Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 15)

5/18/200600:00:00(View: 2046)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

*

 

(Tiếp theo...)

 

Hôm nay, khi viết những dòng chữ này gửi tới các bạn, tôi đã bước vào tuổi 55. Và kể từ khi đứng ở bờ sông Châu của buổi tối hôm đó, muốn cất tiếng gọi hai tiếng "Mẹ ơi!" mà không dám gọi, cho đến nay đã 45 năm trôi qua. Trong suốt 45 năm đó, càng ngày tôi càng nhận thấy rõ ràng một điều, chính cuộc đời đau khổ đầy oan trái của Mẹ, và hoàn cảnh éo le của tôi, đã khiến tấm lòng của tôi luôn luôn nhạy cảm, dễ dàng rung động, xót xa, đau đớn với nỗi đau, nỗi thiếu thốn của tất cả những người chung quanh, cho dù họ là những người dưng nước lã. Tôi thương xót một người đàn bà ở làng tôi, vì chửa hoang nên bị cả làng hắt hủi; tôi khóc thương cho một người mẹ già, lưng còng, bán có mấy cây mía ở chợ, cũng bị cán bộ thuế nông nghiệp tịch thu; tôi nghẹn ngào không nuốt nổi miếng cơm, khi nhìn thấy những trẻ em đói khát đứng chầu trực cơm thừa canh cặn, dọc theo đường tôi hành quân vô Nam... Đất nước tôi tươi đẹp, nhưng sao tôi thấy dân tộc tôi khốn khổ, thiếu thốn trăm vạn điều...

Tối hôm đó, trở về nhà, trong đầu óc tôi đầy ắp hình ảnh Mẹ. Tôi không tâm sự được với ai, nhưng lòng tôi thổn thức vô cùng. Tôi muốn hỏi Thày tôi thật nhiều nhưng không dám. Trong những năm tháng của tuổi ấu thơ, tôi không thể ngờ được, Mẹ của tôi vẫn âm thầm, để ý theo dõi cuộc sống của tôi. Mẹ của tôi hiểu rằng, rồi sẽ đến một ngày, tôi sẽ đủ khôn lớn để hiểu được tình yêu thiêng liêng của Mẹ dành cho tôi lớn lao đến mức nào. Mẹ của tôi biết rằng, với thời gian và sự khôn lớn, tôi sẽ hiểu được những éo le, khổ đau mà mẹ tôi phải gánh chịu. Tôi sẽ yêu thương, tìm đến với Mẹ trong tấm lòng đau đón của một người con...

Quả nhiên, bảy năm sau, khi tôi đi học trọ cách nhà tôi gần chục cây số, Mẹ đã tìm đến tận nơi tôi học, và hai mẹ con chúng tôi đã đoàn tụ. Ngay sau đó, tôi đã theo Mẹ tôi đi Đọi, Đệp là quê của Mẹ, rồi tôi theo Mẹ tôi lên Hà Nội, nơi Mẹ tôi đang ở, để Mẹ tôi dẫn đi nhận họ hàng bên nội, bên ngoại.

Những năm đó, Miền Bắc đang sống trong cảnh thiếu thốn cùng cực, vì tất cả lương thực, thực phẩm đều bị nhà nước thu mua, để đánh đổi vũ khí, đưa vô Miền <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam. Chế độ cộng sản đã rất xảo quyệt, ngụy tạo "hình ảnh người bộ đội hy sinh xương  máu chống Mỹ cứu nước" ở Miền Nam, để bắt người dân ở Miền Bắc phải đổ mồ hôi, nước mắt, phải "thắt lưng buộc bụng" để dành lương thực, thực phẩm cho "Miền Nam thắng Mỹ". Tất cả những cảnh bom đạn của máy bay Mỹ thả xuống các làng mạc, thành phố, đều được nhà nước chụp hình, thổi phồng và tuyên truyền, nhằm khích động lòng căm thù của mọi tầng lớp trong xã hội Miền Bắc.

