Hôm nay,  

Tình Báo Csvn Tìm Mua Phi Đạn, Phụ Tùng

6/8/200000:00:00(View: 6110)
MOSCOW (VB) - Theo tin của đặc phái viên VB từ Moscow, trong tháng 5 vừa qua, tại thành phố cảng Vladivostok (vùng Viễn đông nước Nga), một vị sỹ quan cao cấp cùng với hai đồng phạm của hạm đi Thái Bình Dương (Nga) đã bị xử 15 năm tù vì tội lấy cắp một bộ phận trong hệ thống dẫn đường rất hiện đại của hỏa tiễn Moskit.

Điều đáng nói ở đây là vị đại tá này đã đem cơ phận này bán cho một công ty thương mại với cái tên DHS với giá 3000 đôla Mỹ, và công ty này lại bán lại cho một công ty ẩn danh của Việt Nam tại thành phố Khabarosk.

Vào năm ngoái hai chính phủ Nga và Việt Nam đã thỏa thuận một hợp đồng theo đó Nga sẽ bán cho Việt Nam hệ thống tên lửa Moskit. Theo các chuyên gia Nga thì hệ thống hỏa tiễn Moskit là chưa từng có trên thế giới, với khả năng bay xa 120 km với vận tốc trên 4 lần vận tốc tiếng động (March 4), có thể bay là là mặt biển, chỉ cách mặt biển có 7 mét, tránh được mọi hệ thống radar hiện có trên thế giới. Trong các cuộc tập trận mới đây, hải quân Nga cho biết trên thế giới chưa có hệ thống nào có thể chống lại loại hỏa tiễn này. Loại hỏa tiễn này có thể đặt trên chiến hạm, trên tàu ngầm hay trên máy bay.

Hợp đồng này đã được phía Việt Nam trả trước một phần tiền. Một hợp đồng cung cấp hệ thống hỏa tiễn Moskit cũng đã được ký kết với hải quân Trung Quốc nhưng chưa được thực hiện dù thời hạn đã qua đi với lý do tài chính. Trước đó, vào đầu năm nay, các nhân viên của cục an ninh Liên Bang Nga FSB (hậu thân của KGB khét tiếng) và viện kiểm sát quân sự quân đội Nga đã bắt giữ Vladimir Storozuk, nguyên là trưởng phòng thiết kế nhà máy sửa chữa máy bay số 121 thuộc quân khu Kuban, vùng có mã số 54846 và Ivan Tolkachev kỹ sư điện tử của nhà máy này. Hai người này bị buộc tội đã đánh cắp hệ thống ăng ten định vị rất hiện đại và siêu bí mật trị giá khoảng 600 ngàn đôla Mỹ của loại máy bay đa tác dụng SU 27 nổi tiếng của Nga.

Sự việc cũng không có gì đáng nói trong tình hình ăn cắp như ranh từ trên xuống dưới ở nước Nga hiện nay nếu nó không liên quan tới một đội ngũ những người Việt Nam lặn lội khắp nơi tìm mua các vật tư kỹ thuật mà người Việt tại Nga quen gọi là các “thợ săn thiết bị”. Theo tài liệu từ viện kiểm sát quân sự ở ngoại ô Moscow, một năm trước đây, kỹ sư Tolcachev, người thường xuyên ra vào các kho chứa phụ tùng máy bay của nhà máy đã thông đồng với trưởng phòng thiết kế Storozuk 45 tuổi. Với chữ ký xuất kho của trưởng phòng Storozuk, bộ ăng ten định vị nặng 150 kg đã được đưa ra ngoài và cất giữ trong nhà để xe ô tô của Tolkachev tại Odinshovo. Và cảnh sát đã bắt gọn những kẻ phạm tội khi chúng đang rao hàng cho một nhân viên của một công ty Trans nào đó, chính là các nhân viên FSB cải trang, với giá 250 ngàn đôla.

Cảnh sát Nga cho rằng những khách hàng quan tâm tới mặt hàng đặc biệt này chỉ có thể là các cơ quan tình báo nước ngoài, hoặc những nước có sử dụng loại máy bay SU 27 của Nga, nay cần tìm mua phụ tùng với giá rẻ. Theo tin báo chí Nga thì Tolcachev trước đây nhận được đơn đặt hàng của một người Việt Nam tên là Tuân với danh nghĩa là đại diện công ty Sovico tại thủ đô Moscow, nhưng khi lấy được hàng xong thì anh chàng Tuân bí ẩn kia không thấy xuất hiện nữa.


