Hôm nay,  

Suy Trầm Toàn Cầu 2007?

21/06/200600:00:00(Xem: 1768)

Đáng lẽ nhân khi các lân bang bị khủng hoảng thì cải cách mạnh hơn và tạo điều kiện cho thị trường nội địa tăng trưởng để bớt bị ảnh hưởng ngoại nhập. Việt Nam đã để hụt cơ hội ấy.

Tuần qua, các thị trường Đông Á đã chứng kiến hai biến cố trái ngược. Khi các nhà phân tích kinh tế cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu, khởi đầu là Đông Á, có thể bị suy trầm vào năm 2007 tới đây thì hôm Thứ Tư 14, Trung Quốc loan báo là sản lượng công nghiệp vào tháng Năm đã tăng gần 18%, cao nhất kể từ hai năm nay. Những sự kiện ấy phản ảnh thực tế như thế nào và đâu là viễn ảnh kinh tế của năm tới"..

Việt Long đài RFA trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về vấn đề trên qua phần chương trình Diễn đàn Kinh tế sau đây.

- Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, thời sự kinh tế tuần qua đã có những dấu hiệu khiến các thị trường đều phân vân thắc mắc. Đầu tiên là từ đầu tháng Năm, các thị trường cổ phiếu trên thế giới đều đồng loạt sụt giá và ngày càng có nhiều người nói đến một sự điều chỉnh khả dĩ dẫn tới nạn suy trầm kinh tế toàn cầu. Trong lúc ấy, sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc lại gia tăng rất mạnh khiến các ngân hàng Trung Quốc đang áp dụng biện pháp hạ nhiệt kinh tế để hãm đà tăng trưởng. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này, chúng ta sẽ trao đổi về hiện tượng có vẻ nghịch lý ấy, với những ảnh hưởng có thể xảy ra cho Việt Nam. Câu đầu tiên, thưa ông, liệu kinh tế thế giới có gặp nguy cơ suy trầm hay không"

- Bong bóng kinh tế

Trước hết, tôi xin được đề nghị là chúng ta sẽ trao đổi về bối cảnh tình hình chung, sau đó mới đi vào từng khu vực hay ngành nghề và vào chuyện riêng của Trung Quốc. Ngần ấy hiện tượng đều sẽ tác động vào Việt Nam với nguy cơ lớn là nạn lạm phát rồi suy trầm vào năm tới. Nếu không duyệt qua bối cảnh ấy, có khi ta không thấy ra mối liên hệ của các vấn đề.

Kinh tế thế giới nói chung hiện đang có hai trái bóng căng phồng và có thể bị bể, khi bóng bể thì kinh tế có thể bị suy trầm, thậm chí suy thoái. Suy trầm là khi đà gia tăng của sản lượng giảm sút liền trong hai quý liên tục, tức là trong sáu tháng. Suy thoái là trường hợp nặng hơn, khi đà tăng trưởng không những chậm lại mà còn giảm. Suy trầm toàn cầu xảy ra là khi đà tăng trưởng bình quân của thế giới chỉ còn khoảng 2,50%, tức là bằng phân nửa hiện nay.

- Hỏi: Sau khi ông trình bày bối cảnh và định nghĩa, bây giờ, ta nói đến hai trái bóng như theo ẩn dụ của ông. Trước hết, thế nào là hiện tượng bong bóng ấy"

- Ta có hiện tượng bong bóng là khi gia tăng quá cao mà không có sơ sở thực tế nâng đỡ bên dưới. Yếu tố thổi lên trái bóng ấy có thể là tâm lý lạc quan thái quá hay hồ hởi sảng của thị trường. Mà trái bóng căng quá thì sẽ xì. Nếu xì ra chầm chậm thì ta có hiện tượng gọi là "điều chỉnh" hay hạ cánh an toàn. Nếu xì ra thật mạnh trong khoảng thời gian ngắn, ta có nạn bể bóng. Thông thường thì sau khi bóng bể vì hồ hởi sảng, thị trường co cụm lại và gây ra nạn suy trầm, là điều đang có chiều hướng xảy ra và có thể trở thành rõ rệt kể từ đầu năm tới.

- Hỏi: Bây giờ, chúng ta nói đến hai trái bóng.

Trước hết là trái bóng "thương phẩm," thuật ngữ kinh tế tiếng Anh gọi là "commodities." Đây là loại hàng hoá đồng dạng, là các sản phẩm giống nhau, đa số được mua bán dưới dạng gọi là "để xá". Thị trường thương phẩm là nơi mua bán không hẳn giữa nhà sản xuất và tiêu thụ mà giữa các thành phần trung gian mua qua bán lại và ăn lời hoặc chiu lỗ nặng để nhà sản xuất và giới tiêu thụ ở hai đầu tương đối có giá bán và giá mua ổn định. Đấy là nông phẩm, như ngũ cốc, cà phê của Việt Nam, hay kim loại, sắt thép, chì thiếc hay cả vàng, hoặc nguyên vật liệu như xi măng, thậm chí và nhất là năng lượng, như dầu thô, khí đốt và điện năng, v.v…

