Hôm nay,  

Lý Tống Và Dẫn Độ

25/07/200600:00:00(Xem: 2145)

Hôm Thứ Hai là phiên tòa đầu tiên Tòa Án Thái Lan để nghe các bên điều trần về hồ sơ chính phủ Hà Nội xin dẫn độ người tù Lý Tống về Việt Nam. Tất nhiên, ai cũng biết rằng về Việt Nam thì lành sẽ không có, mà dữ thì trùng trùng. Tòa Bangkok có sẽ nộp mạng Lý Tống cho Hà Nội, một bạn đối tác kinh tế chiến lược hay không" Và cuộc chiến của người hải ngoaị tận lực cứu Lý Tống sẽ dẫn tới kết quả nào"

Theo kết quả chính thức của ngaỳ đầu nghe các lý đoán, Tòa án Bangkok cho biết sẽ họp lại vào tháng 8, và có vẻ như phiên tòa sẽ chưa chắc đã ngừng ở tuần lễ đầu tháng 8, bất kể các áp lực từ phía người Việt xin Bộ Ngoại Giao Mỹ và các vị dân cử Hoa Kỳ vận động với chính phủ Thái Lan để xin thả Lý Tống về lại Mỹ. Thêm nữa, Thái Lan là một nước có chủ quyền, không bị áp lực tư pháp từ các nước nào dễ dàng. Sau nữa, Tòa Thái Lan có truyền thống dân chủ pháp trị, cho nên dù Vua Thái Lan có can thiệp cũng không thay đổi được ý định của quan tòa -- nghĩa là, nếu vận động được Vua Thaí Lan thì may ra chỉ xin được Vua ân xá sau khi có án tòa.

Một cách chính thức là thế. Nhưng một cách không chính thức,  đã có vài nguồn tin cho biết anh Lý Tống sẽ được tha về Mỹ.

Chỉ cần suy nghĩ bình thường, ai cũng thấy ngay là giao nộp Lý Tống cho Hà Nội thì cũng y hệt như xử tử Lý Tống một cách dai dẳng -- vì Lý Tống tuổi đã cao niên, khó chịu nổi đời sống tù gian nan như thời thanh niên, và Hà Nội sẽ có một chương trình “đón mừng Lý Tống” tưng bừng nhất trong lịch sử ngành công an CSVN.  Vì những gì Lý Tống làm đối với chế độ CSVN quả nhiên là các kỷ lục chưa từng ai làm được, và nếu có làm thì không không làm nổi vang dội như anh Lý Tống.

Thử xem Hà Nội suy nghĩ gì về Lý Tống, một cách chính thức. Hãy đọc lại bản tin cuối năm 2000 của thông tấn nhà nước TTXVN là đủ biết Hà Nội thù anh tới cỡ nào, trích:

“Quan hệ Việt Mỹ

Hà Nội (Ttxvn 24/11/2000)

Ngày 23/11/2000, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phan Thúy Thanh đã trả lời câu hỏi của một số phóng viên nước ngoài đề nghị khẳng định tên tội phạm hiện đang bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ chính là tên Lý Tống, kẻ đã từng bị tù sáu năm tại Việt Nam vì tội bắt cóc máy bay năm 1992 và đề nghị cho biết quan điểm của Việt nam về việc xử lý hành vi tội phạm của Lý Tống lần này. Nội dung trả lời nhưu sau:

"Lý Tống, công dân Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ, là một tên khủng bố quốc tế nguy hiểm. Năm 1992, y đã bị Việt Nam bắt và kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay. Nhờ có chính sách khoan hồng của Nhà nước Việt Nam, y đã được ân xá tháng 9/1998. Tháng 1/2000, y đã có hành vi xâm phạm không phận Cu Ba và lần này hành vi của Lý Tống là đặc biệt nghiêm trọng: vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam, vi phạm quy định an toàn hàng không, vi phạm luật pháp và điều ước quốc tế.

Việt Nam cho rằng hành vi nguy hiểm của Lý Tống phải bị xử lý nghiêm minh theo luật pháp Việt Nam và các nước liên quan cần có thái độ xử lý phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế."