Như đã biết, ở Việt Nam hiện nay trong các ngành kinh tế và quốc phòng sử dụng một số lượng rất lớn các thiết bị do Liên Xô cũ sản xuất. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các giao dịch thương mại chính ngạch đã biến mất, trong khi nhu cầu thay thế và sửa chữa các thiết bị, vũ khí của Liên Xô ngày càng lớn đã làm xuất hiện một đi ngũ các thợ săn chuyên đi lùng mua các phụ tùng cho các thiết bị công nghiệp, và vũ khí cho các cơ sở trong nước. Trên lãnh thổ Liên Xô cũ hiện nay, đặc biệt tại Nga và Ucraina có hàng chục công ty Việt Nam ngày đêm sục sạo khắp nước Nga tìm mua các mặt hàng thiết bị kỹ thuật với giá thanh lý, hay đồ ăn cắp từ các công xưởng đem ra. Như tại Murmansk, thành phố gần sát với Bắc cực, căn cứ của hạm đi biển Bắc, các “thợ săn” Việt Nam lùng sục tìm mua các ắc quy tàu ngầm đã quá hạn sử dụng và các trang thiết bị cho hải quân đã thanh lý để chuyển về Việt Nam. Hay vào năm kia, một số ngưòi Việt đã mua được thanh lý cả một dàn máy điện toán Minsk của B quốc phòng Nga (tương tự như mainframe IBM) đặt tại Kaluga, ngoại ô Moscow, sau đó đem rã ra phân kim thu được cả hơn 4 kg vàng. Chỉ có mua theo kiểu này các tay “doanh nghiệp thợ săn” mới thu được lợi nhuận cao, vì đơn giản là ăn theo họ có cả một đường dây làm ăn dài lê thê kéo từ các quan chức lớn nhỏ trong nước sang.
Hàng của Nga mặc dù đã rẻ, nhưng nếu cứ mua theo giá hàng mới thì cũng chẳng còn gì mà chia nhau cả. Buôn các đồ liên quan tới vũ khí luôn đem lại siêu lợi nhuận. Tại Việt Nam công ty Vasuco của quân đi với các con ông cháu cha là đặc quyền buôn bán trong lĩnh vực béo bở này. Để phục vụ cho nhu cầu này, các công ty Việt Nam chân rết hoạt động tại Nga hoạt đng cạnh tranh khốc liệt và xuất hiện các “soái” lớn như Dũng “tăm”, Thanh Sử, Thành “Duẩn”.... Nhiều người Việt tại Nga biết rất rõ xuất xứ 4 chiếc tàu cao tốc Ucraina nổi tiếng trong vụ án xét xử nhà báo Nguyễn Hoàng Linh, mà Tổng cục Hải quan mua chính là thông qua “chân gỗ” Nguyễn Trường Thống Nhất, nguyên là cháu nội nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan, con của Nguyễn Tài, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, từng là chỉ huy biệt động Sài Gòn thời chiến tranh. Giá thành 4 chiếc tàu tuần tra cũ rích sản xuất từ năm 1969 này, tính cả tiền đút lót các loại chỉ có 1,2 triệu đôla, và khi về tới Việt Nam thì Tổng cục Hải quan mua lại với giá là 4 triệu đôla. Quả là siêu lợi nhuận.

Ông Nhất trong quan hệ quen biết cũng thừa nhận rằng những gì ông nhà báo “xấu xố” Hoàng Linh viết hoàn toàn là đúng, và chính vì vụ này mà ông Nhất vỡ nợ do không nhận được thanh toán từ phía Việt Nam trong phi vụ sau đó, khi mà nhà báo Hoàng Linh đã đưa lên mặt báo. Hay như vụ mua 2 chiếc trực thăng Mi 8 cũ gần 5 triệu đôla mà khi đem về thì cả 2 chiếc không bay được do Dũng “tăm” đạo diễn. Năm 1993-1994 Việt Nam đã mua 6 chiếc máy bay chiến đấu nhiều tác dụng rất hiện đại SU 27 của Nga tổng trị giá 195 triệu USD, năm ngoái mua thêm 6 chiếc cũng giá cỡ đó, 4 chiếc đã về VN, hai chiếc bị rơi cùng chiếc máy bay vận tải khổng lồ AN-124 tại Yarkusk ngày 6-12-97 chết toàn bộ phi hành đoàn phá tan ngôi nhà 6 tầng cạnh sân bay với gần 50 người chết nữa (công ty bảo hiểm Ingostrakh sẽ đền cho Việt Nam hai chiếc này). Cần nhớ là 1 tấn lúa chỉ có giá 150 USD thôi, nghĩa là chỉ riêng số tiền mua 6 máy bay đã trị giá 1,3 triệu tấn lúa (nghĩa là đủ ăn cho 6,5 triệu dân theo mức 200 kg/người/năm).

Nhưng có những nguồn tin từ phía Nga nói rằng Việt Nam mua SU 27 chỉ khoảng 22 - 25 triệu đôla/chiếc, trong khi Trung Quốc mua với giá 40 triệu/chiếc, đó là vì Trung Quốc mua đầy đủ toàn bộ thiết bị đi kèm. Nhưng Việt Nam mua là theo kiểu con nhà nghèo, tức là chỉ mua chiếc máy bay không, còn các phần phụ trợ kèm theo thì không mua, hoặc là mua loại “second hand”. Do đó việc có đơn đặt hàng “chợ đen” từ Việt Nam cho hệ thống ăng ten định vị kia là điều dễ hiểu. Nếu mua theo đường chính thức qua công ty “Vũ khí Nga” thì giá là hơn 600 ngàn đôla, nhưng nếu mua theo lối “chợ trời” thì chỉ có 250 ngàn đôla, sau đó giá khai về Việt Nam sẽ là khoảng 450 ngàn đô. Những người trong đường dây buôn sẽ thu được 200 ngàn đôla lãi ròng bỏ túi, và còn được khen là làm lãi cho “tài sản XHCN” nữa.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.