 1996),...
Ông Trần Độ từng là một thành viên quan trọng của đảng CSVN phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa vào thập niên 80 và là người góp phần làm bùng vỡ phong trào văn nghệ phản kháng dưới triều đại Nguyễn Văn Linh. Tuy xuất thân là nhà quân sự nhưng ông là người say mê về lãnh vực văn hóa - văn nghệ. Năm 1981, ông được Lê Duẩn cử làm trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương với mục tiêu giúp bộ chính trị soạn thảo một đề cương về hoạt động văn hóa trong thời kỳ 'tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa' bằng con đường công nghiệp nặng. Nhưng chỉ ba năm sau, ông bị cách chức bởi Lê Đức Thọ vì những xung đột quan điểm trong vấn đề đảng nên 'buông lỏng' hay 'nắm chặt' các hoạt động về văn hóa văn nghệ. Cho đến đại hội đảng kỳ VI vào tháng 12 năm 1985, khi Nguyễn Văn Linh lên làm tổng bí thư thì tướng Trần Độ được đưa ra làm trưởng ban văn hóa - văn nghệ một lần nữa cho đến năm 1989 thì bị bãi chức khi trung ương đảng quyết định sát nhập hai ban văn hóa - văn nghệ với ban tuyên huấn. Sau đó ông được đưa sang làm ủy viên trong hội đồng nhà nước kiêm chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục, nhưng đây chỉ là chức hàm ngồi chơi xơi nước cho đến năm 1992 thì ông xin về hưu.

Trong suốt 10 năm qua, kể từ khi về hưu, tướng Trần Độ bắt đầu viết bài phê phán một số những chính sách sai lầm của đảng, đặc biệt ông cổ súy dân chủ đa nguyên và chống tham nhũng trong nội bộ đảng. Do vị trí của ông ở trong đảng trước đây là một ủy viên trung ương và do những năm hoạt động trong lãnh vực tư tưởng - văn hóa, tiếng nói của tướng Trần Độ đã tạo ảnh hưởng lên khá nhiều người, nhất là giới trí thức xã hội chủ nghĩa và thành phần cựu chiến binh. Trong 10 năm qua, tướng Trần Độ đã sát cánh cùng các ông Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Trần Dũng Tiến, Hoàng Minh Chính... và sau này có thêm những nhân vật trẻ như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn... góp sức đã tạo cho phong trào dân chủ hóa tại quốc nội có một nền tảng mạnh mẽ, gây nhiều sức ép đối với chế độ.
Tướng Trần Độ đã tạo thành một hạt nhân quy tụ những nhà đối kháng ở Hà Nội và liên tục đưa ra những quan điểm cũng như đề nghị cải tổ dân chủ vào mỗi dịp đại hội đảng hay bầu cử quốc hội trong suốt 10 năm qua, đã tạo thành một điểm tựa 'dân chủ' gây rất nhiều bận tâm cho chế độ CSVN và nhiều cán bộ lãnh đạo đảng như Lê Khả Phiêu, Phạm Thế Duyệt đến tận nhà phủ dụ để ông đừng chống đảng nữa.
Sự ra đi của tướng Trần Độ trong lúc này sẽ là một đại tang cho phong trào dân chủ tại quốc nội, vì mất một nhân vật có trọng lượng để đối đầu với chế độ. Chúng ta không thể làm thay đổi được vận mệnh của Tướng Trần Độ, nhưng chúng ta có điều kiện tiếp nối ý chí đấu tranh của ông cho đến ngày chế độ cộng sản không còn tồn tại trên quê hương thân yêu. Có lẽ đó cũng là tâm nguyện sau cùng của tướng Trần Độ.”
Phần trên là tin của Liên Minh VN Tự Do. Bản tin AP ghi thêm vài chi tiết như sau.
Ông Trần Độ chết tại Bệnh Viện Hữu nghị, thọ 78 tuổi. Hồi tháng 6 năm ngoái, công an bắt ông tại Sài Gòn khi ông thăm con trai, và tịch thu cuốn hồi ký của ông.
Ông Trần Độ liên tục gửi thư đòi nhà nước và Hội Nhà Văn trả lại bản thảo này. Trước đó, ông viết một loạt bài nói là đảng phải cải tổ hay là chết.
Hồi tháng giêng, Bộ Văn Hóa Thông Tin chỉ thị công an tịch thu và thiêu hủy nhiều sách viết bởi các nhà ly khai nổi tiếng, trong đó có cả sách của ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.