Hôm nay,  

Văn Hóa Hà Nội

27/06/200600:00:00(Xem: 1893)

Hà Nội, Hà Nội... Hai chữ đó có những âm vang tuyệt đẹp và cực kỳ thơ mộng đối với hầu hết người dân Miền Nam trứơc năm 1975. Bởi vì hai chữ Hà Nội đã mang theo cả một khung trời thơ mộng.

Nếu bạn trưởng thành ở Sài Gòn trứớc năm 1975, bạn nhiều phần sẽ nhìn về Hà Nội qua ký ức của các nghệ sĩ từng một thời gắn bó với Hà Nội -- nơi của những gì rất là thanh lịch. Hà Nội, một thành phố đã nuôi lớn những nhạc của Cung Tiến, Phạm Đình Chương, những truyện của Nhất Linh, Mai Thảo, những thơ của Nguyễn Sa, Thanh Tâm Tuyền...

Hà Nội ơi... Còn gì là thơ mộng hơn nữa, nếu bạn là một thiếu niên ở Sài Gòn và lớn lên cùng với một nền văn học thơ mộng, hoaì cảm... Thế là bạn hình dung ra một Hà nội trong trí tưởng đầy sương mù qua trí nhớ của người khác.

Bạn không nghĩ rằng Miền Nam mình tuy bộc trực mà thô lỗ, tuy chân tình mà lỗ mãng... làm sao mà có thể thanh lịch như người Hà Nội được.

Trí tưởng của bạn về Hà Nội sẽ còn bồi đậm thêm nếu bạn ngồi học ở Trung Học Chu Văn An (Quận 5, Sài Gòn), nơi hầu hết các thầy và cả bác giữ cửa cũng là dân Hà Nội chính tông. Trời ạ, hỏi về Hà Nội là có thầy rơm rớm nứơc mắt. Và giọng nói của quý thầy, và tuyệt vời là giọng của các cô giáo ngừơi Hà Nội đã gieo vào trí nhớ của bạn một khung trời không quên nổi: giọng nói người Hà Nội tại Sài Gòn trứơc 1975 thực sự là âm nhạc, thực sự là đầy mê hoặc.

Chưa hết. Khi bạn đạp xe đạp về một nơi ở Quận 1 -- thì một cách tự động, bạn sẽ nhớ tới huyền thoại về những mối tình thơ mộng giữa con trai học trò Chu Văn An, và con gái học trò Trưng Vương. Thực sự, không hiểu ai bày ra cái huyền thoại đó. Đó cũng có thể là một huyền thoại đề cân bằng cái huyền thoại về các “tình bạn” hay các “bạn tình” giữa nam sinh Petrus Ký chỉ làm bạn với nữ sinh Gia Long -- hai ngôi trường có phòng ốc bề thế nhất thời đó.

Thế đấy, chỉ cần đạp xe ngang qua Trưng Vương thôi, là quả tim con trai Chu Văn An đã đập thình thịch rồi. Và nếu may mắn bạn có một cô bạn Trưng Vương nói giọng Hà Nội, thì trong các giờ dạy Văn của Thầy Vũ Hoàng Chương ở các lớp đệ Tứ, đệ Tam Chu Văn An là trong tim đầy ắp lá vàng...

Hà Nội đẹp và thơ mộng như thế đấy. Đẹp tuyệt, ngay cả khi bạn bứơc vào đời quân ngũ ở Miền Nam để liều thân ngăn chận làn sóng đỏ cộng sản... bạn cũng thấy Hà Nội đẹp tuyệt. Không phải rằng phở và bún chả là người Hà Nôị đưa vào hay sao" Còn nhạc của Vũ Thành nữa. Tuyệt lắm mà. Bạn chiến đấu, bạn hy sinh để chống lại Cộng Quân, nhưng lòng bạn không thấy người Miền Bắc là quân thù, không thấy Hà Nội là đáng ghét. Bạn chỉ ghét các ông râu xồm...

Thế đấy. Học trò Miền Nam thơ mộng và mang ơn các hình ảnh về Hà Nội thế đấy. Cho tới ngày Bắc Quân tràn vào chiếm trọn Miền Nam. Tất cả những gì thơ mộng đã biến mất. Chỉ còn sự thô lỗ, cứng nhắc, nhám nhúa và gian hiểm của một Hà Nội xã hội chủ nghĩa. Và bạn hoàn toàn không hiểu vì sao Hà Nội bỗng nhiên biến dạng như thế.

Nơi đây, thử xem giải thích từ chính một người Hà Nội, bằng cách trích vài đoạn của nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Hãy tôn trọng cái quyền tiêu dùng của người dân” trong số báo chủ nhật 25-6-2006 của tờ Tuổi Trẻ:

“Năm 1962 tôi xa Hà Nội, tôi nhớ cái văn hóa thanh nhã, nhớ dáng đi, giọng nói của những cô gái Hà thành tuổi mười tám, đôi mươi xinh như mộng. Sau 1975, tôi quay trở lại Hà Nội, một mình đi lang thang khắp các phố phường chỉ để làm mỗi việc ngắm nhìn các thiếu nữ... và phát hiện họ toàn nói tục...