Nhớ lại những ngày tháng thiếu thốn, đói khát ấy, tôi thấy thật rùng mình kinh hoàng, vì đói khát triền miên cùng với không biết bao nhiêu bi kịch hiện ra ở khắp mọi làng quê, thôn xóm, thành phố, thị trấn của Miền Bắc. Đảng và nhà nước kiểm soát tất cả sự sống của người dân, qua chế độ tem phiếu. Mỗi tháng, mỗi người lớn, được 13 kí lô lương thực, trẻ em được 7, 8 kí. Dù người lớn hay trẻ em, trong tiêu chuẩn lương thực luôn luôn phải có phần ăn độn chiếm tới một nửa là khoai, sắn, hoặc bột mì. Đó là trên lý thuyết. Trên thực tế, tuỳ theo tình hình của cửa hàng lương thực, tỷ lệ độn khoai, sắn, hoặc bột mì sẽ tăng lên. Dù là gạo, khoai, sắn, hay bột mì, tất cả đều chung một điểm là chất lượng rất tồi tệ. Mối mọt, sâu bọ, sỏi đá, hoặc độ ẩm, được trộn lẫn để tăng trọng lượng. Vì vậy, tiêu chuẩn là 13 kí lô một tháng, nhưng thực tế, người dân nhận được ít ỏi hơn thế rất nhiều. Vì có quá nhiều mối mọt, sâu bọ, nên mỗi khi đi mua lương thực về là phải đem phơi nắng, để mối mọt, sâu bọ bò đi. Đó là với những con mối mọt, sâu bọ còn sống. Với những con đã chết, thì khi vo gạo, rửa khoai, rửa sắn, mới có thể vớt chúng ra được. Còn bột mì thì thật khủng khiếp vì quá nhiều sâu bọ. Đem bột mì trộn với nước lạnh, rồi nắm lại thành từng cục, bỏ vào nước đun sôi. Vớt ra từng cục vừa hôi khủng khiếp lại vừa cứng như đá. Vậy mà vẫn phải ăn, phải nuốt. Chính vì phải ăn những miếng bột mì luộc như vậy trong suốt những năm tháng dài, nên sau này, mỗi khi nghĩ tới bột mì là tôi thấy ghê. Sau này, vô đến Miền Nam, và ngay cả khi sang đến Úc, tôi vẫn sợ không dám ăn bánh bao, vì chỉ nghĩ đến nó là thứ bánh làm bằng bột mì là tôi đủ sợ, cho dù đó là thứ bột mì hảo hạng, có bột chua làm cho nó thật xốp, thật mềm và bên trong lại có nhân trứng, thịt, mộc nhĩ, thật ngon lành.

Để có được 13 kí lô lương thực đó trong nhà cũng không phải là chuyện dễ dàng. Tôi nhớ, trong những năm tháng khốn khổ thời đó, mỗi tháng 2 lần, tôi phải dậy từ tinh mơ mờ đất, mang một cái thúng, hay một cái bao bằng vải, đi bộ từ 5 đến 10 cây số để đến cửa hàng lương thực của huyện nhà, hay huyện bên, xếp hàng, chờ mua. Cho đến bây giờ, đã 40 năm có lẻ trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cái sân gồ ghề ở cửa hàng lương thực huyện. Ở đó, vào những buổi sáng sớm, trời còn mờ sương, không khí lạnh buốt, hàng trăm con người xếp hàng rồng rắn, ngủ vạ ngủ vật, chờ đến giờ mở cửa. Hầu hết những người đến đó đều thuộc loại đói kinh niên, và luôn phong phanh trong những manh quần áo vá chằng và đụp. Mua được mấy chục kí lô lương thực bao giờ cũng hết một ngày trời, vừa đi vừa về, vừa chờ đợi. Khốn khổ như vậy, nhưng nếu mua được, dù cho có độn 70%, 80% với khoai lang, khoai mì, hay bột mì, thì vẫn còn là may mắn. Vì nhiều khi, xếp hàng gần đến lượt mình, thì cửa hàng tuyên bố hết lương thực. Khi đó, đành phải tiu nghỉu ôm thúng không, túi không, cùng chiếc bụng lép kẹp, đi bộ về nhà, để rồi một hai ngày sau, bi kịch xếp hàng mua lương thực đó lại tiếp diễn.

Nhưng nếu đó là bi kịch đối với tôi trong những ngày tháng đó, thì tôi cũng mong các bạn hãy hiểu rằng, ở Miền Bắc thời đó, bi kịch ấy vẫn là điều vô cùng may mắn mà hàng triệu thanh thiếu niên Miền Bắc khác mơ ước mà không được. Tôi biết rất rõ, nhiều bạn bè của tôi lúc đó, chỉ biết ăn rau, ăn khoai, trong suốt nhiều tháng, thậm chí cả năm, chỉ trông thấy hạt cơm có một, hai lần, trong dịp tết nhất hay ngày giỗ. Tôi nói là được trông thấy hạt cơm, mà không nói là được ăn cơm, vì quả thực có những người tuy trông thấy hạt cơm, nhưng chẳng bao giờ được ăn cơm.