Có nghĩa rất đơn giản: Lý Tống nằm đầu danh sách “khủng bố quốc tế” mà Hà Nội trình cho Cảnh Sát Quốc Tế Interpol và tòa án Thaí Lan. Nhưng Lý Tống là ai, và đã làm gì" Nơi đây chúng ta sơ lược theo các thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn.

Lý Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh năm 1946 tại Thừa Thiên, Huế. Trước năm 1975, là trung úy phi công quân lực VNCH. Sau 1975 bị giam trong các trại tù "cải tạo". Năm 1982, Lý Tống trốn khỏi trại tù và nhiều lần dự tính đột nhập phi trường Tân Sơn Nhất để cướp phi cơ A37, nhưng không thực hiện được. Năm 1993, ông vượt biên bằng đường bộ, từ biên giới Thái-Miên đến Mã Lai, bơi sang Singapore vào tòa Đại sứ Mỹ xin tỵ nạn và được đưa sang Hoa Kỳ định cư. Chặng đường vượt biên 8000 cây số đầy hiểm nguy để tìm tự do đã từng được nhiều tờ báo lớn tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức,.. ca ngợi. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan khi còn tại chức cũng đã nhân danh chính phủ Hoa Kỳ gởi thư khen ngợi Lý Tống và coi ông như là một biểu tượng của lý tưởng tự do.

Sự kiện cựu trung úy Lý Tống rải truyền đơn trên thành phố Sài Gòn được ghi nhận như sau :

Vào chiều ngày thứ sáu, 04/09/1992, chuyến bay mang số VN850 của hãng Hàng Không Việt Nam, cất cánh từ Bangkok trên đường về Tân Sơn Nhất. Khi gần đến không phận Sài Gòn, đã bị một thanh niên người Việt bất chợt uy hiếp một nữ chiêu đãi viên hàng không để bắt phi hành đoàn tuân theo yêu sách của anh ta.

Một hành khách người Úc và cũng là một nhà doanh thương tên là ông Paul Demsey đã chứng kiến nội vụ từ đầu đến cuối và đã trả lời phỏng vấn hãng AFP qua điện thoại từ khách sạn của ông tại Sài Gòn. Ông kể là chuyến bay rất yên tĩnh cho đến khi vừa ăn xong bữa. Bỗng nhiên có một người thanh niên khoảng 40 tuổi nhảy ra túm lấy cô chiêu đãi đứng gần đó, dùng một sợi giây thép có bọc nylon bên ngoài chòng vào cổ dọa xiết. Trái với tin của hãng tin Hà nội là trung úy Lý Tống dùng súng, ông Dempsey chỉ thấy người thanh niên này đã sử dụng một con dao ăn của hãng máy bay, bằng thép inox.

Trung úy Lý Tống đẩy cô chiêu đãi vào phòng lái và dùng máy phóng thanh tuyên bố chiếc máy bay đã bị cướp và hiện đang nằm dưới quyền kiểm soát của ông. Ông đã bắt máy bay hạ xuống rất thấp và giảm tốc độ đến mức khiến máy bay nhiều lần xém rơi ngay trên vùng trời Sài gòn. Ông yêu cầu phi công lượn quanh trung tâm thành phố. Khi máy bay đến khu Đồng Khởi (Tự Do cũ), trung úy Lý Tống móc trong người ra một tập truyền đơn, rồi yêu cầu phi hành đoàn mở cửa sổ trong phòng lái và tung truyền đơn ra bên ngoài. Những tờ truyền đơn khổ nhỏ như một tờ danh thiếp, đủ màu xanh đỏ vàng rơi trên các đường phố Sài Gòn.

Sau đó Lý Tống ra lệnh cho phi công bay ra vùng ngoại ô. Ông đeo sẵn một cây dù và bắt viên chiêu đãi trưởng mở cửa chính phía trước để ông nhảy ra. Khi cửa vừa mở, áp xuất trong máy bay bị giảm đột ngột, khiến cô chiêu đãi viên suýt bị hút ra ngoài, nếu không nhờ buộc lưng vào một sợi giây an toàn. Trung úy Lý Tống nhìn ra cửa và thấy quá gần động cơ, nên ông sợ nhảy ra sẽ bị máy phản lực này hút vào. Do đó, ông đã trở lại phòng máy và bình tĩnh nhảy ra khỏi cửa sổ, qua đó trước đây ông đã liệng truyền đơn.