Lúc ấy tôi cảm thấy quá kinh ngạc và... sụp đổ. Tôi đã tự hỏi không lẽ mình mới xa Hà Nội chừng 13 năm... mà văn hóa Hà Nội xuống cấp đến vậy ư"

Vậy nguyên nhân tại sao" Nhiều người cứ bảo rằng nguyên nhân là do chiến tranh, nhưng theo tôi không phải thế, thậm chí chiến tranh còn làm cho con người ta ứng xử tốt đẹp với nhau hơn, sống vì nhau hơn.

Nhưng có một điều đáng lưu tâm là quá trình đô thị hóa đã khiến một luồng dân cư các vùng nông thôn lân cận nhập vào Hà Nội. Trong quá trình di dân, họ đã mang văn hóa nông thôn len lỏi vào từng ngóc ngách của phố phường. Chính lực lượng này đã khiến cho Hà Nội bị "nhà quê hóa".

Hà Nội có một nét đặc biệt là việc đô thị hóa Thăng Long ngày xưa bắt đầu từ các làng nghề xung quanh và len dần vào các kẻ chợ. Điều này lý giải vì sao Hà Nội có 36 phố phường (thật ra trên thực tế con số này nhiều hơn rất nhiều). Và văn hóa Hà Nội chính là văn hóa hội tụ của những làng nghề đó. Mà những làng nghề này bản thân nó lại có nền văn hóa riêng, do vậy văn hóa Hà Nội là văn hóa làng nghề, văn hóa buôn bán, văn hóa thương nhân... hết sức thanh nhã.

Tuy nhiên dân tộc ta lại trải qua một thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải tạo công thương nghiệp mà Hà Nội là tâm điểm. Chính thời kỳ này đã "đánh bật" đi cả một giai tầng trung lưu sống nơi đây. Khổ nỗi văn hóa của Thăng Long lại đọng ở giai tầng này cho nên khi cả Hà Nội tiến hành cải tạo công thương nghiệp xong thì văn hóa của Hà Nội tan nát. Những gia đình Hà Nội chính gốc giờ đây cảm thấy bị "lép vế" nên đã tìm cách rút lui sâu vào bên trong những ngõ hẻm nhỏ... và nhường lại "mặt tiền" cho những đối tượng nhập cư. Mà những người này lại buôn bán, làm ăn theo kiểu kinh tế thị trường... hoang dã. Đây chính là nguyên nhân khiến cái nếp văn hóa của Hà Nội bị mất dần đi. Điều này làm cho những người yêu mến văn hóa Hà Nội, những người Hà Nội chính gốc bị tổn thương. Bên ngoài họ im lặng nhưng bên trong họ buồn lòng lắm. Điều đáng nói nữa là thời bao cấp Nhà nước giữ quyền tiêu dùng của người dân, mà nhân viên nhà nước là thay mặt Nhà nước giữ quyền tiêu dùng cho nên họ xem thường người tiêu dùng trong quá trình mua bán là điều tất yếu.

Văn hóa ứng xử của thời bao cấp đã được nảy sinh từ đây ra và rồi thẩm thấu dần vào trong phá nát đi cả nền văn hóa Kinh bắc... Chính vì thế tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe những cô gái Hà thành chửi thề ngoài phố một cách vô tư. Nhiều khi tôi tự hỏi vì sao ở Sài Gòn người ta giữ được nét văn hóa trong buôn bán. Đơn giản, bởi một lẽ họ không nắm cái quyền tiêu dùng của người dân, họ tôn trọng cái quyền đó của người dân. Người bán phải chiều theo người mua và điều này tồn tại đến ngày nay ở Sài Gòn...”

À ha, bây giờ mới nghe một nhà văn Hà Nội giải thích điều bí ẩn này: văn hóa thanh nhã của Hà Nội bị xóa sổ bởi “văn hóa bao cấp”... khi uy quyền cán bộ tăng, thì lòng tương kính không còn nữa... vì bao tử đã bị nắm rồi, muôn cho đói là đói, muốn cho no là no...

Đó là một cách giaỉ thích. Tôi người Sài Gòn thiệt sự không biết tận tường để lý giaỉ. Chỉ xin đứng dưạ cột mà nghe. Nhân đây, xin cảm ơn nhà văn đã nói về một thắc mắc trong lòng nhiều người có từ 30 năm nay, rằng vì sao lá vàng vẫn còn rơi giữa Hà Nội mà tâm hồn thơ mộng đã dọn vào Sài Gòn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.