Sống trong cuộc sống khốn khổ và thiếu thốn, thường những người làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị, bao giờ cũng là những người phải chịu đựng thiếu thốn, đói khát nhiều hơn cả. Và cũng trong cuộc sống thiếu thốn, tình nghĩa yêu thương giữa những người ruột thịt được dịp chứng minh, khiến mọi người biết nhường cơm, xẻ áo cho nhau. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh thiếu thốn đó, chế độ cộng sản đã cố tình nhào nặn một cách tinh vi, khiến bản năng sinh tồn thú vật trong con người bị đánh thức, được dịp tung hoành, nên con người với con người trở nên tàn nhẫn, độc ác, sẵn sàng tranh giành từng miếng cơm, manh áo, rồi lòng ghen ghét, sự đố kỵ, được dịp bùng cháy, thiêu đốt lương tâm con người cả ban ngày lẫn ban đêm.

Trong thời gian hành quân vô Miền Nam, các đơn vị bộ đội đều được cấp phát đầy đủ gạo, đồ hộp của Tàu, của Nga. Tuy không dư giả, nhưng sung túc gấp trăm lần so với đời sống của dân chúng vào lúc đó. Nhất là tại những vùng thôn quê từ Ninh Bình, Thanh Hóa, trở vô đến Quảng Bình, là những nơi thiếu thốn cùng cực, khổ sở gấp bội so với những thiếu thốn cùng cực ở Miền Bắc quê tôi. Tại những tỉnh ở miền Trung Việt Nam, bất cứ nơi đâu, khi dừng quân, nấu nướng, dùng bữa, chúng tôi đều chứng kiến cảnh hàng trăm trẻ em, hầu hết đều trần truồng, đứng chầu trực để xin các đồ ăn thừa của bộ đội. Tôi không biết các đơn vị bộ đội khác đối xử với những trẻ em xin ăn đó như thế nào, nhưng đơn vị của tôi thời đó đã có nghiêm lệnh, đồ ăn thừa phải đem chôn, tuyệt nhiên không được cho bất cứ ai. Trước mệnh lệnh dã man đó, hầu hết chúng tôi đều không tuân hành. Chúng tôi tìm đủ mọi cách, bí mật chia xẻ những đồ ăn chúng tôi có cho cha mẹ của các em.

Cả Miền Bắc lúc đó sống trong đói khát, thiếu thốn. Qua đường lối  tuyên truyền đầy thâm độc của chế độ cộng sản, tất cả mọi người đều đinh ninh nguyên nhân của mọi sự thiếu thốn là do "Mỹ Nguỵ" ở Miền Namgây nên. Tất cả những thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, đều có ảo tưởng, tin một cách thật thà, Mỹ đã xâm lăng Miền Nam, nhân dân Miền Nam đang sống đọa đầy dưới gót sắt của Mỹ, nên đau khổ, thiếu thốn gấp trăm ngàn lần nhân dân Miền Bắc.

Thêm vào đó, những bài thơ của Tố Hữu, Chế Lan viên, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Xuân; những truyện ngắn, tiểu thuyết của Anh Đức, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Quang Sáng; rồi phim ảnh tuyên truyền của cộng sản Việt Nam, cộng sản Nga, cộng sản Tàu... đã nhịp nhàng có trước có sau, theo thời gian đầu độc mọi người dân Miền Bắc, khiến cho tầng lớp thanh niên khi lên đường xâm lăng Miền Nam đều tin tưởng, họ đang thực hiện một lý tưởng, theo đuổi một hoài bão, "giải phóng Miền Nam khỏi sự xâm lăng của đế quốc Mỹ"...

May mắn cho tôi, nhờ được gia đình giáo dục, nhờ những món quà được các anh chị ở Miền Nam gửi cho, qua ngả Pháp, và những tấm ảnh chụp cảnh gia đình từ thời Pháp thuộc, đã giúp tôi sớm hiểu được cái chế độ tôi đang sống ở Miền Bắc là chế độ độc tài; và Miền Nam, nơi tôi đang được lệnh xâm lăng, chính là vùng đất của tự do, vùng đất có thân nhân ruột thịt của tôi đang sống hạnh phúc, trong đó có anh Quảng, một thần tượng của tôi khi còn bé, và là một trong những người đầu tiên vượt tuyến vô Nam...                                        (Còn tiếp...)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.