Hôm nay,  

Diễn Văn Nobel Văn Chương: Lý Do Của Văn Học

01/01/200100:00:00(Xem: 5188)
Nguyễn Tiến Văn dịch từ nguyên tác "Văn học đích lý do" (bài diễn văn đọc tại Hàn Lâm Viện Thụy Điển ngày 10 tháng Chạp 2000)

Tôi không biết có phải vận mệnh đã đẩy tôi lên trên giảng đàn này hay không, cái ngẫu nhiên này do hàng bao cơ nghiệt tạo thành, chẳng e gọi nó là vận mệnh. Việc thượng đế có hoặc không, hãy khoan bàn; giáp mặt với điều không thể biết đó lòng tôi vốn mang niềm kính sợ, dù rằng tôi vốn tự nhận là một kẻ theo thuyết vô thần.

Một cá nhân không thể làm thần, càng không thể nói là thay mặt thượng đế, làm siêu nhân để chủ tể cái thế giới này, chỉ có thể làm thế giới này càng thêm rối loạn, bát nháo. Một thế kỷ sau Nietzsche, những tai kiếp do nhân tạo để lại trên lịch sử loài người những kỷ lục hắc ám nhất. Đủ loại hình sắc siêu nhân, xưng bậy là lãnh tụ của nhân dân, nguyên thủ của quốc gia, thống soái của dân tộc, chẳng ngại vận dụng mọi thủ đoạn bạo lực gây ra hành vi tội ác, tuyệt nhiên chẳng thể so bàn với những cuồng ngôn của một triết gia cực đoan vị kỷ. Tôi chẳng nghĩ đến chuyện lạm dụng chỗ giảng đàn văn học này để rông rài về chính trị và lịch sử, chỉ xin nhân cơ hội này trình ra tiếng nói thường của một nhà văn.

Nhà văn cũng chỉ là một người bình thường, có lẽ mẫn cảm hơn, mà người quá mẫn cảm thường thường lại yếu đuối hơn. Một nhà văn không lấy mình làm người phát ngôn của nhân dân, hoặc hóa thân của chính nghĩa, thì tiếng nói ấy chẳng thể nào không nhỏ nhoi yếu ớt, tuy nhiên, chính tiếng nói của loại cá nhân ấy, hay thay, mới lại càng chân thật.

Ở đây, tôi muốn nói là, văn học cũng chỉ có thể là tiếng nói của cá nhân, mà vốn xưa nay vẫn thế. Văn học một khi uốn thành tụng ca của quốc gia, kì xí của dân tộc, miệng lưỡi của chính đảng, hoặc phát ngôn của một giai cấp hoặc một tập đoàn, cho dù có thể vận dụng thủ đoạn tuyên truyền, mở rộng thanh thế, rợp trời kín đất chi nữa, cái loại văn học đó cũng chôn vùi mất bản tính, không thành văn học, mà biến thành công cụ của quyền lực hoặc lợi ích.

Trong thế kỷ vừa chấm dứt, văn học đã phải đương đầu chính với bất hạnh này, mà so với bất cứ thời đại nào đã qua, nó càng in sâu những vết bỏng của chính trị và quyền lực, và nhà văn càng trải qua những bách hại ghê gớm hơn.

Văn học muốn bảo vệ lý do tồn tại của chính nó và không biến thành công cụ của chính trị, thì không thể không quay về với tiếng nói của cá nhân, bởi văn học trước hết là từ cảm thụ của cá nhân mà ra, có cảm mới có phát. Nói như thế không phải bảo là văn học ắt phải thoát ly chính trị, hoặc văn học ắt phải can dự chính trị. Luận chiến về các khuynh hướng văn học, hoặc về các khuynh hướng chính trị của nhà văn, đã là một căn bệnh lớn, tác hại văn học trong thế kỷ vừa qua. Hệ tư tưởng tác quái làm các khuynh hướng truyền thống với cách tân hoá thành bảo thủ với cách mạng, chuyển vấn đề văn học ra đấu tranh giữa tiến bộ và phản động. Một khi hệ tư tưởng kết hợp với quyền lực thành thế lực của hiện thực, lúc ấy cả văn học và cá nhân đều gặp tai ương.

Văn học Trung quốc trong thế kỷ 20 gặp kiếp nạn một lần rồi hai, hai lần rồi ba, đến nỗi có hồi chỉ còn thoi thóp, chính vì do chính trị làm chủ tể văn học: cả cách mạng trong văn học và văn học cách mạng đều cùng đưa văn học với cá nhân vào chỗ chết. Lấy danh nghĩa cách mạng để thảo phạt văn hóa truyền thống của Trung quốc dẫn tới ngang nhiên cấm sách, đốt sách. Nhà văn bị bách hại, cầm tù, lưu đầy, khổ sai trong một trăm năm qua không thể kể hết số nạn nhân, trong lịch sử của Trung quốc bất cứ triều đại vua chúa nào cũng không thể sánh bằng, tạo ra những gian nan vô cùng cho văn học viết bằng Trung văn, còn việc tự do sáng tác cũng không thể bàn.