Chiếc máy bay sau đó đã trở về đáp an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất. Được biết chiếc máy bay này là một chiếc Airbus A310 do Pháp sản xuất và được Hàng Không Việt Nam thuê của hãng JES Air, Bulgaria. Trên chuyến bay Bangkok-Sàigon này có tất cả 153 hành khách. Ông Paul Dempsey cho biết là phi cơ đã đáp an toàn, không có ai bị thương tích gì tại Tân Sơn Nhất.

Trong tin AFP thì hai giờ sau khi cựu trung úy Lý Tống nhảy dù khỏi máy bay, thì lực lượng công an đã bắt được ông ở một vùng ngoại ô Sài Gòn. Tờ truyền đơn rải xuống thành phố Sài Gòn là một tờ tuyên cáo do chính ông Lý Tống ký tên, gồm năm điểm, nguyên văn như sau :

“Thành trì cộng sản Liên Sô đã sụp đổ. Các chư hầu cộng sản Đông Âu đã cáo chung. Cộng sản Việt Nam đang dẫy chết nhưng vẫn còn ngoan cố với tập đoàn lãnh đạo già nua hủ lậu, đi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại. Thời điểm đã đến. Tổ quốc truyền lệnh chúng tôi trở về để cùng đồng bào khai tử chế độ bạo tàn, bất nhân, đem lại tự do, dân chủ và no ấm cho toàn dân.

Vậy, sau khi đọc Bản Tuyên Cáo, đồng bào hãy:

1. Dùng mọi phương tiện hữu hiệu nhất để truyền bá bản tuyên cáo.

2. Đình công, bãi thị nhất loạt xuống đường đòi lại quyền làm chủ và làm người.

3. Tập trung tại các trọng điểm quân sự và hành chánh, kêu gọi công an và bộ đội trở về với chính nghĩa dân tộc.

4. Chiếm giữ đài truyền thanh, truyền hình, dùng mọi phương tiện truyền thông để kêu gọi toàn dân tổng nổi dậy.

5. Phối hợp lực lượng hải ngoại và quốc nội trong kế hoạch tổng nổi dậy lật đổ bạo quyền cộng sản Hà Nội, để xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do và Phú Cường.”

Sau đó anh Lý Tống ở tù CSVN. Và rồi được trả tự do về lại Mỹ. Đó là lần thả truyền đơn lần thứ nhất. Lần thứ nhì thì anh  ở tù Thái Lan, cho tới bây giờ. Đài RFA tóm lược về trường hợp thứ nhì:

“Sau khi bị kết tội nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp, mượn phi cơ rồi uy hiếp huấn luyện viên để lái máy bay về Việt Nam rải truyền đơn hồi tháng Mưới Một năm 2000, ông Lý Tống, cựu phi công có quốc tịch Hoa Kỳ, bị kêu án 7 năm 6 tháng trong nhà tù bản xứ.

Mãn hạn tù ngày 17 tháng Năm vừa qua, ông Lý Tống bị bắt lại khi vừa ra khỏi cổng.”

 Lý do bắt lại bởi vì Hà Nội xin Thaí Lan cho dẫn độ anh về VN.

Người ta có thể không đồng ý về kiểu anh “một dao vào trận” để đòi hỏi tự do dân chủ trong một thời dễ dàng bị chụp mũ là “khủng bố” như hiện nay, nhưng phải đồng ý rằng đất nứơc Việt Nam từ nhiều ngàn năm đã nương tựa vào những người như anh -- những người tin vào lẽ thật, vào những lý tưởng đem lợi ích cho đồng bào, cho dân tộc, và hết lòng làm việc cho lý tưởng đó, theo cách của mỗi người. Xin chúc lành cho anh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.