Nguy cơ suy trầm

- Hỏi: Ông nói đến trái bóng thương phẩm, tức là các mặt hàng ấy lên giá vùn vụt hay sao"

- Thưa đúng vậy, và cách đây mấy tháng khi thấy dân chúng trong nước đổ xô đi mua vàng tôi đã e ngại là sẽ có người bị lỗ chính là vì hiện tượng hồ hởi sảng ấy. Nói chung, các nước đang phát triển, tức là còn nghèo và bắt đầu công nghiệp hoá, thường là nhà sản xuất và xuất khẩu thương phẩm và tin là các nền kinh tế đang lên, như Trung Quốc hay Ấn Độ, sẽ cần nhiều thương phẩm, nguyên nhiên vật liệu, để góp phần gia tăng sản xuất, nhất là sau khi Đông Á đã hồi phục từ năm 2000 sau trận khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998 và ba khối kinh tế đầu máy của thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu Châu cũng lại cùng tăng trưởng sau giai đoạn suy trầm thời 2001-2002. Sau khi bốc lên tới trời xanh, từ hai tháng nay giá thương phẩm bắt đầu sụt. Bị thiệt nhất sẽ là các nền kinh tế đang phát triển và sản xuất ra nguyên nhiên liệu.

- Hỏi: Chuyện ấy lại cùng xảy ra với nạn xì bóng thứ hai, có phải không" Trái bóng ấy là gì"

- Tôi xin tạm gọi là trái bóng hiện kim hay thanh khoản, nôm na là tiền mặt. Khi sợ thế giới bị suy trầm và sản xuất đình đọng vì khủng bố, chiến tranh và cả suy thoái đồng loạt của ba đầu máy Mỹ, Nhật, Âu, các ngân hàng trung ương trên thế giới đều có xu hướng chung là hạ lãi suất khiến cho việc thuê tiền hay vay tiền trở thành rẻ hơn. Người ta có tiền rẻ thì đầu tư nhiều và mua sắm nhiều. Hiện tượng tiền rẻ ấy dẫn tới điều ta gọi là trái bóng hiệm kim, thanh khoản hay tiền mặt, và tới hàng loạt hệ quả là đầu tư hay đầu cơ vào bất động sản, đất đai, nhà máy mà bất kể tới rủi ro hay lời lỗ. Khi thị trường tăng trưởng quá nhanh thì cũng sẽ có lúc tạm ngưng để xả hơi hay điều chỉnh.

- Hỏi: Thưa ông, thế thì vì sao lần này sẽ không có một vụ điều chỉnh mà có thể là bể bóng"

- Khi theo dõi sự biến thiên thăng trầm của các thị trường, chúng ta đều biết là sau chu kỳ lên giá thì sẽ có lúc điều chỉnh, là hết tăng mà còn giảm chút đỉnh trước khi lại tăng trong một chu kỳ mới. Những đợt điều chỉnh như vậy đã có xảy ra vào Quý I năm 2004 hay trong sáu tháng giữa năm của năm ngoái. Lần này, ta sẽ không có nạn điều chỉnh nhẹ, là sụt giá chừng 20% rồi sẽ lại sẽ lên, mà có thể sụt nặng hơn vậy. Lý do là so với hai lần trước, vào năm 2004 và 2005, lần này, các ngân hàng trung ương có ảnh hưởng nhất trên thế giới, là Mỹ, Nhật và Âu, đều lo sợ nạn lạm phát, là chuyện mà Việt Nam chưa thấy nên chưa thấy sợ.

Vì e ngại lạm phát, các ngân hàng trung ương đều có xu hướng chung là đạp thắng để hạ nhiệt, tức là tăng lãi suất, khiến đồng tiền, vốn cũng là một loại hàng hoá, trở thành đắt hơn. Sau khi dư tiền đầu tư bất kể lời lãi, ngay nay, thấy tiền đắt giá, người ta đầu tư thận trọng hơn và rút vốn về thủ thân. Nỗi lo ngại ấy khiến thị trường cổ phiếu tại Mỹ mất giá liên tục từ đầu tháng Năm và các thị trường khác cũng vậy. Một số thị trường cổ phiếu có thể sẽ mất giá từ 50 đến 60% và nạn suy trầm có thể xảy ra sau đó. Đi cùng hiện tượng sụt giá thương phẩm, thì các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng tai hại nhất.

