Hôm nay,  

Lựa Chọn Tổng Thống

1/17/200000:00:00(View: 6140)
Các cử tri Hoa Kỳ, và cả những công dân Mỹ gốc Việt chúng ta, đang suy nghĩ về vị Tổng Thống sắp tới của quốc gia mạnh nhất thế giới: nên bầu ai, giữa những ứng viên mà lời hứa hẹn nào cũng đầy mật ngọt" Nhưng bốn ứng viên hàng đầu hiện nay - George Bush, John McCain, Al Gore, Bill Bradley - khác nhau những gì" Đây cũng là điều cực kỳ khó phân giải.
Nhưng có một điều thấy rõ là họ muốn trình bày với cử tri là họ không hề giống chút gì với vị Tổng Thống đương nhiệm, Bill Clinton. Điều này dễ hiểu. Bất kỳ ứng viên nào xuất hiện cũng phải bảo đảm rằng họ phải khá hơn người cũ, cho dù người cũ đó có là ai.

Dĩ nhiên, dễ nhất là nói về cá tính. Bởi vì nói tới chính sách thì thế nào tranh cãi rắc rối. Thí dụ, theo nhà báo Nancy Gibbs của Tạp Chí Time: Sau khi Tổng Thống Richard Nixon bị bắt quả tang nói dối với cả nước, thì người đời sau là Jimmy Carter bèn ra ứng cử với khẩu hiệu là sẽ không bao giờ nói dối với dân; Hay như sau một thời Tổng Thống Reagan phải đẩy mạnh Chiến Tranh Lạnh, vét tiền thuế để chạy đua vũ trang nhằm đánh sập tiệm Liên Xô, thì ông George Bush hứa là sẽ tạo nên một đất nước tử tế hơn, dịu dàng hơn, đến nổi bà Nancy Reagan bực bội phải vặn hỏi, “Tử tế hơn và dịu dàng hơn ai"” Rõ ràng là lời này đụng chạm tới xếp cũ rồi. Nhưng nếu không hứa hẹn làm hay hơn thì làm sao mà kiếm phiếu" Đó là một thực tế.
Còn bây giờ thì dễ hơn: Bởi vì Tổng Thống Clinton hiển nhiên có những điều không biện bạch nổi. Không ai nhắc gì tới các mối tình xì căng đan của Clinton, nhưng ai cũng nói rằng họ không phải là Bill Clinton.

Ứng viên Cộng Hòa George W. Bush đã lớn tiếng tố cáo cái chủ nghĩa khoái lạc của thế hệ baby-boom kiểu như “Thấy khoái thì cứ làm.” Hiển nhiên là ám chỉ tới Clinton, một chàng từng phản chiến thời Cuộc Chiến VN, từng hít cần sa nhưng không hút, và đủ thứ chủ nghĩa khoái lạc khác của chàng. Ứng viên Dân Chủ Bill Bradley thì rao giảng về cái gọi là Politics of Moral Superiority (Chính Trị Ưu Việt Đạo Đức) và kêu gọi những cuộc thánh chiến lớn, nghĩa là hoàn toàn trái ngược với nền chính trị thực dụng của Clinton năm 1996; mà nhắc tới chữ đạo đức thì chỉ làm phiền Clinton thêm. Ứng viên Cộng Hòa John McCain đề cao lòng can đảm và danh dự, “chứ không phải loại người làm đủ mọi thứ để bám ghế”; nghĩa là cũng đụng chạm không nhẹ gì. Tới ngay như ứng viên Al Gore, làm Phó Tổng Thống hai nhiệm kỳ cho Clinton, cũng tách rời ông xếp và khiển trách nhẹ nhàng bạn vàng…

Nhưng hiển nhiên là ai cũng phải thừa hưởng một di sản lớn của Clinton: kinh tế Mỹ tăng vọt liên tục 10 năm, ngoài tất cả mọi dự đoán. Đến nổi dân chúng Mỹ e dè trước các chuyển biến mà họ nghi là quyết liệt. Bản thăm dò dư luận của Time/CNN tuần trước cho thấy là ngay cả các đảng viên Dân Chủ, nghĩa là lập trường cấp tiến, cũng không tìm kiếm các sáng kiến “lớn lao, quyết liệt” từ các ứng cử viên của họ (chỉ có 14% nói là muốn) trong khi tới 81% lại thích “tiến bộ đều đặn” (nghĩa là diễn biến hòa bình). Nếu tính chung cho mọi cử tri, tới 80% nói là mọi chuyện đang đi tốt đẹp, và đây là con số cao nhất trong các cuộc thăm dò 25 năm qua nghĩ như vậy.

Bỏ qua chuyện kinh tế, thì cũng còn một số di sản của Clinton mà các ứng viên khác rụt rè chấp nhận. Thí dụ, chính sách của Clinton về đồng tính luyến ái trong quân đội, “Đừng hỏi, đừng nói.” Ngay cả các ứng cử viên Cộng Hòa, nghĩa là lập trường bảo thủ, mặc dù chống đề nghị của nhiều người Dân Chủ là phải cho dân đồng tính công khai phục vụ trong quân ngũ, cũng phải thuận với chính sách “Đừng hỏi, đừng nói,” mà không dám lớn tiếng đòi cấm tuyệt như nhiều năm trước.

Về giáo dục thì hầu hết cũng gần như đồng thuận với chính sách của Clinton. Duy điều tranh luận tương lai đoán được thì là chính sách về giảm thuế. Nhưng nếu giống ông Clinton nhiều quá thì các ông phải hứa hẹn những gì" Đó là điều mà các ban vận động của bốn ứng viên đang bóp trán suy nghĩ.

May mắn cho dân Mỹ là, mặc dù họ lựa chọn khó hơn, đi tìm dị biệt giữa các ứng viên vất vả hơn, nhưng họ còn được quyền tự do lựa chọn. Đó là điều khác biệt lớn lao giữa xã hội Hoa Kỳ và Việt Nam vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.