Nhà văn ví bằng muốn có được tự do tư tưởng, trừ ra câm lặng chỉ còn có cách đào thoát. Những người sáng tác dựa vào chữ nghĩa mà vô ngôn một thời gian quá lâu thì chẳng khác tự sát. Nhà văn muốn tránh tự sát và lặng câm, lại muốn nói lên tiếng nói cá nhân của mình thì không có cách nào khác hơn là đào thoát. Nhìn lại văn học sử, từ phương Đông tới phương Tây đâu chẳng như thế, từ Khuất Nguyên tới Dante, James Joyce, Thomas Mann, Alekxandr Solzhenitsyn, đến số đông những trí thức Trung quốc lánh nạn sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn năm 1989. Đó là vận mệnh không thể tránh được của nhà thơ và nhà văn muốn dùng tới tiếng nói của mình.

Trong những năm Mao Trạch Đông thực thi chế độ chuyên chính toàn diện, ngay cả việc đào thoát cũng không xong. Những chùa miếu trong rừng núi thời phong kiến từng là nơi nương náu cho sĩ phu cũng bị quét sạch, và ngay việc viết lén cũng là liều mạng. Để duy trì độc lập tư tưởng chỉ còn tự nói mình nghe, mà cũng phải mười phần kín cẩn. Tôi muốn nói, chính vào cái thời làm văn học không được đó tôi mới trọn vẹn nhận thức được điều cốt yếu, ấy là văn học giúp con người bảo trì ý thức làm người.

Có thể nói rằng tự nói với bản thân là khởi nguồn của văn học và dùng ngôn ngữ để truyền thông là thứ yếu. Một người tuôn cảm xúc và tư tưởng thành ngôn ngữ, và viết ra lời là thành văn học. Ngay lúc chưa có ý tưởng sử dụng hoặc một ngày nào đó có thể xuất bản cũng đã có thôi thúc muốn viết ra, bởi lạc thú viết đã là một tưởng thưởng và an ủi rồi. Tôi viết cuốn Linh Sơn để xua đi sự cô đơn nội tâm ngay cái thời mà những tác phẩm tôi viết ra với sự tự kiểm duyệt nghiêm ngặt, cũng đã bị cấm đoán. Linh Sơn viết ra cho chính bản thân tôi và không hề có hy vọng được xuất bản. Từ kinh nghiệm viết của mình, tôi có thể nói, rằng văn học tự thân là sự khẳng định của con người về giá trị của bản thân, và điều này được xác lập ngay trong tiến trình viết, văn học chủ yếu nảy sinh do nhu cầu tự hoàn thiện của nhà văn. Tác phẩm có ảnh hưởng tới xã hội hay không, là việc tới sau khi nó đã hoàn tất và ảnh hưởng đó chắc chắn không do ý nguyện của nhà văn định đoạt.

Trong lịch sử văn học có nhiều tác phẩm bất hủ trường cửu không được công bố khi sinh thời của tác giả. Nếu các tác giả không đạt được sự tự khẳng định khi viết, làm sao họ có thể tiếp tục viết được" Cũng như trường hợp Shakespeare, ngay bây giờ cũng khó xác nhận những tình tiết trong đời sống của bốn vị thiên tài đã viết những pho tiểu thuyết vĩ đại nhất của Trung quốc, đó là Tây du ký, Thủy hử, Kim bình mai, và Hồng lâu mộng. Tất cả còn lại chỉ là một bài văn tự kể hành trạng của Thi Nại Am, và nếu ông không được tự an ủi khi viết như ông nói, thì làm sao ông có thể dành hết đời mình cho tác phẩm vĩ đại mà ông không hề được tưởng thưởng gì lúc sinh thời" Và đó chẳng phải là trường hợp của Kafka người đã tiên phong cho tiểu thuyết hiện đại, cũng như trường hợp của Fernando Pessoa, nhà thơ sâu thẳm nhất của thế kỷ 20 sao" Họ quay về với ngôn ngữ không phải cố để cải tạo thế giới, và trong khi nhận thức sâu sắc sự vô vọng của cá nhân, họ vẫn cất lên tiếng nói, vì đó là huyền nhiệm của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là kết tinh tót vời của văn minh loài người. Nó tế vi, sắc bén, và khó nắm bắt, tuy thế, nó bàng bạc, thấm sâu vào tri giác con người cũng như kết nối con người, là chủ thể tri giác, với chính nhận biết của con người với thế giới. Chữ viết còn là huyền nhiệm vì nó cho phép những cá nhân riêng rẽ truyền thông với nhau, dù cho khác biệt về dòng giống và thời đại. Cũng bằng cách đó mà thời gian hiện tại san sẻ trong việc viết và đọc văn học, được kết nối với giá trị tâm linh vĩnh cửu của nó.