Yếu tố Trung Quốc

- Hỏi: Bây giờ, ta bước qua phần thứ hai là chuyện Trung Quốc. Vì sao những gì xảy ra tại đây sẽ ảnh hưởng mạnh tới các xứ khác, và trước tiên vì sao đà sản xuất công nghiệp của Hoa lục lại tăng mạnh như vậy"

- Trên diễn đàn này, chúng ta từng nói từ đầu năm ngoái là Trung Quốc có nhu cầu hạ nhiệt nền kinh tế và tôi có nêu ra dự đoán bi quan là họ không thể thực hiện được mục tiêu ấy. Ngày nay, thế giới bắt đầu nói đến hiện tượng này. Các trung tâm nghiên cứu có thiện cảm nhất với Trung Quốc đều nói đến nguy cơ suy sụp với xác suất ngày một cao hơn.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đều biết rõ là phải hạ nhiệt nền kinh tế và họ hạn chế dần việc cấp phát tín dụng bằng cách này hay cách khác, qua lãi suất hay luật lệ hành chính về mức dự trữ pháp định hay cả luật cấm cho vay tiền trong ít lâu như ta đã từng thấy. Nhưng, vì một lý do vừa thuộc cơ chế vừa thuộc chiến lược hay chính sách, họ không có một bộ máy quản lý có hiệu năng. Lãnh đạo nói một đằng, cấp dưới làm một nẻo. Cụ thể là khối tiền tệ lưu hành trong kinh tế vẫn quá dư quá nhiều, vẫn tăng đến gần 20% tính theo toàn năm, hơn hẳn chỉ tiêu của trung ương, của ngân hàng trung ương. Còn sáu tháng nữa mới hết năm mà giờ này các ngân hàng đã cho vay ra đến hai phần ba chỉ tiêu. Khi tiền còn rẻ và lại là của chung thì cứ còn xài mà khỏi cần nghĩ đến việc trả nợ…

- Hỏi: Và nợ nần cứ tiếp thục chồng chất phải không"

- Tiền đã rẻ, họ lại tài trợ theo diện chính sách cho các doanh nghiệp hay dự án ít giá trị kinh tế mà nhiều rủi ro, miễn là cứ gia tăng sản xuất là được, dù sản xuất kém năng suất. Hiện tượng gọi là kinh tế xe đạp ấy không thể kéo dài vì xe không lăn bánh là đổ. Hậu quả chìm bên dưới là hệ thống ngân hàng Trung Quốc có một núi nợ mà thuật ngữ kế toán gọi là "không sinh lời". Thực tế là nợ thối, nợ khó đòi và sẽ mất. Thay vì bút ghi là nợ sẽ mất, các ngân hàng lại cho vay thêm để lấy nợ mới bù nợ cũ hầu trình bày sổ sách cho tốt đẹp hơn thực tế. Núi nợ xấu này có thể đã vượt 900 tỷ Mỹ kim và có ngày phải đổ. Vào đầu năm tới thôi, theo quy định của tổ chức Thương mại Thế giới WTO mà Trung Quốc là một thành viên, hệ thống ngân hàng tại Hoa lục phải mở cửa chấp nhận cạnh tranh quốc tế. Lúc ấy, giờ tính sổ sẽ khiến người ta hết lạc quan hồ hởi về Trung Quốc và chuyện tháo chạy sẽ lại xảy ra trong bối cảnh suy trầm toàn cầu vì những vì chúng ta vừa nói ở trên.

Ảnh hưởng đối với Việt Nam

- Hỏi: Chúng ta bước qua phần thứ ba, Việt Nam có thể học gì từ những chuyện ấy để ứng phó tốt đẹp hơn"

- Thói thường, càng đa nghi người ta càng hay hồ hởi sảng vì một lý do căn bản là không nắm vững tình hình. Việt Nam không tin như vậy nên không thấy ra vụ khủng hoảng 1997. Khi khủng hoảng xảy ra lại không tin là mình sẽ bị ảnh hưởng vì lúc đó còn kiểm soát kinh tế rất chặt và đâm ra có phản ứng kiểm soát còn chặt hơn. Đáng lẽ nhân khi các lân bang bị khủng hoảng thì cải cách mạnh hơn và tạo điều kiện cho thị trường nội địa tăng trưởng để bớt bị ảnh hưởng ngoại nhập. Việt Nam đã để hụt cơ hội ấy.

Ngày nay, sau khi gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam có thể được đón chào với nạn suy trầm và đồng thời cạnh tranh khốc liệt hơn. Thành phần nông dân sẽ bị cạnh tranh nặng nhất, khi giá nông phẩm lại có thể sụt nặng mà hệ thống thu mua phân phối còn quá thô sơ. Trong khi ấy, đây lại là nghịch lý khác, Việt Nam vẫn bị lạm phát đe dọa và lạm phát là thứ thuế mù quáng đánh vào mọi thành phần dân chúng và gây thiệt hại nhất cho những người nghèo nhất.

Một bài học khác có thể rút tỉa từ kinh nghiệm Trung Quốc mà Việt Nam cứ coi như khuôn vàng thước ngọc, là việc tài trợ những dự án đầu tư ít giá trị kinh tế mà chỉ cần tăng thị phần của khu vực gọi là xương sống của chiến lược kinh tế hiện nay, tức là khu vực quốc doanh. Lãng phí và tham nhũng đã xảy ra và sẽ còn tiếp tục trong khi môi trường mới sẽ là cạnh tranh kịch liệt ở bên trong và suy trầm ở các thị trường bên ngoài. Chúng ta sẽ còn cơ hội trở lại những chuyện này vào cuối năm nay và đầu năm tới.

- Nhưng trong những kỳ tới, hy vọng ông sẽ đề nghị những giải pháp cho Việt Nam trước ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới như ông vừa trình bày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.