Theo tôi, quan niệm, một nhà văn thời hiện tại cố tìm cách đề cao một nền văn hóa dân tộc, cũng có điểm đáng ngờ. Bởi cớ nơi tôi sinh ra và ngôn ngữ tôi sử dụng, nên truyền thống văn hóa Trung quốc tự nhiên ở trong tôi. Văn hóa và ngôn ngữ luôn luôn có quan hệ mật thiết, và do đó những phong cách tri giác, suy nghĩ và phát biểu có tính đặc trưng và tương đối ổn cố, được hình thành. Tuy nhiên, tính sáng tạo của một nhà văn khởi đầu chính với những gì đã được phát biểu thích đáng trong ngôn ngữ của mình và tiếp cận với những gì chưa được phát biểu thích đáng trong ngôn ngữ ấy. Là người sáng tạo nghệ thuật ngôn ngư , không cần phải gắn mình vào một khuôn sáo dân tộc dễ nhận biết. Văn học vượt biên giới quốc gia - qua những bản dịch vượt thoát các ngôn ngữ và luôn các tập tục xã hội đặc thù cũng như các tương quan giữa người và người gây nên do vị trí địa lý và lịch sử - để tạo ra những phơi mở sâu xa về nhân tính đại đồng. Hơn nữa, ngày nay nhà văn tiếp nhận những ảnh hưởng đa văn hóa, ngoài văn hoá của riêng dòng giống mình, cho nên trừ phi để cổ động cho kỹ nghệ du lịch, việc cường điệu những đặc trưng văn hóa của một dân tộc không sao tránh được người ta sinh hoài nghi.

Văn học vượt thoát hệ tư tưởng, biên giới quốc gia, và ý thức chủng tộc, cũng như đời sống của cá nhân căn bản vượt thoát chủ nghĩa này hay chủ nghĩa khác. Đó là bởi điều kiện sinh tồn của con người vượt trên những lý thuyết hoặc biện luận về đời sống. Văn học là sự quan sát đại đồng trên những vấn nạn của nhân sinh và chẳng có điều gì là cấm kỵ. Hạn chế cho văn học luôn luôn là áp đặt từ bên ngoài: chính trị, xã hội, luân lý, và phong tục dựng nên để cắt xén văn học thành những món đồ trang sức cho các khuôn khổ.

Tuy nhiên, văn học không phải để làm đẹp cho quyền thế hay một món hàng thời thượng của xã hội. Văn học có tiêu chuẩn giá trị riêng của nó: tính chất mỹ học. Một nền mỹ học tương quan mật thiết với cảm xúc con người là tiêu chuẩn duy nhất không thể bỏ, đối với tác phẩm văn học. Thực thế, những phán đoán dị biệt giữa người này với người khác là bởi cảm xúc hẳn là của những cá nhân khác nhau. Tuy nhiên những phán đoán mỹ học chủ quan ấy cũng phải có những tiêu chuẩn được thừa nhận một cách phổ quát. Khả năng thưởng thức có phê phán được văn học nuôi dưỡng, cho phép người đọc cũng trải qua kinh nghiệm cảm thụ thi ca và cái đẹp, tính cao cả và tính dị hợm, đau khổ và phi lý, hài hước và châm biếm mà tác giả đã phả vào tác phẩm.

Cảm thụ thi ca không đơn giản đến từ trữ tình. Tác giả yêu mình mà không tự chế là một chứng bệnh ấu trĩ, khó tránh trong giai đoạn đầu mới viết. Hơn nữa, trữ tình cũng có nhiều tầng lớp, và để đạt cảnh giới cao, cần tĩnh tâm nghe ra và nói lên. Ý thơ càng ẩn tàng trong sự chiêm ngắm có tầm xa. Hơn thế nữa, nếu sự chiêm ngắm này lại quán sát bản thân tác giả và ôm trùm cả nhân vật trong sách và tác giả để trở thành con mắt thứ ba, tức tuệ nhãn, là cái nhìn hết mực vô tư, thì những tai ách và phế liệu của cõi nhân thế toàn bộ đều xứng đáng thấu triệt. Những thống khổ, thù ghét khơi dậy thì đồng thời cũng phát tiết những tình tự xót thương và niềm yêu cuộc sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.